Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Làm hoa, hình trái tim, bóng nhiều màu cho món ngon từ trứng đơn giản, thông dụng sẽ khiến cho bữa ăn của bạn thêm hấp dẫn, ngon miệng. Đây cũng có thể là một ngạc nhiên bất ngờ đối với những người thân yêu của bạn.


1. Làm hoa 
hoa1-jpg-1359342048_500x0.jpg
Bạn cần có nguyên liệu là trứng (đã rán thành miếng mỏng) và xúc xích loại nhỏ
hoa2-jpg-1359342049_500x0.jpg
Dùng dao bén khía mặt trên xúc xích thành nhiều cánh, rồi cho vào nồi luộc chín.
hoa3-jpg-1359342050_500x0.jpg
Gấp đôi miếng trứng, cắt thẳng góc hai đầu
hoa4-jpg-1359342051_500x0.jpg
Dùng dao cắt dọc thành dạng tấm sợi
hoa5-jpg-1359342051_500x0.jpg
Miếng trứng sau khi cắt xong
hoa6-jpg-1359342051_500x0.jpg
Đặt xúc xích đã luộc vào đầu miếng trứng, và cuốn để tạo hình hoa.

hoa7-jpg-1359342051_500x0.jpg

hoa8-jpg-1359342051_500x0.jpg
Gắn cố định trứng bằng một đoạn mì sống
hoa9-jpg-1359342051_500x0.jpg
Bạn có thể chọn loại "nhụy" khác cho hoa hướng dương, chẳng hạn ngô hoặc cà rốt... Hoặc bỏ cả nhụy nếu thích, trông như thế này
hoa10-jpg-1359342052_500x0.jpg
Trang trí cho đĩa thêm phần sáng tạo
2- Cách làm trứng trái tim
Nguyên liệu: Trứng - một tấm bìa carton (có thể cắt từ vỏ hộp sữa) - đũa tròn - dây chun

trung2-jpg-1359174711_500x0.jpg
Chuẩn bị nguyên liệu gồm 2 cái dây chun, đũa tròn một đầu, một mảnh bìa carton
trung3-jpg-1359174712_500x0.jpg
Trứng luộc lên, hãy còn ấm, đặt vào bìa carton và ấn đũa vào giữa quả trứng. Buộc dây chun ở hai đầu đũa vào tấm bìa.
trung4-jpg-1359174712_500x0.jpg
Đảm bảo trứng vừa được luộc và còn ấm, nếu không nó sẽ dễ vỡ.

trung5-jpg-1359174712_500x0.jpg
Để nguyên trong 10 phút. Cho vào tủ lạnh nếu là trong mùa hè
trung6-jpg-1359174712_500x0.jpg
Tháo dây chun và cắt quả trứng làm đôi

trung7-jpg-1359174712_500x0.jpg

trung8-jpg-1359174712_500x0.jpg
Và đây là sản phẩm - hai nửa trứng hình trái tim xinh xắn
3- Bóng nhiều màu

luoc2-jpg-1359343251_500x0.jpg
Nguyên liệu: Bột cà ri hoặc bột nghệ, cải bắp tím, giấm; 3 quả trứng luộc

luoc3-jpg-1359343251_500x0.jpg
Hòa bột cà ri hoặc bột nghệ vào cốc nước, khuấy đều
luoc4-jpg-1359343367-1359343371_500x0.jp
Ngâm trứng luộc vào đó sao cho nước ngập trứng. Ngâm từ 20 đến 30 phút, cứ 10 phút lại khuấy. Bạn có được quả trứng màu vàng

luoc5-jpg-1359343251_500x0.jpg
Để làm trứng màu tím, băm lá cải bắp tím, ngâm vào nước ấm trong 10-15 phút. Vớt hết cái. Đổ nước vào cốc và ngâm trứng luộc vào đó

luoc6-jpg-1359343251_500x0.jpg
Để nhuộm trứng màu hồng, bạn cho một thì giấm vào bát nước màu tím, nó sẽ chuyển màu hồng ngay lập tức

luoc7-jpg-1359343252_500x0.jpg
Đặt hai quả trứng luộc vào hai bát này trong 20-30 phút. Khuấy sau mỗi 10 phút

luoc8-jpg-1359343252_500x0.jpg

luoc9-jpg-1359343301-1359343338_500x0.jp
Và đây là sản phẩm. Trông chúng xinh tuyệt, phải không
Sushi nude của Nhật Bản đã không còn mới với thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, đây là hình thức ẩm thực còn khá xa lạ. Mới đây, diễn viên Trương Minh Cường đã để lộ hình ảnh anh đang thưởng thức món ngon trên thân hình người mẫu vô cùng nóng bỏng.


Mới đây, Trương Minh Cường bất ngờ chia sẻ những hình ảnh mình đi ăn sushi được đặt trên cơ thể các người mẫu nude khiến không ít người bất ngờ. Một số người tỏ ra khá ngạc nhiên vì "người đàn ông của gia đình như anh mà cũng tới đây sao"? Tuy nhiên, nam diễn viên điển trai lại có cách nhìn hoàn toàn khác. Anh chia sẻ: "Nơi đây nam nữ có gia đình đều tới đông lắm. Nghệ thuật mà, có gì không tới được?".
Nam diễn viên Lòng dạ đàn bà là người rất chịu khó cập nhật trên mạng xã hội của mình. Anh chủ yếu chia sẻ những hình ảnh hạnh phúc bên vợ con. Bản thânTrương Minh Cường cũng không ít lần chia sẻ, nổi tiếng không phải là mục đích sống lớn nhất của anh. Anh luôn cố gắng để công việc phát triển tốt và gia đình vui vẻ. Bên cạnh đó, trước những ý kiến trái chiều về nhan sắc của bà xã, nam diễn viên thẳng thắn cho biết: "Vợ tôi đẹp theo cách người phụ nữ đảm đang việc nội trợ, gia đình và tôi luôn cần một người như vậy. Quan niệm của tôi từ xưa là không lấy người nổi tiếng làm vợ".

Ngay từ những lần đầu tiên xuất hiện trên phim ảnh, Trương Minh Cường đã được gọi là "Jang Dong Gun Việt Nam" bởi từ gương mặt điển trai, ánh mắt, nụ cười tới vóc dáng cao to và vẻ nam tính của anh điều khiến công chúng liên tưởng đến tài tử điện ảnh nổi tiếng Hàn Quốc. Bên cạnh các vai diễn nhiều màu sắc trên màn ảnh,Trương Minh Cường còn rất đắt show quảng cáo. Chính bởi vậy, không ít bài báo đã tôn vinh anh như thể "ông hoàng quảng cáo Việt". 
Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, Trương Minh Cường bất ngờ im hơi lắng tiếng, không có những hoạt động nghệ thuật nổi bật vì cả gia đình, anh đã sang Mỹ định cư. Nam diễn viên điển trai vẫn thỉnh thoảng đi đi về về giữa hai đất nước để tham dự những sự kiện lớn cũng như điều hành công ty của mình. Bên cạnh đó, dù đã có một cậu con trai rất kháu khỉnh và sự nghiệp ổn định nhưng Trương Minh Cường vẫn cắp sách tới trường. Nam diễn viên Gió nghịch mùa cho biết anh đang theo học khóa sản xuất phim, làm phim bằng công nghệ 3D và tổ chức các show truyền hình tại kinh đô điện ảnh Hollywood.
Trương Minh Cường hào hứng lựa chọn đồ trên cơ thể người mẫu nude 

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Nói tới đàm đạo, tâm sự… người ta nhớ tới các loại trà. Nhưng có một loại nước ngon và phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ cách đây khoảng vài chục năm đổ về trước, ấy là nước vối. Đối với nhiều người lớn tuổi, nước vối chính là thứ “trà” của hồi ức, nơi lắng đọng tâm hồn Việt.


Trà đá, trà nóng, trà chanh là những thức uống trở nên phổ biến ở Việt Nam ngày nay. Nói tới đàm đạo, tâm sự… người ta nhớ tới các loại trà. Nhưng có một loại nước ngon và phổ biến ở nhà nhà vùng đồng bằng Bắc Bộ cách đây khoảng vài chục năm đổ về trước, ấy là nước vối. Đối với nhiều người lớn tuổi, nước vối chính là thứ “trà” của hồi ức, nơi lắng đọng tâm hồn Việt.
Nước vối là thứ nước được hãm bởi lá vối hoặc nụ vối. Các cụ nói, nước lá vối có tính nóng, ngược lại, nước nụ vối thì có tính mát. Tùy vào sở thích mà người ta dùng lá hay nụ. Lá vối và nụ vối đều được lấy từ cây vối, loài cây được trồng hầu khắp các nơi ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nếu cái ao nào có một cây vối bên bờ thì mùa hè sẽ mát, cá không bị nóng mà chết. Tuy nhiên, ngày nay cây vối không còn phổ biến như vậy nữa. Giới trẻ nhiều người không biết cây vối trông như thế nào. Kéo theo đó, nước vối cũng không còn thông dụng.

Đối với nhiều người lớn tuổi, nước vối chính là thứ “trà” của hồi ức (Ảnh: internet)
Người xưa cầu kỳ, nụ vối thu hoạch được phải được phơi nắng thật kỹ, thật khô. Đến mức mà nhiều người để vối cả chục năm vẫn còn dùng được. Lá vối hái ở trên cây xuống phải được phơi cho giòn như bánh đa nướng. Nhiều nhà cầu kỳ dành riêng cho vối một chiếc ấm. Chiếc ấm ấy không dùng để pha bất kỳ loại nước lá nào khác để tránh cho mùi hương của nước vối không còn “thuần” nữa. Khi pha nước vối, rửa sạch lá cho vào ấm đã được tráng nước sôi. Sau đó, đổ thật nhanh nước nóng đang sôi sùng sục vào hãm. Không giống như nhiều loại trà dùng ngay như bây giờ, nước vối phải chờ hãm cho bai nước ra mới uống.
Nước vối có thể uống nguội hoặc uống nóng. Nước vối hơi chát mà vẫn ngọt, thoảng mùi hương của thảo mộc. Đặc biệt, nước vối không đắng gắt như trà mạn nên dễ uống và hợp với nhiều lứa tuổi.
Nước vối là thứ nước rất được ưa chuộng trước đây. Không những là thức uống dân dã, thưởng thức nước vối còn được nâng lên thành nghệ thuật. Nhiều gia đình cầu kỳ ướp hương sen vào vối khi mùa sen đến. Nước vối sen trở thành thứ nước quý dành cho những người sành thưởng thức.
Các cụ ngày xưa cất nụ vối trong những lọ sành nhỏ nút lá chuối khô, như vậy có thể bảo quản được rất lâu mà không nhạt hương nhạt vị. Đó là biểu hiện của sự nâng niu tinh tế. Ngày nay, nước vối không còn phổ biến như trước nữa nhưng cũng không phải là xa lạ với nhiều người Việt. Nhắc đến vối, người ta vẫn mường tượng về một “đặc sản” của ẩm thực Việt Nam thời xa vắng.
Nhắc đến vối, người ta vẫn mường tượng về một “đặc sản” của ẩm thực Việt Nam thời xa vắng (Ảnh: internet)

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Nhắc đến những món ngon Hà Nội, nhiều lữ khách phương Nam có thể kể ra vanh vách nào là bún ốc Tây Hồ, bánh tôm Hồ Tây, bún thang, bún mọc Hàng Hành, miến lươn Hàng Da, cốm làng Vòng xanh mịn thơm mùi lá sen hay ô mai mơ gừng, sấu dầm Hàng Đường, Ngõ Gạch…


Đến với Hà Nội, bạn hãy thử những món ngon theo mùa. Giống như thời trang, gu ẩm thực và danh sách này được tự điều chỉnh, thay đổi một cách ngạc nhiên.
Tháng Bảy ở Hà Nội không đẹp như tháng Tư mùa hạ về với hoa loa kèn nở trắng muốt trên những gánh hoa nằm sau xe đạp người bán rong đi dọc những con phố nhỏ, không mát mẻ như tháng Mười mùa thu xao xuyến với hương hoa sữa thơm nồng trên tóc những cô gái trẻ, cũng không ẩm buốt cái rét mùa đông đầy nhớ nhung như tháng Mười Hai ở nơi này…
Tháng Bảy đẹp oi nồng với cái nóng ẩm ướt, những cơn mưa bất chợt kéo dài gần giống như thời tiết Sài Thành. Vậy, bạn hãy thử xoa dịu mình trong những ngày hè nóng ẩm ở đây bằng những món ăn vừa lạ vừa quen.
Nhắc đến những món ngon Hà Nội, nhiều lữ khách phương Nam có thể kể ra vanh vách nào là bún ốc Tây Hồ, bánh tôm Hồ Tây, bún thang, bún mọc Hàng Hành, miến lươn Hàng Da, cốm làng Vòng xanh mịn thơm mùi lá sen hay ô mai mơ gừng, sấu dầm Hàng Đường, Ngõ Gạch… Đó là những món ngon ở Hà Nội, nhưng nếu bạn trở lại thành phố này đến lần thứ năm, thứ bảy mà vẫn bịn rịn chỉ với những thực đơn quen thuộc ấy, e rằng bạn đã “lãng phí” một Hà Nội rất ngon, rất khác rồi.
Bạn có thể thử món lẩu riêu cua đồng sôi sùng sục ăn thì nóng mà tính thanh nhiệt lại cao, hay món vịt om sấu với vị thanh thanh chua chua của những trái sấu.
Bạn cũng có thể thử phở trộn nằm dọc con phố nhỏ bán thuốc Bắc, Lãn Ông, là một biến thể khác của hủ tíu khô hay phở khô Gia Lai có mặt trên những con hẻm Sài Gòn. Món ăn này cho thấy, qua bàn tay và khẩu vị của người Hà Nội, những món ngon của mọi miền đã có thay đổi thích hợp.
Rẽ vào ngõ nhỏ Hàng Hành ngay sát Bờ Hồ, bạn sẽ được thưởng thức tách cà phê với hương thơm lan tỏa đến đầu ngõ. Ở đây cũng có một tiệm cà phê nhỏ với lối trang trí bắt mắt, cùng hai chiếc vespa cổ màu vàng tươi ở ngay cửa. Ngồi ở đây, bên khung cửa sổ rộng mở, bạn sẽ được thư giãn bằng chiếc bánh macaroon và muỗng kem cà phê mang hương vị Pháp. Khi rời khỏi thành phố này, bạn sẽ thấy nguyên vẹn hương vị của món ăn và của cả bầu không khí thành phố, sống động lại trong trí nhớ.
Nếu ngại lê la các quán nhỏ, bạn cũng có thể chiêu đãi mình trong những nhà hàng đặc trưng Hà Nội. Dã Liên - Wild Lotus là một ví dụ, không gian được trang trí với những bức tượng Phật cổ. Đây là một lựa chọn để bạn có thể bàn bạc công việc hay dùng một bữa ăn tối trang trọng. Bạn có thể tham khảo món tôm bao lạc và gỏi xoài ở đây. Tôm tươi được bọc một lớp lạc rang vừa đủ 70% độ chín, chiên giòn, vừa ngọt vị tôm, vừa thơm bùi vị lạc, kết hợp với gỏi xoài chua thanh sẽ là một ví dụ cụ thể nhất cho bạn về những cập nhật trong danh sách những món ăn ngon ở Hà Nội.
Nếu vài năm trước người Hà Nội thường rộ lên với lẩu Phùng Hưng hay phở cuốn Ngũ Xá, xôi xéo gà thì năm nay, bạn sẽ chỉ thấy trong tin nhắn hẹn hò nào là lẩu riêu cua bò hay phở trộn Lãn Ông, Lương Văn Can mà thôi…
Khu phố cổ Hà Nội thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm gồm 76 tuyến phố. "36 phố phường" là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ. Đây còn được biết đến là phố Phái vì là chủ đề quen thuộc của danh họa Bùi Xuân Phái.
Mọi người thường cho rằng các phố có chữ "Hàng" đều nằm trong khu phố cổ, nhưng thực tế, hiện có 34 phố trong khu vực này không có chữ đó (ví dụ như: Hà Trung, Bát Đàn, Chợ Gạo, Đồng Xuân...) và 11 phố có chữ Hàng nhưng lại không nằm trong khu phố cổ (ví dụ như: Hàng Bún, Hàng Cháo, Hàng Cơm...).
Ngoài ra, một số ngõ cũng có chữ "Hàng" như: ngõ Hàng Hành, ngõ Hàng Bột, ngõ Hàng Cỏ và có 3 phố có chữ Ngõ trong tên của mình, như: phố Ngõ Gạch, Ngõ Trạm và Ngõ Tạm Thương.

Amthuc365.vn
Nhắc tới cốm Vòng là người ta mường tượng ngay được vị ngọt dẻo, màu xanh mượt mà và hương thơm quyến rũ của hạt gạo non. Cốm Vòng, chỉ nghĩ tới thôi cũng khiến bao người yêu Hà Nội thấy nao lòng như hồi tưởng về một miền xưa cũ – nơi những gánh hàng chuyên chở hương vị của đồng quê đất Việt.


Làng Vòng  nay nằm tại phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Bây giờ đây là khu vực sầm uất, đông dân cư của thủ đô. Tuy nhiên trước đây, nhất là vào thời kỳ phong kiến, khu vực làng Vòng nằm ở ngoại thành của kinh đô. Vùng ngoại diên của kinh đô lúc đó là những làng nghề cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho nội thành. Làng Vòng lúc đó vẫn còn bạt ngàn đồng ruộng, lúa là sản phẩm chủ yếu, và nghề cốm cũng bắt đầu từ đó. Bên cạnh phở cuốn Thanh Trì, phở gà, phở bò, bún chả… cốm Vòng trở thành một trong những thức quà được yêu thích nhất của người Hà Nội.
Nghề làm cốm ở làng Vòng nay đã gần như không còn. Đây là một điều đáng tiếc đối với những người yêu và nặng lòng với Hà Nội. Đến làng Vòng ngày nay bạn sẽ không còn thấy bóng dáng của một làng nông nghiệp trước đây nữa. Nghề làm cốm cũng chỉ còn một, hai nhà còn nhớ.
Cốm Vòng trở thành một trong những thức quà được yêu thích nhất của người Hà Nội (ảnh: Internet)
Để có hạt cốm ngon là không phải là chuyện đơn giản. Cốm phải được thu hoạch vừa đúng lúc. Nếu thu hoạch lúa non ngoài đồng khi sớm quá, hạt cốm sẽ không đủ độ dẻo. Nếu hạt lúa già quá thì sẽ mất mất hương thơm. Khi hạt lúa đã thu nhận đủ ngày nắng thì ấp ủ trong vỏ hạt lúa mới là hương thơm tinh túy. Người Hà Nội vốn cầu kỳ như vậy. Giống như trà sen, thứ trà được ướp sen hồ Tây. Sen dùng để ướp trà phải là sen được hái buổi sáng sớm, khi mặt trời chưa mọc. Lúc đó mới là lúc hương sen chuẩn bị tỏa ra khi mặt trời lên. Là một đặc sản Hà Nội, cốm Vòng hấp dẫn bởi sự chế biến tinh tế và cầu kỳ. Có thế, thức quà này mới có thể làm thỏa mãn vị giác tinh nhạy của người Hà Nội và làm say lòng những người yêu vùng đất kinh kỳ này.
Bên canh sự cầu kỳ trong chế biến, cốm Vòng thực thụ còn cầu kỳ trong cách thưởng thức. Hương thơm là một trong những yếu tố hấp dẫn nhất của cốm Vòng. Vì thế, cốm phải được gói trong lá sen. Nhờ thế hương thơm nguyên thủy của cốm không những được lưu giữ lại còn được hấp thụ thơm mùi thơm thoảng nhẹ do lá sen bao bọc.
Cốm phải được gói trong lá sen để giữ hương thơm nguyên thủy của cốm
Ăn cốm, người Hà Nội không ăn bằng thìa, bằng đũa hay bất kỳ phương tiện trung gian nào. Người ta ăn bằng tay. Nhúm những nhúm nhỏ cốm trên tay sẽ khiến cho hương cốm không bị mờ đi bởi mùi hương của các chất liệu khác như gỗ, sắt… Người Hà Nội còn thưởng thức cốm với chuối, với trà xanh hoặc nấu chè cốm. Chè cốm mềm mà vẫn giòn, dai nhưng không dính, ngọt thảo và xanh đẹp mắt cũng là một món ngon của đất Hà Thành.
Cốm làng Vòng “chính hiệu Vòng” nay đã trở thành thức quà hiếm hoi ở Hà Nội. Thiết nghĩ, một nét xưa đẹp đến như thế cần được bảo tồn. Những gia đình gốc Vòng còn lưu giữ nghề cần được hỗ trợ để sản xuất cốm Vòng chuyên nghiệp. Tại Hà Nội có những người yêu cốm Vòng, nặng lòng với loại đặc sản này đang ấp ủ những ý tưởng để thứ quà ngon này không mất đi, không trở thành nét xưa dĩ vãng. Đó là mối tình thầm lặng giữa người Hà Nội và món ngon đất kinh kỳ.

Amthuc365.vn

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Bạn là người thích khám phá, thích thưởng thức những món ngon vật lạ với những hương vị đặc trưng vùng miền bạn còn chần chừ gì nữa mà không đến những thành phố ẩm thức nổi tiếng thế giới dưới đây nhỉ?

Bạn có một tâm hồn ẩm thực lai láng? Đừng bỏ qua 8 thành phố ẩm thực nổi tiếng sau!
Thái Lan – vị cay nồng quyến rũ
Các món ăn đường phố Thái Lan luôn đứng đầu trong các bảng xếp hạng ẩm thực. Từ bạch tuộc nướng cay, cơm trộn hải sản, phở xốt tới các món chè Thái, nước ngô non… tất cả đều vô cùng quyến rũ và khiến du khách vừa dạo phố vừa nuốt nước bọt. 
Rome – hương pho mát ngọt ngào
Đến Rome sau một ngày dài mệt nhoài chiêm ngưỡng những đấu trường, thành cổ, quảng trường, cầu cũ… không ai từ chối một đĩa pasta với xốt pho mát và một ly rượu vang ngọt lịm. Đừng quên thưởng thức món kem tráng miệng ngon tuyệt cú mèo!
Paris – vị ngọt thơm bánh và cà phê

Những món bánh mì và bánh ngọt từ lâu đã làm nên tên tuổi của Pháp nói chung và của Paris nói riêng. Bánh barguette, bánh macaron, pattechaux và rất nhiều loại bánh thơm ngon khác kèm cùng một cốc cà phê đường phố đậm chất Pháp sẽ “hạ gục” mọi tín đồ ẩm thực. 
Chicago – pizza cay đẹp mắt

Chicago cũng là một thành phố nổi tiếng với những món cay đánh thức mọi giác quan của bạn, đặc biệt là món pizza với xốt hạt tiêu và ớt cay đặc trưng.
Thung lũng Napa, California – Rượu vang chát hảo hạng

Không chỉ ở những đồng nho nước Pháp, bạn mới có thể thưởng thức rượu ngon. Đến với thung lũng Napa, California, du khách không bao giờ quên được hương vị ngọt pha chút chát của rượu vang đỏ nơi đây.
Tokyo – nghệ thuật món cuốn

Sushi cuốn cá, sushi cuốn cá hồi, cua, tôm là những món đặc sản vừa ngon miệng, vừa đẹp mắt của Tokyo. Đối với người Nhật Bản, sushi không chỉ dừng lại ở một món ăn mà còn là một môn nghệ thuật tinh tế. 
New Orleans – sandwich quen mà lạ

Bạn cho rằng chỉ có một công thức làm sandwich và nó đã quá nhàm chán? Bạn sẽ phải thay đổi suy nghĩ này sau khi nếm một chiếc sandwich của vùng New Orleans. 
Las Vegas – cocktail tôm độc đáo

Cocktail tôm, chỉ nghe thôi cũng đã khiến những kẻ hiếu kỳ thích thú. Hãy đến Las Vegas, tận hưởng cuộc sống xa hoa và nhâm nhi một ly cocktail tôm độc đáo!
Nhà thơ Tản Đà đã từng nêu 4 câu hỏi cho chuyện ăn: ăn cái gì?, ăn lúc nào?, ăn ở đâu?, ăn với ai? Chứ đâu phải gặp đâu ăn đấy, gặp gì ăn nấy, vớ được là ăn và ăn với bất cứ ai.
 
Thời nguyên thủy ăn chỉ là để bảo toàn sự sống cho con người, còn bây giờ món ăn đã trở thành thứ để thưởng thức hương vị của đất trời, ăn để thấy được tinh hoa nấu nướng đã thành nghệ thuật, ăn lấy ngon chứ không phải chỉ để đẫy bụng.

Với người Hà Nội, việc ăn uống cũng phải lịch sự. Dù là ăn quán vỉa hè cũng phải chọn nơi sạch sẽ tinh tươm, người bán niềm nở thân thiện, khách hàng ý tứ không xô bồ phàm phu…

Cũng không ở đâu như Hà Nội, từ một món gốc đã phát triển ra thành hàng chục, vài chục món ăn phong phú chiều theo ý thích của người tiêu dùng.

Chỉ riêng nói đến món xôi, các cụ xưa chỉ có xôi trắng, xôi đỗ, xôi gấc thì nay xôi có tới vài chục thứ, muôn màu muôn vẻ. Từ xôi trắng ăn với giò chả, ruốc bông, xá xíu, lạp xường, thịt gà, thịt kho trứng, chấm muối vừng lạc… hoặc đóng bánh thành xôi nén.


Bên cạnh xôi trắng là xôi đỗ xanh, xôi đỗ đen, xôi lạc, xôi hoa cau, xôi vò, xôi sắn, xôi dừa, xôi nếp cẩm và thứ xôi đặc biệt nấu với ngô nếp bung lên gọi là xôi lúa. Đấy mới là món quà bình dân lót dạ buổi sáng mà mỗi lần về Hà Nội lại đi tìm để thưởng thức. Cầm nắm xôi vẫn còn hơi nóng, phủ lên một lớp đỗ xanh giã nhừ thái mỏng lại được rưới thêm 1 thìa mỡ nước cùng hành phi thơm phức vàng sậm bọc một lớp lá sen, nhón từng miếng nhỏ nhâm nhi vị đậm của ngô của gạo trộn lẫn vào nhau ngon một cách lạ lùng.

Xôi lúa là món quà gia truyền của người dân làng Mai Động Kẻ Mơ. Sáng sáng các bà mặc áo tứ thân đội thúng xôi đầy vung tay đon đả vượt qua các cửa ô Cầu Dền, Kim Liên vào phố...

Còn các loại xôi khác, ngon nhất là xôi của người làng Xù, làng Gạ, tên nôm của xã Phú Thượng huyện Từ Liêm trước đây, nay thuộc quận Tây Hồ. Mỗi thúng xôi đều có đến 3, 4 loại để phục vụ được theo ý khách hàng.

Cũng chỉ là một món quà từ gốc là bún của làng Phú Đô, làng Tứ Kỳ, làng Bặt mà sinh ra bao món quà. Nào là bún riêu cua, nào là bún đậu phụ mắm tôm, bún cá, bún chân giò, bún sáo măng, bún mọc, bún gà, bún bò, bún ốc nóng Hồ Tây, bún ốc nguội Khương Thượng và một món bún có thể gọi là tinh hoa ẩm thực Hà Thành: bún thang.


Nói đến món ngon Hà Nội người ta thường nhắc đến món phở vì nó quen thuộc với mọi lớp người trong xã hội. Còn món bún thang lại chỉ gần như dành riêng cho người biết thưởng thức, sành điệu.
Trước đây nhà văn Thạch Lam đã từng ca ngợi bún thang chợ Đồng Xuân, những năm 40 thế kỷ trước có hiệu bún thang Tế Mỹ ở Hàng Quạt, quán bà Ẩm ở Hàng Khoai nổi tiếng. Cũng do nó có cách chế biến khá cầu kỳ với hàng chục loại nguyên liệu góp lại với bún. Bún thang phải được làm từ thứ bún sợi nhỏ mịn màng, mềm mà không nát, trắng phau mầu ngọc.

Bún được chần qua nước sôi rồi đổ vào chiếc bát Giang Tây sang trọng, trên mặt các thứ lần lượt được bầy ở góc bát: thịt gà tơ chọn miếng nạc đã luộc xé nhỏ thành sợi, trứng gà tráng mỏng tang thái chỉ, giò lụa thái chỉ, tôm nõn loại to luộc chín bổ dọc, lạng mỏng xếp lên. Trông bát bún đã đầy màu sắc: trắng, nâu, vàng, đỏ và mầu xanh của ít rau dăm, mùi, hành hoa thái mỏng nhỏ trộn đều. Quan trọng nhất vẫn là thang, chính là nước canh. Canh phải dùng nước luộc gà ninh tiếp với xương gà, xương lợn, tôm he và gừng nướng, canh phải lọc hết bọt, nước dùng trong không váng mỡ.

Khi ăn nước được chan đều lên khắp mặt bún, nước phải sôi sục, bỏ chút hạt tiêu, thêm một chấm đầu đữa mắm tôm và một đầu tăm tinh dầu cà cuống. Mùi thơm đặc biệt tỏa ra làm cho con tì, con vị nhẩy múa trong lòng thực khách, hấp dẫn lạ lùng.
Hiểu về các món ăn, lại phải hiểu cách ăn của người Hà Nội mới thấu đáo nét đẹp của văn hóa ẩm thực đất kinh kỳ.

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Nói đến ẩm thực Nhật Bản là ai cũng nghĩ ngay đến Sushi. Tuy nhiên, đến với Nhật bạn không chỉ thưởng thức món này mà như ngập chìm trong thiên đường ẩm thực. Có thể nói Nhật Bản là thiên đường của những người sành ăn.
 
Tokyo gần đây được xem như là trung tâm của những bữa tiệc mà hầu hết khách du lịch đến Nhật đều cảm nhận quốc gia này là thiên đường cho những người sành ăn như họ. Bất kỳ khách du lịch nào đến Nhật đều nhanh chóng học được hai điều: thực phẩm là một công việc kinh doanh nghiêm túc và ẩm thực Nhật Bản không chỉ là sushi và cơm.

Mặc dù chỉ là một quốc gia nhỏ bé nhưng Nhật Bản lại rất giàu những phương pháp nấu nướng và phong phú các loại gia vị. Tuy nhiên thành, phần ẩm thực Nhật Bản cũng tập trung mạnh mẽ theo mùa và cực kỳ chú ý đến từng chi tiết khi trình bày. Thậm chí ngay đến cả thức ăn nhanh đựng trong hộp được gọi là bento bán tại những ga xe lửa dành cho những người đang vội vã đến công sở cũng được trình bày hết sức bắt mắt và đáng yêu.
Ẩm thực Nhật Bản không thể nào phủ nhận là một trong những ẩm thực tuyệt vời nhất trên thế giới, nhưng danh tiếng đó chỉ mới bắt đầu gần đây khi mà đất nước này trở thành điểm đến thú vị dành cho những người có tâm hồn ăn uống. Điều này chỉ mới bắt đầu vào thiên niên kỷ mới khi mà có vài đầu bếp nổi tiếng và có đẳng cấp quốc tế đến từ thủ đô nước Nhật.
Vào năm 2005, Gordon Ramsay của chương trình Hell’s Ki-chen nổi tiếng mở cửa hàng đầu tiên của mình tại khách sạn 5 sao Conrad Tokyo và rất nhiều người đã nối bước ông ta vào con đường kinh doanh ẩm thực, trong đó có đầu bếp lừng danh người Monegasque là Alain Ducasse. Ba năm sau, người thuyết giảng về nghệ thuật ẩm thực Pháp là Michelin đã xuất bản cuốn sách hướng dẫn đầu tiên về những nét đặc trưng của Tokyo. Đây là lần đầu tiên một nhà xuất bản danh tiếng đã xuất bản một cuốn sách giới thiệu về một quốc gia ngoài lãnh thổ châu Âu và Hoa Kỳ và nó thực sự đã gây ra tiếng vang lớn. Tuy nhiên nhanh chóng đến năm 2010, Tokyo cuối cùng cũng được xem như là kinh đô ẩm thực của thế giới. Trong phần hướng dẫn cuối về Tokyo, Michelin đã nâng hạng của ẩm thực Tokyo lên hàng 11 trong tổng số 234, đánh bại cả Paris.
Khi đến với thế giới ẩm thực của Tokyo, du khách không cần thiết phải theo những gì Michelin đã trình bày mà vẫn có thể tận hưởng được niềm đam mê của người sành ăn. Món sushi có lẽ được “phát minh” ra ở Osaka nhưng rất khó để đánh bại sự tươi mát và phong phú của ẩm thực ở Tokyo, bởi nơi đây có chợ cá Tsukiji nổi tiếng. Nhưng nếu bạn không muốn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và không muốn chờ đợi, bạn có thể đến Trung tâm Mikuni tại nhà ga Tokyo. Được sở hữu bởi đầu bếp lừng danh người bản địa là Kiyomi Mikuni, nhà hàng ẩm thực được mở vào đầu thế kỷ 20 là một nơi cực kỳ thú vị. Hệ thống ăn bằng băng chuyền giúp du khách lựa chọn những món ăn đa dạng từ món ăn sashimi truyền thống cho đến ẩm thực đương đại chẳng hạn như món cuốn gia vị của người Mexico.

Ý tưởng về món tofu (đậu hũ) có vẻ không hấp dẫn mọi người nhưng bạn nên ghé qua Tokyo Shiba Toufuya-Ukai nổi tiếng bởi đây là một địa chỉ không thể thiếu của những người sành ăn. Tọa lạc kế bên công viên Shiba, chỉ mất vài phút từ Roppongi, đây được xem như là nơi chỉ có ở Nhật Bản. Không phải nói quá rằng những căn phòng theo phong cách zashiki truyền thống với nền nhà tatami độc đáo, tofu là món ăn chính ở đây. Một món ăn độc đáo khác của Tokyo chính là món chanko nabe. Nó được xem như là món ăn dành cho những vận động viên sumo. Một trong những nhà hàng nổi tiếng nhất là Chanko Dining Waka tại Shinjuku của nhà vô địch Sumo đã giải nghệ là Wakanohana. Chanko nabe không phải là phong cách nấu nướng mà nó là phong cách ăn và nó gần như đã tóm lược những nét hoàn hảo của nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản.
Trong khi Tokyo có thể được xem như là thủ đô sành ăn của thế giới, sự đóng góp đầy tự hào của những thành phố lân cận như Osaka và Kyoto cũng đáng được công nhận.
Osaka hiện đại, buôn bán sầm uất và lối kiến trúc nhẹ nhàng cổ xưa giống như những thành phố khác của Nhật nhưng bất kỳ địa phương nào cũng có thể cho bạn biết được nơi đây là nơi đích đến dành cho những người sành ăn. Niềm đam mê ẩm thực của người Osaka mạnh đến nỗi người Nhật đã tặng cho thành phố này tên gọi “kuidaore” có nghĩa là hơi thô bạo là “có thể làm hư hỏng con người bởi sự phong phú của ẩm thực”. Từ những cửa hàng trên phố tới những khách sạn 5 sao nơi du khách có thể “thổi bay” cả tuần lương của mình chỉ vì những món ăn ngon miệng. Món ăn độc đáo của thành phố bao là bột nhào nặn thành viên tròn với nhân là bạch tuộc được chiên giòn gọi là takoyaki, một món ăn đặc biệt là mực ống nướng được gọi là ikayaki và  món mì trắng Osaka mềm mại, dày và rất ngon miệng.

Một trong những trải nghiệm ẩm thực cần thiết của người Osaka đó là okomiyaki, một loại bánh kếp hay là pizza và cho người sành ăn giàu kinh nghiệm, người địa phương và du khách đều giống nhau khi thưởng thức món ăn tại nhà hàng Okonomiyaki Chibo rất gần nhà ga tàu điện ngầm Namba, bữa ăn thịnh soạn với món trứng nhồi cùng thịt lợn,mì sợi, bơ và hải sản. Đầu bếp sẽ nấu những món ăn đó theo tuần tự và mang đến tận bàn của thực khách món ăn hấp dẫn khiến bạn chỉ biết trầm trồ thán phục. Để tìm hiểu thêm về ẩm thực của Nhật Bản, du khách nên đến Ritz-Carlton Osaka để khám phá những nét hấp dẫn của nơi đây với ẩm thực kaiseki truyền thống gồm các món như sushi, sashimi, tofu, soup, cá, rau, một nồi lẩu và món tráng miệng.
Kyoto chỉ cách Osaka 43km nhưng cũng không khác Osaka là mấy. Kyoto được xem như là trung tâm văn hóa của Nhật Bản, một thành phố thanh lịch, bảo thủ được tô điểm bởi những ngôi miếu, đền Shinto và khu vực của geisha, nơi thu hút hơn 40 triệu du khách mỗi năm. Khi nhắc đến ẩm thực, Kyoto nổi tiếng với những món ăn xiêu lòng người bao gồm cả tofu và những món ăn Nhật Bản truyền thống khác.

Du khách có thể đến Nishiyama, thực khách có thể thưởng thức những món ăn thay đổi theo mùa, hoặc món ăn có quanh năm là shabu shabu, một món lẩu hấp dẫn gồm rau, đậu hũ và thịt… Tuy nhiên, đối với những người sành ăn, một chuyến du lịch đến Kyoto còn bao gồm cả thời gian thưởng thức ẩm thực tại Kanga-an, một trong những nơi chứa đựng bí mật của thành phố. Mặc dù việc đặt trước một suất tại đây nên thực hiện trước mấy ngày, tuy nhiên những gì bạn được thưởng thức tại Kanga-an là vô cùng đáng giá. Được mọi người xem như là một trong những nhà hàng hàng đầu của Kyoto, nằm tại phía Bắc của Cung điện hoàng gia, chuyên phục vụ những món ăn chay cổ xưa gọi là fucha ryori. Đến với Kanga-an, thực khách có thể tự cho phép mình nghĩ rằng họ đang được thưởng thức một đại yến tiệc của hoàng đế…
Từ sushi cho đến mì sợi, từ okonomiyaki cho đến kaiseki, những kinh nghiệm về nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản của người sành ăn sẽ thêm phong phú. Tuy nhiên đối với những du khách đến đất nước bí ẩn này, bạn sẽ có sự thách thức để lựa chọn địa điểm và món ăn nào để thưởng thức.

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Nhưng nếu bạn thích lang thang trên phố, tự mình khám phá những món ẩm thực “bụi bặm” của xứ sở cao nguyên, thì hãy hỏi ngay một người dân bản địa nào đó và tìm đến những địa chỉ dân dã.


Nhưng nếu bạn thích lang thang trên phố, tự mình khám phá những món ẩm thực “bụi bặm” của xứ sở cao nguyên, thì hãy hỏi ngay một người dân bản địa nào đó và tìm đến những địa chỉ dân dã. Trong đó, bún đỏ - một món ăn ấn tượng và gợi tò mò ngay từ cái tên, xa lạ với nhiều người nhưng lại cực kì thân quen với người dân Ban Mê.

Món ăn “lạ” này có “nguồn gốc” từ sự biến tấu nhiều loại bún khác nhau, được những người bán hàng rong ở đây khéo léo thêm bớt các loại nguyên liệu, tạo nên một món bún mới thật khác biệt. Sợi bún đỏ to gần bằng chiếc đũa, nước lèo được nấu từ xương hầm, riêu cua được làm thịt cua đồng, thịt ba chỉ, tôm khô bằm nhỏ.


Điểm độc đáo nhất của món bún này chính là màu đỏ pha vàng của nước và sợi bún, khiến cho tô bún ánh lên những gam màu thật bắt mắt và hấp dẫn. Bí quyết của màu nước lèo ấn tượng này được người bán hàng bật mí là sự hòa trộn của hạt điều đỏ và gạch cua.

Một tô bún nóng hổi đầy ắp, điểm trên mặt là gạch cua, trứng cút, một ít tóp mỡ, thêm một chút mắm tôm tim tím màu hoa cà, ớt xay và rau cần trụng trong một buổi tối se lạnh đặc trưng cao nguyên sẽ là điều tuyệt vời nhất mà bạn có thể cảm nhận.

Chính sự kết hợp tưởng như đơn giản ấy lại tạo nên một hương vị lạ, ngọt, thơm, bùi và hăng hăng cực kì khó quên. Đúng với đặc trưng ẩm thực đường phố, bún đỏ “bắt vị” ngay với cả những người mới ăn lần đầu tiên.



Bún đỏ là món bình dân được yêu thích ở Buôn Ma Thuột, và bún đỏ ngon nhất cũng chỉ có thể ăn ở Buôn Ma Thuột. Ở đây có hẳn một con phố dành cho món ăn phổ biến này - Lê Hồng Phong nối với Phan Đình Giót, với trên chục hàng bún bày biện gọn ghẽ trên vỉa hè.

Chỉ bán vào buổi tối đến sáng hôm sau, bún đỏ là sự lựa chọn tuyệt vời cho những người bán hàng khuya, người đi làm về muộn, sinh viên hay những đôi tình nhân dạo đêm.
Đến với tỉnh Nông Khai, vùng Đông Bắc Thái Lan, nhiều du khách luôn được mọi người bàn tán truyền tai nhau về một món ăn đặc sản Việt nhưng nổi tiếng khắp đất nước chùa tháp này với tên gọi Namnuang.


Kỳ thực đó là tên gọi của món nem nướng đặc sắc, mà người truyền giữ là cụ bà Lương Thị Vy (81 tuổi, quê Lệ Sơn, Thừa Thiên Huế).

Namnuang là tên gọi mà cụ bà Vy đặt cho món nem nướng hay nem lụi thường thấy ở Việt Nam. Chẳng biết món ăn này du nhập vào đất nước Thái Lan từ bao giờ nhưng cách đây khoảng hơn 60 năm, bà Vỵ cùng chồng đã từng bước xây dựng nên hệ thống Namnuang tại đây.
Món Namnuang không khác là mấy so với món nem lụi ở Việt Nam, có chăng chỉ là nguyên liệu làm nước chấm và rau ăn kèm. Chính cái điểm khác lạ này chính là điểm cuốn hút mọi người thích thú với món ăn này.

Cụ Vy cho biết: “Do khẩu vị người dân Thái Lan nên bà chế biến món này không mặn như ở Việt Nam. Nước chấm bà dùng khoai tây nghiền nhuyễn chứ không dùng cháo nhuyễn hay bột như người Việt Nam mình hay làm”.
Cái khó với món này chính là nguyên liệu rau ăn kèm. Rau mang tính chất là hương liệu khiến nhiều du khách phải trầm trồ bởi có những loại rau rất lạ. Nổi bật trong đó là loại rau rừng nhìn thì như lá mận nhưng ăn có vị chua như lá xoài. Để có được loại cây này phục vụ khách quanh năm, cụ Vy phải thuê hẳn người chuyên trồng để luôn luôn có trên bàn ăn của thực khách.
Từ một cửa hàng nhỏ của hai vợ chồng, đến nay bà đã có hẳn 3 nhà hàng lớn ở nhiều tỉnh thành khác ở Thái Lan do các con gái bà làm chủ. Món ăn này không chỉ được yêu thích trong cộng đồng người Việt tại Thái mà ngay cả những người Thái bản địa và những du khách nước ngoài.

Cách đây khoảng 10 năm, món ăn này bắt đầu được đem vào trong cung điện Thái Lan để phục vụ cho nhà vua, hoàng hậu, thái tử, công chúa. Từ đó đến nay, hàng tuần (chỉ trừ 2 ngày cuối tuần) Namnuang là món thường xuyên phục vụ hoàng cung.


Nhà hàng Namnuang của gia đình cụ Vy là nhà hàng Namnuang Daeng (do con gái Hồ Thị Tuyết đứng tên) hơn 300 chỗ ngồi nhưng luôn luôn kín chỗ, khách muốn thưởng thức phải đặt từ trước. Mỗi ngày cửa hàng đón tới hơn 1.000 lượt thực khách. Làm ăn phát đạt, bà Vy cùng các con còn mở rộng thêm cả một nhà hàng nổi Namnuang trên sông Mekong trước mặt nhà hàng Daeng hiện nay.

Anh Dương Tấn Đến (du khách Việt Nam) khi thưởng thức món ăn này đã không khỏi trầm trồ: “Thật sự không chỉ là thưởng thức món ngon, mà còn là niềm tự hào của người Việt khi thấy món ăn của mình rất được yêu thích trên đất bạn”.

Với cụ Vy, dù đã nhiều năm làm ăn, gắn bó trên đất Thái với món đặc sản Việt, vẫn luôn lấy một câu nói của Bác Hồ làm tâm niệm cho mình: “Đi cho người ta nhớ, ở cho người ta thương”. Vì thế dù trải qua biết bao khó khăn nơi đất khách quê người nhưng bà luôn tự hào với món ăn Việt này, về cách sống của người Việt. Bà vẫn đang cùng con cháu ngày càng đẩy mạnh thương hiệu để tạo nên “hồn Việt” nơi đất Thái.

Amthuc365.vn

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

Các nhà khoa học đã tìm hiểu sức khỏe của gần 450.000 người tuổi từ 35-69 trong 13 năm, và phát hiện thấy càng ăn nhiều thịt đã qua chế biến, những người này càng có nguy cơ chết sớm vì bất kỳ lý do gì.


Các nhà khoa học đã tìm hiểu sức khỏe của gần 450.000 người tuổi từ 35-69 trong 13 năm, và phát hiện thấy càng ăn nhiều thịt đã qua chế biến, những người này càng có nguy cơ chết sớm vì bất kỳ lý do gì. Điều này vẫn đúng sau khi tính tới thực tế là người hay ăn đồ ăn sẵn thì có xu hướng kém hoạt động hơn, uống rượu bia và hút thuốc nhiều hơn.

Kết quả cho thấy chỉ ra mối liên hệ giữa thịt chế biến với bệnh tim mạch và ung thư, bởi các hóa chất được sử dụng để bảo quản thịt có thể làm tổn hại sức khỏe.

Đối với những người ăn thịt được chế biến kỹ thì nguy cơ tử vong do bất cứ nguyên nhân nào cũng đều cao hơn 44% so với người bình thường, và tỷ lệ chết trẻ cũng tăng tùy thuộc vào chất lượng của thịt chế biến mà họ ăn vào.


Theo các nhà nghiên cứu, người ăn thịt chế biến kỹ có nguy cơ tử vong do bệnh tim cao hơn 72% và con số này là 11% đối với bệnh ung thư.

Một số chuyên gia về ẩm thực cho rằng những nghiên cứu như thế này không bao giờ tính cụ thể được sự khác biệt về lối sống, và vai trò độc lập của thịt trong những ca tử vong. Nhìn chung, những người ăn nhiều thịt làm sẵn thì cũng có xu hướng có lối sống kém lành mạnh hơn. Họ ít ăn rau và hoa quả hơn, đồng thời cũng hút thuốc nhiều hơn. Riêng nam giới nhóm này còn uống rượu nhiều hơn.

Chính phủ Anh khuyến cáo người dân mỗi ngày không nên ăn quá 70g thịt chế biến sẵn (hai lát thịt muối xông khói). Các nhà nghiên cứu khuyên rằng, nếu quen ăn nhiều thịt chế.

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Quán chả cá Lã Vọng nổi tiếng ở Hà Nội luôn nằm trong top những quán ăn ngon không nên bỏ lỡ được giới thiệu trong các cuốn sách về du lịch Việt Nam. Quán ăn đã tồn tại 100 năm, để lên đến quán, thực khách phải leo trên chiếc cầu thang ọp ẹp. Món đặc sản nổi tiếng ở quán là chả cá Lã Vọng, và đây cũng chính là tên của nhà hàng. Trong căn phòng chật chội và ồn ào, những bàn ăn kê chật xít cạnh nhau, trên bàn ăn đặt một chảo rán cá nhỏ, đốt bằng than. Khi các món phụ ăn kèm lần lượt được bày trên bàn ăn, thực khách tự mình nấu nướng và ăn.


Florence Fabricant là một nhà báo kỳ cựu của tờ The New York Times danh tiếng (Mỹ) chuyên viết bài về các nhà hàng nổi tiếng, xu hướng ẩm thực mới, các địa điểm du lịch... Bà có kiến thức sâu rộng về ẩm thực trên thế giới và đã xuất bản 9 cuốn sách dạy nấu ăn.

Năm 2002, bà từng viết bài giới thiệu về ẩm thực và văn hóa của người Hà Nội đăng trên tờ The New York Times, bà giới thiệu “Chả cá Lã Vọng” là món cá tuyệt vời cho bữa trưa. Bài viết của bà đã truyền cảm hứng cho rất nhiều đầu bếp nổi tiếng tìm đến Hà Nội chỉ để được một lần nếm thử món đặc sản này. Mười năm sau, bà lại viết về “Chả cá Lã Vọng” nhưng lần này là về các nhà hàng chả cá thành công trên đất Mỹ. (Nguyên tác của bài viết là “A Dish Inspired by a Dive in Hanoi”)

Quán chả cá Lã Vọng nổi tiếng ở Hà Nội luôn nằm trong top những quán ăn ngon không nên bỏ lỡ được giới thiệu trong các cuốn sách về du lịch Việt Nam. Quán ăn đã tồn tại 100 năm, để lên đến quán, thực khách phải leo trên chiếc cầu thang ọp ẹp. Món đặc sản nổi tiếng ở quán là chả cá Lã Vọng, và đây cũng chính là tên của nhà hàng. Trong căn phòng chật chội và ồn ào, những bàn ăn kê chật xít cạnh nhau, trên bàn ăn đặt một chảo rán cá nhỏ, đốt bằng than. Khi các món phụ ăn kèm lần lượt được bày trên bàn ăn, thực khách tự mình nấu nướng và ăn.


Chả cá Lã Vọng ngon là sự kết hợp hoàn hảo giữa các gia vị đặc trưng Việt Nam như nghệ, thì là, mắm tôm và nước mắm, tất cả hòa quyện lại thành một món ăn có mùi thơm vô cùng hấp dẫn. Món này được ăn kèm với ớt đỏ, bún, các loại rau thơm, rưới lên trên là những miếng cá rán ngon tuyệt đẫm dầu, dường như kí ức của tôi vẫn còn sống động sau 10 năm.

Món chả cá Lã Vọng ngày càng hấp dẫn với thực khách và đặc biệt là các đầu bếp hàng đầu trên thế giới. Họ bị hấp dẫn bởi mùi vị và sự đa dạng của các loại rau thơm ăn kèm, đặc biệt là rau thì là, loại rau thơm hiếm khi được kết hợp với các món ăn của Đông Nam Á. Một vài khách du lịch từng được thưởng thức chả cá Lã Vọng quyết định giới thiệu món đặc sản này với thực khách Mỹ.

Ông Michael, chủ nhà hàng BaoBQ ở trung tâm quận Manhattan (thành phố New York, Mỹ) là người Sài Gòn. Ông cho biết rau thì là là loại rau thơm ít được dùng trong các món ăn của người Việt Nam. Theo phong cách ẩm thực của người miền Bắc, rau thì là thường được cho vào các món canh cá, chả cá. Tại nhà hàng BaoBQ, ông giới thiệu món bún chả cá. Đây là món ăn kết hợp giữa cá da trơn nướng, các loại rau thơm ăn kèm với bún.

Một đầu bếp khác là ông Andy Ricker ở thành phố Portland, bang Oregon, Mỹ, người chuyên nấu các món ăn Đông Nam Á từng giành chiến thắng trong cuộc thi tầm cỡ quốc gia. Năm 2005, ông Andy quyết tâm đến Hà Nội để nếm thử món chả cá Lã Vọng nổi tiếng. Năm 2006, ông mở nhà hàng Pok Pok chuyên phục vụ các món ăn Thái. Khi Andy mở tiếp nhà hàng Pok Pok NY nữa ở New York (trên phố Columbia, gần đài phun nước ở Brooklyn) ông quyết định cho thêm món chả cá vào thực đơn nhà hàng. Điều đặc biệt là ông sử dụng cá Basa, một loại cá da trơn cho món chả cá tại nhà hàng của mình.

Angelo Sosa, chủ quán Xie Xie ở Hell’s Kitchen và quán Social Eatz ở Midtown. Quán của ông nổi tiếng với món cá rô phi ướp nghệ nướng ăn cùng loại sốt mayonnaise đặc biệt và mứt hành tây ngọt. Một món đặc sản nữa của nhà hàng là món cá da trơn nướng cùng dầu ăn và nghệ. Ông Angelo Sosa thích thú kể về kỉ niệm tuyệt vời khi được thưởng thức món chả cá Lã Vọng độc đáo ở Hà Nội, đó cũng là một trong những lý do ông muốn tới Việt Nam.


Ông Jean-Georges Vongerichten cũng từng thưởng thức món chả cá Lã Vọng nổi tiếng ở Hà Nội. Ông có thêm sáng tạo khi biến chả cá Lã Vọng thành món salad ăn kèm với cá  trong thực đơn tại nhà hàng Spice Market. Nhà hàng này được mở từ năm 2003. Ông nói: “Nhà hàng chúng tôi phục vụ món chả cá ăn kèm rau thì là và dưa chuột. Chúng tôi luôn chọn nguyên liệu tươi nguyên”.

Tại Talde, một nhà hàng mới tại công viên Slope, Brooklyn, Dale Talde chuyên phục vụ món Branzino nướng và món chả cá. Chả cá tại nhà hàng tẩm ướp đầy đủ các loại gia vị cần thiết như nghệ, thì là, rau thơm. Ông Dale Talde nói rằng, phong cách ẩm thực tại nhà hàng Talde chịu ảnh hưởng rất nhiều từ đầu bếp Sosa và Lon Symensma (chủ nhà hàng ChoLon ở thành phố Denver). Quán chuyên phục vụ món chả cá vào buổi trưa. Ông bảo: “Vị rau thì là trong món chả cá thật hấp dẫn làm sao. Đảm bảo các bạn sẽ thích món này ngay khi thử ăn một lần”.

Ông Simpson là chủ nhà hàng Wong chuyên phục vụ các món ăn châu Á ở làng Greenwich. Ông nếm thử món chả cá Lã Vọng lần đầu tiên vào năm 2009 khi đi du lịch tới Việt Nam cùng mẹ. “Mẹ tôi thích món chả cá lắm, và điều đó tác động đến tôi rất nhiều. Tôi thử mày mò nấu món chả cá tại nhà và bạn bè tôi cũng thích mê món này. Từ lúc đó, tôi biết rằng chắc chắn chả cá sẽ nằm trong thực đơn của nhà hàng mình”.

Thậm chí, ông chủ Wong cố tình chơi chữ khi đề tên món ăn này trong thực đơn là “Cha ca la Wong”. Trong công thức Chả cá la Wong, nhà hàng cho rất ít gia vị, không có tôm mà chỉ dùng nghệ tươi vì ông Wong cho rằng làm thế món ăn không có vị đắng. Món Cha ca la Wong ít dầu mỡ hơn nếu đem so sánh với món Chả cá Lã Vọng chính gốc. Ông Wong khuyên các đầu bếp khi chế biến các món ăn với nghệ thì nên đeo găng tay để tránh bị màu củ nghệ dây ra tay.

Ngày nay, nguyên liệu nấu nướng có sẵn, việc nấu nướng trở nên nhanh gọn và thực khách luôn sẵn sàng móc hầu bao để được thưởng thức các món ăn ngon. Những tín đồ mê ẩm thực chẳng cần phải đặt vé máy bay đến Việt Nam chỉ để nếm thử món ăn.