Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Bánh mềm, thơm, nhân rất vừa, thế là nhà mình có món ăn sáng rất ngon và đảm bảo rồi đấy! Các bạn hãy thử làm xem, rất đơn giản và thú vị!


Các bạn hãy thử sức với bánh bao từ bột bánh bao Vĩnh Thuận xem sao. Rất đơn giản mà ngon không kém nhà hàng.

Nguyên liệu:
  • 1 gói bột bánh bao 400gr (có sẵn men nở)
  • 100g đường, 1 chút muối.
  • 200ml sữa tươi không đường.
  • 200gr thịt nạc vai, nửa củ hành tây, 3 quả trứng gà, 3 cái mộc nhĩ.
Cách làm:
Bước 1: Nhào bột
  • Sữa tươi đun cho ấm lên khoảng 40-500C rồi cho gói men nở vào, khuấy đều, để 10 phút để men nở.
  • Sau đó đổ vào 400gr bột (bớt lại khoảng nửa bát con để làm áo bột), thêm đường, chút muối rồi nhồi đều tay khoảng 10 phút.
  • Thêm 1 thìa dầu ăn rồi nhào thêm 10 phút nữa.
  • Sau đó để bột nghỉ, phủ khăn ẩm lên trên rồi ủ bột trong vòng 1 giờ.
  • Hình ảnh bột trước và sau khi ủ. Bột phải nở ít nhất là gấp đôi.
Trước khi ủ
 Sau khi ủ: bột đã có mùi thơm của bánh bao rất đặc trưng
  • Trong khi chờ bột nở thì chuẩn bị nhân: thịt xay trộn với hành tây, mọc nhĩ băm nhỏ, nêm gia vị: nước tương, chút nước mắm (hoặc hạt nêm), hạt tiêu, chút dầu ăn. Có thể thêm xốt xá xíu cho đúng vị nhưng nhà mình không thích nên bỏ qua. Trứng luộc chín rồi cắt thành miếng cau.
bánh bao
Mẹo nhỏ là cho thêm 1 chút rượu trắng thì nhân rất dậy mùi.
Bước 2: Nặn bánh

  • Bột ủ xong mang ra nhào thêm 1-2 phút nữa, rồi chia thành các phần nhỏ.
  • Lấy từng phần mang ra cán mỏng, xếp nhân vào giữa rồi túm mép lại (theo hình lượn sóng) cho kín miệng bánh. Nhớ bột áo trong từng giai đoạn để không dính tay.
  • Với 1 gói bột, mình làm được 12 cái với 2 cỡ khác nhau. Mình cho thêm chút nước lúc nhào nên bột hơi ướt, vì thế mà vừa nặn xong bánh chúm chím rất đẹp nhưng để 1 lúc thì bị biến dạng.
Bước 3: Hấp bánh

  • Đun nước thật sôi, cho thêm 2 thìa dấm để bánh được trắng hơn, cho bánh vào hấp 20-25 phút là được.
Bánh mới ra lò đây

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Nếu đã ăn thì chắc chắn bạn sẽ ghiền 2 món này đấy!
 
Thịt vịt ram gừng sả

Nguyên liệu:
  • 500 g thịt vịt
  • 50 g gừng cắt sợi
  • 50 g sả bào mỏng
  • 1 muỗng ớt băm
  • Hành tỏi băm
  • Hành lá cắt nhỏ, hành lá tỉa xoăn
  • Đường, nước mắm, tiêu, dầu điều, dầu ăn
  • Bột tẩm khô chiên giòn.
Cách làm:


  • Thịt vịt sơ chế sạch, chặt miếng vuông 4 cm, để ráo. Tẩm đều vịt với 1 gói bột tẩm khô chiên giòn, sau đó đem chiên vàng, vớt ra để ráo dầu
  • Phi thơm ½ lượng gừng, sả, vớt ra để ráo dầu
  • Phi thơm lượng gừng sả còn lại với 2 muỗng hành tỏi băm, cho thịt vịt vào, thêm 1 chén nước, 2 muỗng nước mắm, 1 muỗng dầu điều, đậy nắp nấu khoảng 10 phút, mở nắp thêm 1 muỗng đường rồi đảo nhanh tay, cuối cùng cho hành lá và ớt băm vào đảo đều rồi tắt bếp
  • Múc vịt ra dĩa, rắc gừng và sả phi lên trên, trang trí với hành lá tỉa xoăn
  • Mách nhỏ: Chiên vịt với bột tẩm khô chiên giòn giúp vịt ra bớt mỡ và không bị khô. Phi thơm trước gừng sả giúp sả vàng giòn, thêm vào món ăn sẽ hấp dẫn hơn.
Vịt xào cay

Nguyên liệu:
  • Thịt vịt quay
  • Ớt chuông xanh, đỏ
  • Hành tây
  • Dầu hào
  • Sa tế
  • Tương ớt.
Cách làm:

  • Thịt vịt quay các bạn gỡ bỏ xương, lọc lấy phần thịt lườn nhiều nạc, thái thành những lát mỏng vừa ăn
  • Xắt hành tây, ớt chuông xanh đỏ thành những miếng hình vuông. Băm nhỏ 1 ít hành tây để riêng
  • Tùy vào lượng thịt vịt quay các bạn sử dụng mà pha hỗn hợp sốt theo tỉ lệ 2 dầu hào :1 tương ớt: 1/2 sa tế
  • Làm nóng chảo, rót dầu ăn rồi phi thơm phần hành tây đã băm
  • Trút thịt vịt quay vào xào, dội sốt và đảo đều
  • Khi thịt đã ngấm gia vị, các bạn cho tiếp phần ớt và hành tây xào cho các nguyên liệu vừa đạt độ chín sẽ giúp cho ớt giữ được độ giòn, ngọt và màu sắc đẹp
  • Với cách chế biến này, món vịt quay sẽ ko còn đơn điệu mà trở nên mới lạ, hấp dẫn hơn nhiều!
Chúc bạn thành công và ngon miệng!
Chả chiên đã ngon rồi lại thêm phần đậm đà khi kho với tương đấy bạn!


Nguyên liệu:
  • 300 gr thịt lợn
  • 1 muỗng canh bột ngô
  • 1 thìa cà phê baking powder (bột nở)
  • 1 thìa cà phê nước mắm
  • 1/3 thìa cà phê muối
  • 1 thìa cà phê đường
  • 1/2 muỗng canh hành tây và tỏi thái nhỏ
  • 2 muỗng canh nước lạnh (nước để trong tủ lạnh)
  • 1 muỗng xì dầu (tương)
  • 2 thìa đường
  • 1 quả ớt nhỏ
  • Hạt tiêu.
Cách làm:

  • Xay thịt thật nhuyễn, ướp thịt với nước mắm, muối, đường, hạt tiêu và hành tây, tỏi. Đặt trong tủ lạnh ít nhất 2 tiếng.
  • Cho tất cả vào cối xay thịt và xay mức độ cao trong 5 giây. Sau đó dừng và tiếp tục xay trong vài giây với mức độ trung bình. Dừng lại và cho thêm bột ngô, baking powder và nước lạnh, tiếp tục sử dụng chế độ xay nhỏ nhất cho tới khi hỗn hợp nhuyễn
  • Chuẩn bị một chảo lớn, cho dầu ăn vào, trải hỗn hợp chả vừa xay lên chảo với độ dày khoảng 1,5 - 2cm
  • Chiên chả cho tới khi hai mặt vàng ruộm trên lửa nhỏ
  • Cắt chả thành những miếng nhỏ vừa ăn
  • Cho chả vào chảo, ướp thêm các gia vị đường, xì dầu (tương), hạt tiêu, gia vị và nấu trên lửa nhỏ. Đảo đều và thêm 2, 3 muỗng canh nước để nấu
    Khi nước cạn thì bạn tắt bếp, rắc chút hạt tiêu lên và dùng nóng với cơm.
Chúc bạn thành công và ngon miệng!

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Mỗi vùng đất của Việt Nam, ngoài những điểm chung, lại có lối ẩm thực riêng mang sắc thái và đặc trưng của vùng đất đó, tạo ra một nền văn hóa ẩm thực không lẫn với nơi khác. Hà Nội là một vùng như thế!


Gần nghìn năm tuổi, từng là kinh đô của nhiều triều đại, nếp sống của người Thăng Long - Hà Nội do đó có cốt cách riêng, tầm văn hóa cao hơn, trong đó tập quán, lề thói ăn uống... cũng được nhiều vùng trong cả nước công nhận là đáng làm theo, nếu có thêm điều kiện. Bên cạnh lối ẩm thực cầu kỳ mang tính cung đình, nặng về lễ nghi lại có lối ẩm thực rất bình dân, dung dị, đơn giản. Có “ẩm thực sang trọng” lại có “ẩm thực vỉa hè”; ngoài mấy bữa chính thì Hà Nội là nơi có nhiều món quà ngon ít nơi sánh được

Văn hóa ẩm thực của người Hà Nội trước hết ở chỗ tinh sành, “quý hồ tinh bất quý hồ đa”, thanh cảnh, ngon và lành, sạch sẽ, chế biến tinh vi với nghệ thuật cao, món nào ra món ấy, đầy đủ gia vị để mỗi món mang một đặc trưng riêng biệt.

Không thể kể hết những cách ăn của người Hà Nội đã quen với cách ăn thanh lịch. Mùa nào thức ấy, giờ nào món ấy. Tháng ba ăn bánh trôi bánh chay, tháng tám ăn bánh trung thu, tháng năm làm rượu nếp, mùa thu ăn cốm với hồng hoặc chuối trứng cuốc...

Văn hóa ẩm thực Hà Nội
Buổi sáng là bánh cuốn Thanh Trì, xôi lúa Hoàng Mai, tối mới ăn lục tào xá, đêm ăn lạp xường lồ mái phàn, trưa ăn bún chả... Những món ăn Hà Nội chẳng phải là cao lương mỹ vị gì, chỉ là những món dân dã gợi nhớ hương vị Hà Nội mà những người xa Hà Nội chẳng thể nào quên. Chẳng thế mà nhà văn Vũ Bằng vào Sài Gòn sống hàng chục năm trời, cách xa Hà Nội, ông mang bệnh nhớ nhung, nỗi nhớ cồn cào, se sắt, y như người xưa trong điển cổ Trung Hoa mà Vũ Bằng đã dẫn trong lời nói đầu trong cuốn “Món ngon Hà Nội”: “Tại kinh đô Trương Hàn thấy lá ngô rụng giếng thu thì sực nhớ đến rau thuần, cá lư và muốn treo ấn trở về quê cũ”. Nhà văn Nguyễn Tuân có sở thích ăn phở Hà Nội, đến nỗi trong dịp đi dự Đại hội hòa bình thế giới tại Hensiki (Phần Lan) mới chỉ xa Hà Nội chưa đầy một tuần lễ, cụ Nguyễn đã nhớ đến phở, đó là: “Chúng tôi nhớ heo hắt vì đi xa đất nước, khẩu vị lạc điệu, thấy nhớ nhà, nhớ đất nước, có cả một sự nhớ ăn phở nữa”.

Ẩm thực Hà Nội được nhắc đến nhiều trong thơ ca, các nhà văn, nhà báo như Phạm Đình Hổ, Cao Bá Quát, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Băng Sơn, Mai Khôi... Có thể kể ra đây một loạt các đặc sản ẩm thực Hà Nội qua những câu ca dao, tục ngữ truyền khẩu: bánh trôi làng Gạ, bún làng Sùi và làng Tứ Kỳ, cá rô đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây, cam Canh, bưởi Diễn, chuối Sù, cà Láng, bánh cuốn Thanh Trì, bánh dày làng Kẻ, bánh tẻ làng So, bánh đúc Đơ Bùi, tương làng Sủi, giò Chèm, nem Vẽ...

Riêng các món quà thì Hà Nội đã nâng nghệ thuật ăn uống lên cao nhiều bậc. Nói đến phở, người ta nghĩ ngay đến phở Bắc, mà phở Bắc thì không đâu bằng phở Hà Nội. Vũ Bằng đã từng viết, phở là món ăn điểm tâm của tất cả người Việt. Người Việt có thể không ăn cái này, cái kia, nhưng chắc chắn ai cũng đã từng ăn phở. Mà phở ngon nhất là phở Hà Nội. Hễ cứ trông thấy người Hà Nội ăn phở thì đố ai mà ngưng lại được cái sự phải... ăn theo. Bánh cuốn Thanh Trì làm Thạch Lam phải ví nó như mảng lụa, mát rượi đầu lưỡi. Bún ốc là món kỳ lạ của Hà Nội, có món nóng, món nguội, có món chua hương dấm bỗng, có món mà Thạch Lam thấy mấy cô gái ăn nó, nước mắt ròng ròng vì cay vì chua, ông nhận xét những giọt nước mắt này còn chân thật hơn cả những giọt lệ tình... Rồi nữa, bánh cốm không ai vượt được nhà hàng Nguyễn Ninh, Hàng Than. Ô mai là kỷ niệm “thời áo trắng” nữ sinh thì ở phố Hàng Đường, mứt sen, mứt tết, bánh Trung thu, bột sắn, chè ướp hương sen, ướp hương nhài ngon nhất là trên phố Hàng Điếu.
Ngoài chuyện ăn thì người Hà Nội uống cũng rất cẩn thận, chu đáo. Nhiều gia đình Hà Nội ngày Tết không thể thiếu cái vị thơm dịu, ngọt mát của chén trà sen, đó là thứ trà được ướp hương của hoa sen Hồ Tây rất cầu kỳ. Rượu ngon Hà Nội thì đại thi hào Nguyễn Trãi đã nhắc đến: rượu sen, rượu cúc như một sản vật của đất Thượng Kinh trong tác phẩm dư địa chí. Một số địa danh nổi tiếng rượu ngon như làng Hoàng Mai, làng Thụy, làng Vọng, làng Ngâu, làng Thổ Khối... đều là những nơi nấu rượu nổi tiếng.

Nhà hàng chả cá Lã Vọng đã như một thương hiệu được nhiều người trong và ngoài nước biết đến. Cái món ăn độc đáo này có từ cuối thế kỷ 19, theo truyền lại thì món nổi tiếng này thuộc chi họ Đoàn ở phố Hàng Sơn, Hà Nội, đến khi tiếng tăm vang dội của chả cá Lã Vọng mà đã đổi tên phố Hàng Sơn thành phố Chả Cá

Nem Vẽ xưa nổi tiếng khắp kinh kỳ, được xếp vào hàng cao lương mỹ vị và không bao giờ thiếu trên mâm cỗ vua ban lộc nước cho các trạng nguyên, tiến sĩ đỗ đạt.

“Cỗ sang nem Vẽ, giò Chèm
Anh giã, em gói nên duyên mặn mà
Phố phường kẻ chợ gần, xa
Miếng ngon nức tiếng quê ta khéo làm”
Mứt sen trần đã có người ví nó là quốc hồn, quốc túy, bởi không biết từ bao giờ, mứt sen trần đã trở thành món quà đặc biệt, được người Hà Nội sử dụng vào những dịp đặc biệt như lễ tết, cưới hỏi. Chỉ biết rằng, cho đến nay mứt sen đã trở thành những món hảo hạng mà nổi tiếng nhất vẫn là mứt sen Hà Nội, và thương hiệu nổi tiếng là cửa hàng bánh mứt kẹo dân tộc Ninh Hương ở 22 Hàng Điếu bởi nó được làm bằng phương pháp truyền thống theo những bí quyết riêng để giữ được nguyên màu sắc tự nhiên của hạt sen, độ ngọt bùi vừa phải, hương thơm thanh mát của hoa bưởi, giữ được cái thanh ngọt, mát bùi trong mỗi hạt sen

Mâm cỗ ở Hà Nội các món ăn đều được chế biến một cách rất cầu kỳ, tinh vi mang tính nghệ thuật, có khi phải là các đầu bếp trở thành nghệ nhân ẩm thực như nghệ nhân Đinh Bá Châu, Ánh Tuyết... thực hiện.

Cách ăn của người Hà Nội xưa rất tinh tế, cầu kỳ, một bữa cỗ thường có nhiều món nhưng mỗi món không nhiều. Các cụ quan niệm thưởng thức món ăn chứ không phải ăn để lấy no. Mỗi món ăn được làm tỉ mỉ, cẩn thận vì thế khi thưởng thức cũng là lối nhâm nhi, từ tốn từng miếng nhỏ, cảm nhận từ đầu lưỡi để tận hưởng đến tận cùng những hương vị chứa đựng trong mỗi món ăn.

Những du khách nước ngoài khi được thưởng thức mâm cỗ cổ truyền tại nhà hàng Ánh Tuyết, được tận hưởng những món ăn với hương vị đặc trưng mang đầy đủ nét văn hóa ẩm thực Hà Nội, ẩm thực Việt Nam. Ông Anthony Bourdain - một đầu bếp có tiếng ở Mỹ, đã đi nhiều, ăn nhiều món tại nhiều nước trên thế giới, khi đến thăm và thưởng thức những món ăn theo phong cách truyền thống của đất Hà Thành tại nhà hàng Ánh Tuyết giữa khu phố cổ Mã Mây đã phải thốt lên rằng: Đây là một giá trị văn hóa thực sự của người Việt, hiếm nơi nào sánh được.

Như vậy, chúng ta đã có một Việt Nam “nghìn năm văn hiến”, có một Hà Nội “nghìn năm văn vật” thì tại sao lại không có - và thật ra là bao hàm trong đó - một Di sản văn hóa ẩm thực Việt Nam - ẩm thực Hà Nội.


Mùa này mướp rất nhiều, hãy chế biến món mướp nhồi thịt xốt hải sản nhé. Món này dễ làm, lại rất tốt cho cơ thể nữa.


Nguyên liệu:

Mướp hương: 1 quả
Tôm biển: 7 con
Ớt: 1 thìa nhỏ
Tỏi: 4 nhánh
Sốt hải sản: 1 muỗng cà phê
Đường: 1/2 muỗng cà phê
Dầu ăn: 1 muỗng cà phê

Cách làm:

Mướp nhồi tôm hấp sốt hải sản ngon lạ, Ẩm thực, am thuc, muop nhoi tom, hai san, sot hai san, mon ngon, mon ngon de lam, bao
Mướp nạo vỏ, rửa sạch, cắt thành từng khúc nhỏ khoảng 5cm, dùng dao nhỏ khoét bỏ phần ruột trong của mướp.
Mướp nhồi tôm hấp sốt hải sản ngon lạ, Ẩm thực, am thuc, muop nhoi tom, hai san, sot hai san, mon ngon, mon ngon de lam, bao
Tôm bóc vỏ bỏ đầu, bóc tách đường chỉ cát trên lưng tôm, giữ lại phần đuôi, dùng dao nhỏ xiên một qua lưng tôm để tạo kẽ hở, nhét đuôi tôm qua kẽ hở sao cho lộ phần đuôi tôm qua khe.
Mướp nhồi tôm hấp sốt hải sản ngon lạ, Ẩm thực, am thuc, muop nhoi tom, hai san, sot hai san, mon ngon, mon ngon de lam, bao


Ớt, tỏi băm nhỏ, thêm 1 muỗng cà phê nước sốt hải sản và chút muối (có thể thay bằng nước chấm chinsu), thêm 1/2 thìa cà phê đường, cuối cùng cho 1 thìa cà phê dầu ăn để có hương vị thơm ngậy và trộn đều.

Sau khi nước sốt đã làm xong, bày cùng với tôm nhồi mướp trong vỉ hấp, bắc lên nồi chuẩn bị hấp.
Mướp nhồi tôm hấp sốt hải sản ngon lạ, Ẩm thực, am thuc, muop nhoi tom, hai san, sot hai san, mon ngon, mon ngon de lam, bao
Bắc nồi lên hấp, sau khi nước trong nồi sôi, vặn to lửa hấp trong vòng 3-5 phút rồi tắt bếp, om trong 1 phút rồi bắc nồi ra, cuối cùng tưới nước sốt gia vị lên trên tôm nhồi mướp đã hấp chín, cuối cùng món cốc tôm nhồi mướp hấp sốt tỏi đã hoàn thành.
Mướp nhồi tôm hấp sốt hải sản ngon lạ, Ẩm thực, am thuc, muop nhoi tom, hai san, sot hai san, mon ngon, mon ngon de lam, bao
Mách nhỏ:

-Nước sốt hải sản đã có muối, nên không cần cho nhiều muối.

- Thời gian hấp không nên vượt quá 5 phút, và để om không quá 1 phút, nếu không thịt tôm sẽ bị chín quá, mất đi một số chất dinh dưỡng cần thiết, mướp sẽ bị mềm và không tạo được hình như mong muốn.

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Nấm đùi gà giòn, ngọt kết hợp với mùi thơm của vừng, cực ngon bạn nhé!


Nguyên liệu:
  • 300g nấm đùi gà
  • 2 thìa dầu vừng
  • 2 thìa xì dầu
  • 1 thìa dầu hào
  • 1 thìa tỏi băm
  • 2 thìa dầu ô liu
  • 2 thìa hành lá thái nhỏ
  • 2 thìa vừng rang.
Cách làm:

  • Nấm đùi gà rửa sạch, thái lát dày 3 - 4mm
  • Hòa nước sốt gồm: dầu vừng, xì dầu, dầu hào, tỏi băm. Cho nấm vào nước sốt và trộn đều, ướp 15 phút
  • Cho dầu ô liu vào chảo đun nóng già, cho nấm vào xào 5 phút đến khi nấm chín
  • Cho nấm ra đĩa, rắc hành lá và vừng rang lên trên, ăn nóng.
Chúc bạn thành công và ngon miệng!
Rằm tháng Giêng bạn đã nghĩ ra sẽ làm cho gia đình thưởng thức món chay nào chưa?

Xôi gấc đậu xanh

Nguyên liệu:
  • Nếp cái hoa vàng
  • Đậu xanh
  • Đường
  • Gấc
  • Vừng.
Cách làm:

  • Gạo nếp các bạn ngâm qua đêm cho gạo nở rồi vo sạch, sau đó để gạo thật ráo và xóc gạo với 1 chút muối tinh.
  • Bổ đôi quả gấc, dùng thìa nạo lấy phần ruột đỏ ra bát rồi thêm vào 1 thìa rượu trắng, đeo bao tay nilong và bóp đều để lấy phần thịt gấc.
  • Trộn thật đều gạo nếp với phần thịt gấc để các hạt gạo có màu đỏ đẹp.
  • Đậu xanh ngâm nở, đãi sạch rồi đem hấp hoặc nấu chín, tranh thủ lúc đậu còn nóng các bạn dùng thìa miết cho đậu xanh có độ nhuyễn mịn.
  • Thêm 1 lượng đường vừa với khẩu vị của các bạn rồi bắc nồi đậu lên bếp sên nhỏ lửa đến khi đậu quánh đặc lại, tắt bếp, để đậu nguội.
  • Cho nước vào chõ, đợi nước sôi các bạn mới rải đều gạo vào chõ, dùng đũa tạo vài lỗ tròn nhỏ trên gạo để nước có chỗ thoát hơi, xôi đồ sẽ mau chín hơn.
  • Khi xôi chín, các bạn rắc 1 chút đường vào tạo cho xôi có vị ngọt nhẹ rồi rưới chút dầu ăn, trộn đều để hạt xôi được bóng.
  • Tiến hành đóng xôi vào khuôn cho đẹp, đầu tiên các bạn rải 1 lớp xôi, rồi đến 1 lớp đậu xanh ở giữa, cuối cùng lại rải tiếp 1 lớp xôi, nén chặt lại rồi lấy xôi ra khỏi khuôn, rắc chút vừng rang cho đĩa xôi thêm phần hấp dẫn.
Vịt chay

Nguyên liệu:
  • 3 bì đậu phụ lạng mỏng
  • Nấm tươi, nấm enoki hay nấm kim châm, nấm đông cô
  • Bột nghệ hay nhụy hoa saffron,  nước tương, nước quậy, chao đỏ, tương nhật, nước màu vàng, ngũ vị hương, rượu, đậu hũ ki, bột năng.
Cách làm:
  • Đậu hũ trắng lạng mỏng, chiên vàng một mặt.
  • Nấm lạng mỏng đảo với dầu và tỏi tây, bột nghệ hay nhụy hoa saffron ngâm nước ấm lấy màu.
  • ½ chén nước tương, ½ chén nước quậy, 1 muỗng canh chao đỏ hay tương nhật hòa chung với 1 chén nước màu vàng + ½ muỗng bột nguc vị hương. Thêm 1 muỗng canh rượu nấu ăn. Ngâm tất cả độ 1 giờ
  • Vớt đậu ra để ráo, giữ nước nấu sốt
  • Đậu hũ ki, nhúng nước cho mềm, trải ra cho lớp mỏng bột năng
  • Sắp đậu hũ trước, tiếp theo dải nấm lạng mỏng lên, rồi các loại nấm tiếp đến là viền đậu hũ ki vụn, lại dải một lớp nấm lạng mỏng, cuối cùng là một lớp đậu hũ. Gói lại thành hình tròn ống.
  • Bao ngoài một lớp vải mỏng cho chặt, sau đó hấp 20 phút
  • Lấy ra, thay vải bên ngoài, để nguội trong tủ lạnh 1 đêm
  • Nước ngâm nguyên liệu, cho bột năng vào bắc lên bếp khuấy hơi đặc(muốn chua thì thêm chút muối)
  • Vịt chay lấy ra từ tủ lạnh chiên giòn 2 mặt, để lên giấy hút bớt dầu mỡ cắt khoanh xéo. Bày ra đĩa dùng với sốt.
Giá xào mộc nhĩ

Nguyên liệu:
  • Giá
  • Mộc nhĩ
  • Hành hoaRau mùi
  • Hạt tiêu, hành khô, gia vị, hạt nêm, dầu hào.
Cách làm:
  • Mộc nhĩ ngâm nước ấm cho nở, rửa thạch, thái chỉ. Giá rửa sạch, để ráo nước.
  • Làm nóng dầu ăn trong chảo, cho hành khô băm nhỏ vào phi thơm.
  • Cho mộc nhĩ vào xào qua rồi cho giá vào xào cùng. Thêm một ít dầu hào, gia vị vào, đảo đều liên tục thật nhanh tay.
  • Giá chín tái vẫn còn độ giòn thì cho hành, rau mùi thái khúc vào. Rắc thêm ít hạt tiêu và nêm thêm ít hạt nêm cho vừa miệng.
Canh khoai nấu nấm

Nguyên liệu:
  • 2 củ khoai lang tím; 1 củ khoai tây
  • 1/2 củ cà rốt; 3 tai nấm đông cô
  • 30g nấm rơm; 1/2 bìa đậu phụ non
  • 1 thìa cà phê muối; 1 thìa súp dầu ăn
  • 1 thìa cà phê hạt nêm nấm
  • 1 thìa cà phê đường; 1/4 thìa cà phê tiêu
  • 500ml nước dùng rau củ; ngò rí.
Cách làm:

  • Khoai lang, khoai tây, cà rốt gọt vỏ, xắt quân cờ. Nấm đông cô ngâm nở mềm, cắt bỏ chân, vò rửa sạch, bổ đôi.
  • Nấm rơm gọt chân, ngâm nước muối loãng 10 phút, rửa sạch, bổ đôi. Đậu phụ non xắt quân cờ.
  • Cho nước dùng vào khoai lang, khoai tây, cà rốt, nấm đông cô và dầu ăn vào, nấu sôi. Nêm gia vị, nấu thêm khoảng 20 phút thì cho nấm rơm và đậu phụ non vào.
  • Múc canh ra tô, rắc ít tiêu và ngò rí. Dùng nóng.
Nộm rau

Nguyên liệu:
  • 500g đu đủ xanh
  • 150g đậu quả
  • 100g rau muống
  • 250g cà chua
  • 40g lạc (đậu phộng)
  • Ớt khô, nước chanh, đường hoa mai, nước tương.
Cách làm:
  • Đu đủ xanh, gọt vỏ, nạo sợi nhỏ. Các loại rau, sơ chế, rửa sạch, đậu quả bẻ khúc ngắn 5-6cm.
  • Rau muống bỏ hết lá, chỉ lấy phần cọng, cắt khúc ngắn bằng đậu quả. Cà chua (loại cà chua quả nhỏ, giống nhập ngoại) bổ đôi. Lạc rang chín, sảy sạch vỏ, đập dập.
  • Đun một nồi nước. Khi nước sôi, lần lượt cho đậu quả, rau muống vào chần cho chín tới, vớt ra để ráo nước.
  • Trộn đu đủ với rau muống, đậu quả, cà chua vào một âu lớn. Pha 1,5 muỗng nước tương với chút ớt khô, 2 muỗng nước chanh, 2 muỗng đường hoa mai, 1 ít bột canh khuấy đều để đường tan hết rồi đổ hỗn hợp nước vào âu rau trộn đều. Để khoảng 15 phút cho ngấm, trước khi ăn, rắc lạc lên trên hoặc trộn đều.
Chè trôi nước khoai lang tím

Nguyên liệu:
  • Khoai lang tím: 2 củ
  • Bột nếp: 150 gr
  • Đỗ xanh: 200 gr
  • Đường trắng hoặc đường nâu
  • Gừng: 1 nhánh nhỏ.
Cách làm:

  • Khoai lang tím các bạn rửa sạch cho hết bùn đất bám trên vỏ rồi đem khoai luộc hoặc hấp chín, sau đó dùng thìa tán nhuyễn.
  • Đỗ xanh ngâm nở, đãi sạch, cho đỗ vào hấp đến khi hạt đỗ chín bở. Tranh thủ lúc đỗ còn đang nóng, các bạn dùng thìa hoặc máy xay đánh nhuyễn sẽ dễ dàng hơn.
  • Trộn đỗ với khoảng 80 gr đường rồi đặt lên bếp sên nhỏ lửa đến khi đường tan và đỗ xanh trở nên khô, ráo tay.
  • Trộn khoai lang và bột nếp với nhau, vừa trộn các bạn vừa từ từ chế nước vào, cứ thế nhào trộn thật kĩ đến khi ta thu được hỗn hợp bột mịn, không dính tay là được.
  • Để bột nghỉ 30 phút rồi các bạn chia bột thành những viên nhỏ, phần nhân đậu xanh các bạn cũng làm tương tự.
  • Dùng tay ấn dẹp viên bột ra, cho nhân đỗ xanh vào giữa, gói kín lại, vê tròn.
  • Đun nước thật sôi mới thả từng viên bánh vào luộc, đậy vung lại, khi chín các viên bánh trôi sẽ nổi lên, các bạn vớt ra thả ngay vào một bát nước lạnh cho khỏi dính.
  • Cho đường (liều lượng tùy khẩu vị), nước và vài lát gừng vào nồi, đun sôi.
  • Thả các viên bánh trôi vào nồi, hạ nhỏ lửa đun vài phút cho bánh ngấm đường rồi tắt bếp, múc chè ra bát. Nếu muốn bát chè có vị ngậy hơn, các bạn có thể dùng kèm với nước cốt dừa hoặc rắc 1 chút vừng trắng rang chín để bát chè thêm phần hấp dẫn, tuy nhiên, gia đình mình lại chỉ thích thưởng thức chè theo cách đơn giản, thanh cảnh như thế này.
Chúc bạn thành công và ngon miệng!

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Những món ngon từ canh sẽ đem lại sự hài hòa cho bữa ăn của gia đình bạn.


 1. Canh mít non nấu lá lốt

Hương thơm của lá lốt hòa trong vị ngọt tự nhiên của nước dùng đem lại cho người ăn sự ngon miệng.

Nguyên liệu:
  • Mít non 1/4 trái (khoảng 200 - 300g), một ít lá lốt, hành tím, các loại gia vị
  • 150g tôm tươi (bạn có thể nấu với thịt nạc heo nếu thích).
Cách làm:


  • Mít non gọt sạch vỏ, thái lát mỏng, ngâm trong nước lạnh cho khỏi bị thâm. Lá lốt rửa sạch, thái nhỏ. Tôm tươi lột bỏ vỏ, rửa sạch. Dùng dao đập dập hoặc có thể cho vào cối giã hơi nát.
  • Làm nóng dầu ăn, cho hành tím vào phi thơm. Tiếp đến cho tôm đã giã vào xào sơ qua. Cho nước vào đun sôi, sau đó cho mít vào và tiếp tục đun sôi, nêm lại gia vị vừa ăn, cho lá lốt vào, tắt bếp, múc ra bát và thưởng thức.
2. Canh khổ qua dồn cá thác lác

Món ăn là sự pha trộn giữa hai hương vị, vị đắng đặc trưng của khổ qua lẫn trong cái vị ngọt thanh của cá thác lác rất dễ chịu.

Nguyên liệu:
  • 3 trái khổ qua sống ( khoảng 200g - 250g). 200g chả cá thác lác làm sẵn
  • Hành lá, tiêu, muối, hạt nêm, đường.
Cách làm:

  • Hành lá rửa sạch, thái nhỏ. Trộn chả cá thác lác với một ít tiêu, muối, đường, hạt nêm, hành lá đã thái. Dùng thìa lớn đánh thật nhuyễn
  • Khổ qua cắt làm đôi, bỏ hết ruột. Nhồi chả cá thác lác vào trong từng phần khổ qua là xong
  • Đặt nồi lên bếp, phi thơm dầu ăn với hành tím, cho nước vào đun sôi, sau đó cho tiếp khổ qua vào. Đun tiếp đến khi khổ qua chín, nêm lại gia vị cho nước dùng vừa ăn. Múc khổ qua ra bát, cho vào một ít ngò rí và hành lá để món ăn vừa đẹp mắt vừa thơm.
3. Canh hẹ nấu tàu hủ (đậu phụ) non

Nguyên liệu:
  • 2 miếng đậu phụ non. 1 bó lá hẹ nhỏ
  • Hành tím, các loại gia vị.
Cách làm:
  • Đậu phụ non thái thành từng phần nhỏ vừa ăn. Lá hẹ rửa thật sạch, thái thành từng khúc
  • Đặt nồi lên bếp, phi thơm dầu ăn với hành tím. Cho một lượng nước vừa đủ và đun sôi. Sau đó cho đậu phụ non vào, nêm gia vị vừa ăn, cho tiếp lá hẹ vào và tắt bếp.
4. Canh atiso nấu sườn non

Nguyên liệu:
  • 1 bông atiso tươi. 200g sườn non
  • Hành lá, ngò rí, các loại gia vị.
Cách làm:

  • Hoa atiso bổ làm 4, bỏ phần lông tơ giữa nhụy đi
  • Sườn non thái khúc vừa ăn, rửa qua với nước muối và rửa lại bằng nước sạch. Cho sườn vào nồi và luộc sơ qua, đổ bỏ nước đó đi. Cho hoa atiso vào, đổ nước xâm xấp và đun đến khi chín. Nêm gia vị vừa ăn, tắt bếp, múc ra bát, cho vào ít hành lá và ngò rí.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!
Phở thực sự đại diện cho ẩm thực Việt Nam. Đó là một món ăn đơn giản, nhưng tinh tế. Đây là một món ăn rất thanh lịch, và rất cổ điển.

Trong bài viết mới đây, phóng viên Cat Barton của AFP ngoài việc hết lời khen ngợi sự tinh tế, thanh lịch của phở Hà Nội, cũng đã mô tả “món ăn này được bán ở những cửa hàng không sạch sẽ, với những người bán hàng thô lỗ”…

Món ăn không thể thiếu


Phở đã xuất hiện từ khoảng 100 năm trước tại miền Bắc Việt Nam và kể từ đó đã thu hút được sự chú ý của toàn cầu, được các đầu bếp nổi tiếng người Pháp và những sinh viên người Mỹ không dư dả tiền mặt ưa thích. Tại Việt Nam, ăn phở gần như là một nghi lễ tôn giáo. Những bát phở trông thật bình thường đó, mà ta có thể tìm được ở mọi góc phố tại Hà Nội đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hằng ngày.

Phở là món ăn ngon không thể thiếu của người Việt Nam
Hình ảnh như thế này có thể gặp ở bất kỳ phố phường nào ở Hà Nội.(Ảnh: AFP)

“Tôi đã ăn ở đây trong vòng hơn 20 năm” - Trần Văn Hưng cho AFP biết khi đang ngồi run rẩy trong cái lạnh buốt của mùa đông Hà Nội trong hàng người tại quán phở Thìn. “Những người bán hàng ở đây luôn cục cằn với tôi. Tôi quen rồi. Tôi không quan tâm” - người đàn ông 39 tuổi nói, cho biết thêm anh đã ăn món phở từ khi danh tiếng của quán phở trên phố Lò Đúc này vẫn còn khiêm tốn.

Dù phở là một món ăn sáng truyền thống, thì phở vẫn được phục vụ tất cả mọi thời gian trong ngày và được cả người nghèo lẫn người giàu ưa thích, ăn ở cùng cửa hiệu, với giá khoảng 1 USD một bát. Bánh phở phải được làm bằng tay, sợi được thái đều tăm tắp và không được để lâu quá 4 giờ, gừng phải được nướng, nước xương bò và các loại gia vị phải được ninh sủi bọt từ từ trong vòng ít nhất 8 tiếng trên bếp than. “Không đất nước nào khác có thể làm được những món như phở - một trong những bí mật chính là nước xương phải trong và thơm” - bà Tuyết - người nổi tiếng với nghệ thuật nấu nướng truyền thống - cho AFP biết tại cửa hàng bé nhỏ của mình, nằm ở tầng trên cùng của một ngôi nhà gỗ tại phố cổ Hà Nội.

Nguồn gốc của phở là từ Pháp hay từ Nam Định?

Nguồn gốc chính xác của phở không rõ ràng và vẫn còn đang gây tranh cãi lớn tại Việt Nam. Nó được làm một cách truyền thống với thịt bò, nhưng gà cũng đã được sử dụng kể từ những năm 1940 khi sự đô hộ của phát xít Nhật gây ra tình trạng khan hiếm thịt bò.

Thịt bò không phổ biến tại Việt Nam thời đó - bò thường được sử dụng như công cụ lao động - nhưng dưới ách đô hộ của thực dân Pháp với truyền thống ăn thịt bò, xương và những mẩu bạc nhạc được dùng để nấu xúp. Một vài chuyên gia, như Didier Corlou - cựu bếp trưởng tại khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội, người đã giới thiệu về phở với các thực khách sành ăn quốc tế trong hàng thập kỷ - lý luận rằng phở là “món ăn Việt với ảnh hưởng từ Pháp”.

“Cái tên “phở” có thể bắt nguồn từ pot au feu - một món ăn Pháp” - Corlou cho AFP biết, chỉ vào sự tương đồng giữa các món ăn này, bao gồm hành nướng ở món ăn Pháp và hẹ nướng ở phở. Một lý thuyết khác, Corlou nói, là phở đầu tiên được bán bởi những người hàng rong gánh một cái nồi và một cái bếp lò đất - “coffre-feu” trong tiếng Pháp - cái tên này đến từ cách tiếng kêu “feu”? “Feu” khi món ăn này đã sẵn sàng.

Một số ý kiến khác cho rằng phở có nguồn gốc từ một người nấu ăn lành nghề tại Nam Định - từng là trung tâm dệt may lớn nhất Việt Nam, nơi cả công nhân người Pháp và người Việt làm việc - và đầu bếp này đã nghĩ ra một món ăn có thể làm vừa lòng công nhân của cả hai quốc tịch.

Nhiều người Việt Nam mạnh mẽ phản đối bất cứ ảnh hưởng nào của Pháp trên các món ăn dân tộc của mình, lý luận rằng món ăn này ở thời tiền thực dân và mang vẻ độc đáo của miền Bắc Việt Nam. Nhưng bất kể câu chuyện thực sự là như thế nào, “phở là một trong những món súp ngon nhất. Đối với tôi, ẩm thực Việt Nam là ngon nhất thế giới” - Corlou nói.

Phở cá hồi hay gan ngỗng?

Corlou nói rằng trong khi những nguyên liệu chính của phở vẫn được giữ nguyên, thì món ăn này đã biến đổi. Tại ba nhà hàng của ông ở Hà Nội, lấy ví dụ, ông đưa ra món phở cá hồi hay phở gan ngỗng với giá 10 USD một bát. “Bạn không thể đặt phở vào bảo tàng” - ông nói.

Phở thực sự đại diện cho ẩm thực Việt Nam
Phở thực sự đại diện cho ẩm thực Việt Nam

Trong thập kỷ cuối cùng, nhiều phiên bản của món ăn này - bao gồm phở cuốn được làm từ những bánh phở chưa được cắt - cũng đã xuất hiện. Bởi người Việt Nam đã trở nên giàu hơn, những loại phở đắt tiền hơn - bao gồm phở bò Kobe với giá 40USD - cũng đã xuất hiện.

Nhưng ngoài việc cho thêm nhiều thịt, không có nhiều cách bạn có thể làm để cải tiến món phở - Tracey Lister - một đầu bếp tại Hà Nội và là một chuyên gia ẩm thực, người nghĩ rằng Việt Nam xứng đáng có danh tiếng với món phở nổi tiếng của mình - cho biết.

“Đây là món ăn tuyệt vời, nổi tiếng, và tôi nghĩ rằng đây là món ăn chỉ của Việt Nam” - Lister - giám đốc trung tâm nấu ăn Hà Nội - cho biết. “Phở thực sự đại diện cho ẩm thực Việt Nam. Đó là một món ăn đơn giản, nhưng tinh tế. Đây là một món ăn rất thanh lịch, và rất cổ điển”.

Có một điều buồn về phở Hà Nội qua nhận xét của Cat Barton: “Món ăn này vẫn còn được bán ở những cửa hàng không sạch sẽ, với những người bán hàng thô lỗ”...

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Chán ngấy với những món chiên xào dễ mang đến cho bạn chứng chán ăn, món kho có lẽ là sự lựa chọn phù hợp cho những ngày se lạnh thế này, hãy thử tài nấu nướng của bạn với món hạt dẻ kho thịt này nhé!

Vị thơm bùi của hạt dẻ đem kho với thịt thật lạ và hấp dẫn.


Nguyên liệu:

Thịt mông: 300 gr; Hạt dẻ to: 200 gr; Đường: 1 thìa ăn cơm đầy; Hạt tiêu, hành khô, nước tương, gia vị, hạt nêm, mắm.
Thực hiện:

Bước 1:
Thịt đem rửa sạch, thái thành những miếng dài hơi dầy một chút. Ướp thịt với một ít hành khô băm nhỏ và một ít hạt tiêu, hạt nêm, gia vị, nước tương, mắm. Cho thịt vào ngăn mát tủ lạnh tầm 2-3 tiếng cho thịt thấm gia vị.
Bước 2: Hạt dẻ luộc sơ, dùng dao tách bỏ vỏ hạt, lấy nhân.
Bước 3: Cho đường nào nồi, đun cho đường tan chảy và chuyển màu vàng cánh gián nhạt thì đổ thịt vào. Dùng đũa đảo đều liên tục cho thịt săn lại.
Bước 4: Khi thịt đã săn thì cho nước ngập mặt thịt và cho luôn cả hạt dẻ vào cùng. Đun sôi nước thì hạ lửa. Kho thịt liu riu cho đến khi thịt chín rục thì tắt bếp.Món thịt này ăn vào hôm trời lạnh cùng cơm nóng thì thật là tuyệt bởi vị bùi bùi của hạt dẻ và vị béo ngậy của thịt. 
Đây là là một món mới, lạ cho bữa ăn của gia đình bạn thêm phần phong phú
 
 Nguyên liệu:

Tôm chay: 100 gr, cá chay: 50 gr, cà rốt: 20 gr, ớt Đà Lạt: 20 gr, hành tây: 20 gr, củ dền: 50 gr, boa rô băm nhuyễn: 1 thìa canh, gia vị: muối, đường, tiêu; dầu ăn

Cách làm:


  • Cá thái miếng vừa ăn, ướp cá và tôm với chút muối và tiêu cho thấm
  • Cà rốt, ớt Đà Lạt, hành tây thái hạt lựu. Củ dền ép lấy nước
  • Phi thơm boa rô với dầu ăn, cho ớt, cà rốt, hành tây thái hạt lựu vào xào, nêm một ít muối và tiêu. Chiên áp chảo tôm và cá chay cho chín vàng. Đun sôi nước củ dền trên bếp cho keo, nêm gia vị vừa ăn
  • Xếp tôm, cá trên mặt rau củ, rưới nước xốt lên. Dùng nóng. Có thể thay các loại rau củ bằng nấm để đổi vị.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Trưa nay đảm bảo cả gia đình bạn sẽ tốn rất nhiều cơm đấy nhé, vì món tôm kho dừa vừa dễ làm lại ăn rất ngon. Chúng ta cùng khám phá công thức chế biến món này nhé!


Cùi dừa kho lên với thịt hoặc tôm là món ăn ưa thích của nhà mình. Vị ngọt của thịt, tôm thấm vào từng miếng dừa làm cho dừa đã thơm lại thêm đậm đà. Món tôm kho dừa này cần dùng nước hàng.



Nguyên liệu: (dùng cho 2 người)
- 10 – 12 con tôm to
- 100 – 150g cùi dừa
- 1/2 bát ăn cơm nước dừa
- Đường trắng để làm nước hàng (dùng lọ nước hàng làm sẵn cũng ngon)
- Vài tép tỏi, băm nhỏ
- 1 củ hành tím, băm nhỏ
- Nước mắm, dầu ăn, tiêu đen xay
Cách làm:
- Tôm rửa sạch, cắt bỏ râu.
- Ướp tôm với 1 ít nước mắm, 1 tẹo dầu ăn và hạt tiêu.
- Cùi dừa thái que dài.
- Phi thơm tỏi và hành tím với 1 tí xíu dầu ăn, cho tôm và cùi dừavào đảo nhanh tay. Tôm vừa đỏ hết thì cho nước hàng và nước dừa vào. Đun nhỏ lửa, mở vung, thỉnh thoảng đảo tôm và dừa cho ngấm đều.
- Đến khi tôm cạn nước, sệt lại là được.
Món tôm này mà ăn với cơm, rồi thêm bát canh rau đơn giản nữa thì thôi rồi ^^ bữa cơm ngon phải biết.

Amthuc365.vn




Sự kết hợp hoàn hảo của món ăn kết hợp từ độ dai từ thịt, lựt xựt của nấm sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm thú vị và cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin dồi dào.


Nguyên liệu:
Tai nấm đông cô: 400gr
Thịt nạc xay: 50gr
Giò sống: 50gr
Bông thiên lý: 50gr
½ củ hành tây, dầu hào, 2 tép tỏi băm, dầu ăn, đường, tiêu, muối
Dồi dào vitamin với nấm nhồi thịt hấp, Ẩm thực, nam nhoi thit hap, nam nhoi thit, nam, cai thia xao toi, cai thia, dau hu, goi xoai kho ca loc, am thuc, mon ngon de lam, mon ngon
Cách làm
Nấm đông cô ngâm cho mềm, cắt bỏ phần gốc. Rửa sạch với nước, để ráo. Hành tây lột vỏ, xắt hạt lựu. Rau thiên lý rửa sạch, luộc sơ (để trang trí). Trộn đều thịt nạc xay, giò sống, hành tây xắt hạt lựu. Rau thiên lý rửa sạch, luộc sơ (để trang trí). Trộn đều thịt nạc xay, giò sống, hành tây xắt hạt lựu, tỏi băm nhuyễn với ½ muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê đường, muối, tiêu cho vừa ăn.
Múc thịt nhồi vào tai nấm. Nắn tròn đều. Quét một chút dầu ăn lên mặt. Sắp các tai nấm vừa ngồi vào đĩa, bọc màng bọc thực phẩm, cho vào lò vi sóng quay chín.
Nấm chín lấy ra cho vào đĩa tròn hoặc tô dẹt (có trải 1 lớp thiên lý đã trụng sơ), rưới sốt dầu hào lên nấm, dùng nóng. Sốt dầu hào: Đun sôi 3 muỗng canh dầu hào, 2 muỗng canh nước tương, ½ muỗng cà phê đường, ít nước lọc, khuấy đều.
Chúc bạn thành công và ngon miệng!


Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

Vào dịp nghỉ Tết mọi thói quen ăn uống, sinh hoạt của bạn và gia đình đều bị đảo lộn, trọng lượng của bạn cũng theo đó mà không kiểm soát được khiến bạn dễ dàng bị tăng cân. Sau đây ẩm thực365 tư vấn giảm cân sau Tết khá đơn giản nhé!
 
Những ngày đầu năm mới đã qua đi, cùng với đó là thân hình của mình ngày càng phì nhiêu lên. Bố Bin cũng nhắc khéo mình phải nhanh nhanh lên thực đơn giảm cân thôi…
Mùa tết năm nay ngập tràn hạnh phúc đối với gia đình mình. Mừng nhất là căn nhà nhỏ của vợ chồng đã hoàn thành, cả nhà có một tổ ấm ấm cũng theo đúng nghĩa. Hơn nữa, bé Bin mới vào lớp một nhưng đã làm lớp trưởng, ngoan và thông minh.
Mặc dù các khoản thưởng tết của mình không nhiều, nhưng bố Bin lại trúng quả khi viết phần mềm cho các công ty tư nhân, cho nên gia đình cũng được hưởng một cái tết no đủ.
Vì thế mà với tâm trạng phấn khởi, thoải mái, ăn ngon ngủ kĩ, tính đến thời điểm này mình đã tăng liền 4 kg so với mặt bằng chung của năm trước, sợ với tốc độ tăng cân khủng khiếp của mình.
Ai cũng kêu mình mập. Bộ quần áo mới may trước tết giờ mặc đã thấy chật. Bố Bin đi ra đi vào lại nhắc khéo mình rằng, mẹ Bin nên chuẩn bị thực đơn giảm cân đi! Đến buồn vì cân nặng.
Vậy nên mấy ngày nay mình cất công tìm hiểu. Mình được một chị cùng cơ quan mách nước cách giảm cân nhanh trong vòng một tuần thế này. Đó là giảm cân bằng bắp cải.

ki
Những ngày đầu năm mới đã qua đi, cùng với đó là thân hình của mình ngày càng phì nhiêu lên. Bố Bin cũng nhắc khéo mình phải nhanh nhanh lên thực đơn giảm cân thôi… Ảnh minh họa

Cách làm thì đơn giản lắm nhé! Món ăn chủ đạo trong mỗi ngày là súp bắp cải. Theo đó, nấu súp bắp cải cùng với hành tây, cà chua và nước luộc gà, ngày ăn ba bữa. Có thể ăn cùng với chút thịt lợn băm và thịt bò, nhưng phải hạn chế các chất tinh bột.
Do bắp cải là loại rau chứa nhiều chất xơ và vitamin tốt cho cơ thể, nên chế độ ăn này vừa đảm bảo sức khỏe, lại vừa giảm cân tốt. Nhưng khuyến cáo là chỉ nên áp dụng trong 1 tuần mà thôi.
Cũng vừa đúng còn 1 tuần nữa là phải đi làm, mình nghe chị nói thì phấn khởi lắm. Nhưng chưa biết cách giảm cân này có gây phản ứng phụ nào không? Nên viết ngay bài này để chia sẻ cũng như mong mọi người góp ý cùng mình về cách giảm cân này.
Hay các mẹ có cách nào khác hay hơn thì chia sẻ bí quyết giảm cân cùng mình, cùng lên thực đơn giảm cân sau tết nhé!
Việc ăn đất không phải là một điều gì đó quá xa lạ. Phụ nữ ở một số quốc gia, đặc biệt là những người đang có bầu, thường rất hay thèm ăn đất đá trong thời gian thai nghén.

Các món trong một bữa ăn tại nhà hàng Ne Quittez Pas ở Tokyo(Nhật Bản) đều sử dụng nguyên liệu đặc biệt là đất. Giá của bữa ăn là 110 USD.
Một trong các món ăn của nhà hàng Ne Quittez Pas sử dụng đất làm nguyên liệu chính. Ảnh:Rocketnews24
Theo Rocketnews24, loại đất được sử dụng trong các món ăn tại nhà hàng Ne Quittez Pas rất đặc biệt, lấy từ Kanuma, tỉnh Tochigi, và đã được chứng nhận an toàn, không gây hại cho sức khỏe thực khách.
Người sáng tạo ra bữa ăn này chính là đầu bếp Toshio Tanabe. Ông Tanabe từng giành chiến thắng trong một cuộc thi nấu ăn với món sốt có chứa thành phần loại đất nói trên. Cũng từ đó, ý tưởng đưa món đất đen vào thực đơn nhà hàng đã được áp dụng.
Món đầu tiên trong bữa ăn này là súp làm từ đất và bột khoai tây được phục vụ trong một chiếc cốc thủy tinh. Sau khi thưởng thức món súp lạ này, phóng viên cho biết "không cảm thấy vị đất cát trong đó, thay vào đó, là hương vị của khoai tây".
Món salad được làm từ cà tím, cà chua và củ cải nướng, trong khi món chính là thịt đông nấu trứng. Và tất nhiên đất Kanuma vẫn là nguyên liệu không thể thiếu trong những món ăn này. Kết thúc bữa ăn đặc biệt giá 110 USD (gần 2,3 triệu đồng) là món kem và trà bạc hà.
Việc ăn đất không phải là một điều gì đó quá xa lạ. Phụ nữ ở một số quốc gia, đặc biệt là những người đang có bầu, thường rất hay thèm ăn đất đá trong thời gian thai nghén.

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

Tùy theo hình dáng và nơi mọc mà rau câu có tên gọi khác nhau như rau câu đá, rau câu kỳ lân, rau câu chân vịt... Rau câu vừa là món ăn bổ dưỡng, vừa là loại thuốc chữa táo bón và một số bệnh về đường ruột. Đặc biệt theo đông y, rau câu còn có tác dụng chống béo phì bởi chất nhầy trong rau câu làm giảm cảm giác đói bụng.

Rong biển không chỉ dùng để nấu canh mà còn có thể chế biến thành các món ăn lạ miệng khác. Để thay đổi khẩu vị và làm phong phú hơn thực đơn trong các bữa ăn hằng ngày, ngư dân miền biển thường tìm đến những món ăn từ rong biển, trong đó phổ biến nhất là rau câu có hình chân vịt mà người miền biển gọi là rau câu chân vịt.

Gỏi rau câu chân vịt với tôm là món mà các mẹ, các chị ở miền biển thường hay làm nhất. Rau câu sau khi ngâm qua nước cho mềm, vớt ra ngâm tiếp vào nước đá để được giòn. Băm vài con tôm tươi, rồi ướp với gia vị (hành tím, tiêu, bột ngọt, nước mắm, đường) chừng 10 phút. Bắc chảo dầu lên bếp, phi hành thật thơm, cho tôm đã thấm gia vị vào xào. Khi thịt tôm săn lại và tỏa mùi thơm, tắt bếp. Rau câu chân vịt sắp ra đĩa, trút tôm lên, nêm thêm rau quế, ớt đỏ xắt lát, hành tây, đậu phộng rang, nước mắm chua ngọt vào trộn đều là có ngay món gỏi không chê vào đâu được.   

Một đĩa gỏi rau câu chân vịt, một cái bánh tráng nướng, một chén nước mắm chua ngọt và một ly rượu nhỏ đầu xuân là đủ ấm lòng để hàn huyên tâm sự...

Amthuc365.vn
Ngày Tết, những gia đình miền Bắc đều gói bánh chưng như là một nét văn hóa không thể thiếu, nhưng gói bánh chưng thế nào để bánh không bị lại gạo thì không phải ai cũng biết.
 

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: Để bánh chưng ngon, ít bị lại gạo nên gói bánh vừa tay vì nếu quá chặt bánh dễ bị lại gạo, bánh cứng, ăn không ngon. Còn nếu gói lỏng bánh sẽ mềm và dễ bị mốc. Cần luộc bánh để đảm bảo chín đều và rền.

Sau khi luộc chín, dỡ bánh ra một chậu nước đun sôi để nguội, rửa từng cái bánh cho hết nhờn của nếp trên bề mặt lá bên ngoài. Xếp bánh thành hàng trên một mặt phẳng và dùng tấm gỗ ép cho nước thoát ra ngoài. Nếu trời ấm nên bảo quản bánh trong ngăn mát của tủ lạnh.
Trong quá trình bảo quản, cần thường xuyên kiểm tra bánh. Nếu thấy có hiện tượng bánh bị mốc cần xử lý ngay bằng cách hơ bánh trên lửa của bếp gas hoặc luộc lại.

Amthuc365.vn

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

Tết âm lịch của người Việt Nam bắt đầu từ đêm giao thừa, ba ngày đầu tiên trong năm mới được coi là ba ngày quan trọng nhất với câu thành ngữ quen thuộc: “Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy”.



Tuy vậy, Tết của người Việt Nam thực chất kéo dài tới tận ngày Rằm tháng Giêng với quan niệm “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Tết là dịp lễ quan trọng nhất, dài ngày nhất đối với người Việt, vì vậy, nó có nhiều nét đặc trưng làm nên phong vị riêng cho ngày Tết.
Tết Nguyên Đán chính là dịp tuyệt vời để được nhìn thấy một Việt Nam lung linh màu sắc với những nét văn hóa cổ truyền độc đáo. Thế giới cảm nhận như thế nào về Tết Việt?
Hoa Tết ngày xuân
Vì Tết trùng với mùa xuân nên các loại hoa quả dịp Tết vô cùng phong phú. Tết Việt tùy theo từng vùng miền mà đặc trưng với sắc mai, đào hay quất, hoa cắm bình thì có các loại hồng, hướng dương, cúc…

Trong đêm giao thừa, nếu trong nhà có người xuất hành đi đón giao thừa thì khi về, người đó đều rước về nhà những cành lộc xanh hoặc mua cặp mía còn đủ cành lá về nhà như một cách để mang may mắn theo về.
Tết không thể thiếu mứt quả
Một trong những mặt hàng thực phẩm ấn tượng nhất đối với du khách nước ngoài được bày bán trong dịp Tết đó là những món mứt khô làm từ các loại quả. Mứt quất, mứt khoai lang, mứt bí, me xào, mận xào, mứt dừa, mứt gừng, mứt dâu tây khô, mứt dứa, mứt chuối khô, hạt sen sấy, sen bọc đường, mứt hồng khô… Khi đến Việt Nam vào dịp Tết, du khách thường vô cùng ấn tượng với những sạp hàng Tết bày bán mứt quả và không ai có thể bỏ qua những món ăn tinh túy này.

Lì xì mừng tuổi
Pháo hoa lúc giao thừa đánh dấu thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Kể từ lúc này, Tết chính thức bắt đầu, người ta gặp nhau và “mừng tuổi” nhau. Trẻ em lớn thêm một tuổi, người già sống thọ hơn.
Bánh chưng, bánh tét
Món bánh đặc trưng trong dịp Tết ở miền Bắc là bánh chưng, miền Nam là bánh tét. Bánh chưng hình vuông, bánh tét hình trụ dài, cả hai đều được làm bằng gạo nếp, đậu xanh giã nhuyễn và những xúc thịt lợn được cuốn trong lá rong. Bánh luộc xong dẻo dính, có màu xanh nhạt ở mặt ngoài, món bánh này có thể ăn nguội với củ hành muối hoặc rán lên ăn với xì dầu đều rất thơm ngon.

Tết và ông Táo
Trước khi Tết đến, các gia đình người Việt đều miệt mài đuổi vận đen năm cũ ra khỏi nhà bằng cách lau dọn nhà cửa, trang hoàng, sơn sửa lại, mua thêm quần áo mới, trả hết công nợ, quên đi những chuyện bất hòa, không vui… để tĩnh tâm đón một năm mới sắp sang.
Người Việt Nam có một vị thần rất đặc biệt, được gọi là Táo Quân (vị thần cai quản việc bếp núc, củi lửa trong mỗi gia đình). Mỗi năm, ông Táo lên thiên đình báo cáo tình hình sinh sống của gia đình trong suốt một năm cho Ngọc Hoàng.

Một tuần trước khi Tết đến, vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình người Việt sẽ làm lễ tiễn ông Táo lên chầu Trời. Họ đốt vàng mã, trong đó đặc biệt phải có hình cá chép bằng giấy hoặc cầu kỳ hơn sẽ mua cá chép sống đặt trong thau nước để gần bàn thờ gia tiên mời Táo Quân cưỡi chép lên thiên đình.
Ngày nay, người Việt Nam thường mua đào, quất hay mai để “chơi Tết” nhưng trước đây, trồng cây nêu trước sân nhà mới là “chơi Tết” đúng kiểu. Cây nêu thực chất là một ngọn tre được dựng trước sân, trang trí với cờ đuôi nheo màu đỏ để gọi may mắn tới và ngăn không cho tà khí vào nhà trong suốt một tuần ông Táo “đi vắng”, bận lên chầu Trời báo cáo với Ngọc Hoàng.
Ngày Tết, người Việt Nam luôn hướng tới tổ tiên, không chỉ dâng cơm cúng gia tiên trong ngày đầu năm mà hoa quả cũng được bày biện trên bàn thờ rất đẹp mắt, được giữ nguyên cho tới tận ngày hóa vàng. Trong suốt khoảng một tuần đầu năm mới, nhang và hương trầm được thắp liên tục tạo nên một mùi hương rất đặc trưng cho ngày Tết.

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

Mỗi dân tộc có một truyền thống đón tết riêng, đối với người Việt thì phong tục lỳ xì, chúc tết, du xuân...đã trở thành những nét văn hóa ẩm thực đặc sắc riêng.




1. Tống cựu nghênh tân
Tục lệ này đơn giản và không cần nghi thức gì. Đó chỉ là thời điểm mọi người quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi. Các thành viên trong gia đình sắm sửa quần áo mới, mua đồ trang trí, lễ vật trên bàn thờ… hoặc cùng hàng xóm dọn dẹp đường phố, đình chùa.
2. Lễ rước vong linh ông bà
Chiều 30 tháng Chạp, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị các thức ăn và trái cây được xếp thành mâm cỗ để dâng lên bàn thờ. Đây là dịp cả gia đình quây quần tưởng nhớ đến các vong linh ông, bà, tổ tiên… và cùng nhau kể chuyện năm cũ, ước nguyện năm mới.
3. Xông nhà (hay "xông đất")
Người Việt ta có tục xông nhà rất thú vị. Đầu năm mới mà người đầu tiên bước vào nhà mình sẽ đem đến vận hên, xui cho gia đình suốt cả năm đó. Vì thế, những ai “nặng vía” thì phải chú ý vì nếu lỡ đến nhà ai sớm, mà trong năm đó người ta gặp chuyện gì không may sẽ "đổ" tại mình “vía không tốt”. Và trong những ngày giáp Tết, gia chủ sẽ tìm người nào “nhẹ vía” và hợp tuổi với chủ nhà để nhờ xông đất. Cũng có khi không tìm được ai, chủ nhà sẽ tự mình xông nhà cho chính họ.
4. Hái lộc
Sau những giờ phút đầu tiên của năm mới, mọi người sẽ cùng nhau đi hái lộc. Hái lộc thường diễn ra tại các đình, chùa. Khi đến đây, mỗi người sẽ hái một cành cây non và mang về nhà như một sự “rước lộc”. Bởi ai cũng hy vọng năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, may mắn và hạnh phúc.
5. Chúc thọ, chúc Tết
Sáng sớm mùng Một Tết là lúc con cháu trong nhà tỏ lòng hiếu thảo qua việc chúc thọ ông bà, cha mẹ. Người Việt quan niệm rằng cứ mỗi độ Xuân về là mọi người đều thêm một tuổi, không kể sinh vào ngày nào, tháng nào. Chính vì vậy mà lời chúc luôn được đón nhận nhiều nhất vẫn là “Sống lâu trăm tuổi”, trường thọ.
Chúc thọ của người Việt trong ngày đầu năm mới thể hiện nét đẹp văn hóa ứng xử. Đó là dịp để mỗi người con, người cháu bày tỏ tình cảm, lòng hiếu thảo, kính yêu đến ông bà, cha mẹ và những người xung quanh.
Trong những ngày Tết, làng xóm, bạn bè nô nức đến thăm nhau, chúc nhau sức khỏe, vạn sự như ý, an khang thịnh vượng, phát tài tài phát lộc… Đây cũng là dịp gắn kết mọi người với nhau, những cái bắt tay dường như đã xóa hết sự hiểu lầm, hờn giận của năm cũ và mời nhau ly rượu nồng ấm để hướng đến những điều tốt đẹp trong năm mới.
6. Lì xì
"Lì xì" nguyên là chữ "lợi thị" (tiền bạc, lợi lộc) trong Hán tự. Ông bà cha mẹ sẽ chuẩn bị một ít tiền cho vào phong bao màu đỏ trơn hoặc có hoa văn vàng trông rất bắt mắt để mừng tuổi cho con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích và dành những lời chúc hay nhất đến bọn trẻ như hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang, ngoan ngoãn…
8. Quà Tết, lễ Tết
Đi chúc Tết kèm theo những món quà, giỏ quà là điều vô cùng quý, đặc biệt là những ngày trước Tết. Bởi dù to hay nhỏ món quà ấy đều thể hiện mối ân tình, sự biết ơn và tôn kính.
Các cụ ngày xưa đã có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, vì vậy chúng ta không nên lạm dụng quà Tết, lễ Tết để thể hiện “cho được” tình cảm của mình với người thân, bạn bè, làng xóm… Tình cảm phải thực từ tâm, những lời chúc ý nghĩa, ly rượu thơm nồng chan chứa tình cảm, cái bắt tay hay vòng tay siết chặt… tất cả đều thể hiện nét đẹp văn hóa trong phong tục ngày Tết cổ truyền dân tộc.

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

Chiều tối mưa lạnh tê tái, ghé qua quán cháo sườn sụn quen thuộc mình hay ăn ở Tô Hiến Thành, tình cờ thấy bên cạnh có quán lẩu nướng Hồng Kông với không gian đèn hoa đăng sáng rực rỡ làm mình tò mò. Ngày cuối tuần quyết định rủ đám bạn đàn đúm đến đó ăn thử.
 
Trong một không gian đơn giản, ấm cúng nhưng vô cùng lãng mạn của những chùm đèn hoa đăng, quán Lẩu nướng Hồng Kông quả là điểm đến lý tưởng với những bạn sành ăn muốn khám phá hương vị ẩm thực Hồng Kông trên đất Hà thành.

Lẩu nướng Hồng Kông khiến mỗi thực khách đến và đi đều lưu luyến, với những nồi lẩu nghi ngút khói, với rất nhiều sự lựa chọn phong phú và đặc sắc mang đậm bản sắc ẩm thực phương đông vừa quen lại vừa lạ bởi sự kết hợp tinh túy và hài hòa giữa hai phong cách Việt Nam và Hồng Kông.
Lẩu Hồng Kông có phong vị đặc biệt riêng của nó, nước dùng chua chua ngọt ngọt, thơm dìu dịu với đầy đủ nào bò, cá, tôm, nấm…  đủ cho 3 đến 6 người ăn.

Đồ nướng ở đây được nướng bằng bếp cồn nên không gây khói và ám mùi lên các bộ đồ đông xúng xính của các nàng. Dưới bàn tay chế biến tài hoa và chuyên nghiệp của những đầu bếp tài hoa, các món nướng ở đây đã được cách điệu, tuy mang hương vị đậm chất Hồng Kông nhưng vẫn rất hợp khẩu vị người Việt. Hình thức trình bày bắt mắt, ấn tượng cùng với vị nóng, thơm, ngọt đậm đà đã chinh phục “cái bao tử” của các thực khách Hà thành sành ăn nhất. Những miếng mực thơm lừng được nướng theo cách của người Hồng Kông nhưng vẫn đậm đà, giữ nguyên vị ngọt đặc trưng của hải sản, hấp dẫn vô cùng.

Đặc biệt hơn ở Lẩu nướng Hồng Kông là sự đa dạng và phong phú của thực đơn. Ngoài món ăn đặc trưng là lẩu nướng đã làm nên thương hiệu Lẩu nướng Hồng Kông, thì điểm nhấn trong bức tranh ẩm thực phong phú của quán chính là dimsum Hồng Kông (há cảo) với đầy đủ các loại như dimsum tôm, dimsum sò, dimsum sữa dừa... Dimsum tôm với  lớp vỏ trong trong mờ mờ, lấp ló nhân tôm thịt hồng hồng đẹp mắt với chút xanh của hành lá cùng mùi thơm vô cùng hấp dẫn khiến bất kỳ ai dù kén ăn đến mấy cũng khó có thể chối từ.

Ngoài ra, để đáp ứng khẩu vị của các bạn trẻ sành ăn thì quán còn có nhiều món ăn để tăng thêm sự lựa chọn cho chúng mình khi đến đây như cơm dứa, cơm xá xíu, cơm vịt, dạ dày chao, vịt quay Hồng Kông, xá xíu Hồng Kông… cũng không kém phần thơm ngon và lạ miệng.