Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Sài Gòn được xem như là nơi giao thoa ẩm thực của nhiều vùng miền khác nhau. Vì vậy ở Sài Gòn, thực khách có thể dễ dàng tìm thấy những món ăn mang hương vị đặc trưng của ba miền Bắc, Trung, Nam. Đặc biệt là những món ăn mang hương Bắc như: bánh đa cua Hải Phòng, Bún Ốc, bánh cuốn, phở Hà Nội, bún chả cá, bún rêu cua…có khắp mọi nơi ở Sài Thành.

Đậm đà bánh đa cua Hải Phòng

Bánh đa cua tuy là món ăn của vùng đất Cảng nhưng lại được nhiều thực khách ở thành phố Hồ Chí Minh ưa thích bởi cái vị ngon đặc trưng mà không nơi nào có thể chế biến được.

Ở Sài Gòn có rất nhiều nơi bán món đặc sản này nhưng có lẽ để tìm được một tô bánh đa cua ngon và đúng với hương vị của Hải Phòng thì rất là khó. Bởi đa phần bánh đa cua của những quán này được biến tấu nhiều so với hương vị gốc bánh đa cua ở Hải Phòng. Bánh đa cua chính hiệu Hải Phòng thì sợi bánh phải to và làm từ bánh đa đỏ được ăn kèm với những món ăn không thể thiếu trong tô bánh đa cua đó là: chả tròn, chả lá lốt, chả cá…
Bánh đa cua
Khu vực đường Hồng Hà gần sân bay Tân Sơn Nhất là nơi có nhiều quán bán bánh đa cua nhất tại Sài Gòn bởi nơi đây thực khách chủ yếu là người miền Bắc vào Sài Gòn lập nghiệp. Nhưng có một quán nổi tiếng từ xưa đến nay được nhiều thực khách ở miền Bắc thường đến ăn đó là quán Thùy Linh.

Vị ngon của tô bánh đa của quán chính là sợi bánh đa to đỏ đúng gốc của Hải Phòng bởi vì bánh ở đây được đưa trực tiếp từ ngoài quê của chủ quán vào. Kèm với tô bánh đa là  rau muống xanh, gạch cua vàng óng, chả lá lốt và hành phi thơm phức. Nước chan bánh đa có vị ngọt bởi được nấu từ xương và cua ninh.

Quán còn bán thêm một loại nước mà nước này cũng là đặc sản của Hải Phòng đó là nước quả Sấu. Đến quán Thùy Linh thực khách sẽ cảm nhận được hương vị đặc trưng của đất Cảng với một tô bánh đa cua ngon, đậm đà và một ly nước sấu ngọt ngào.

Hương vị bánh cuốn Hà Nội

Bánh cuốn là món ăn sáng quen thuộc và khá cầu kỳ của người Hà Nội. Theo dân sành ăn thì để có một bánh cuốn ngon đúng gốc mang hương vị Hà Nội thì phải trải qua nhiều giai đoạn thật công phu và kỹ lưỡng. Bột làm bánh phải làm từ thứ gạo ngon, được xay thật nhuyễn thì bánh mới không nồng, sắc bánh mới trắng.

Bánh được tráng thành phẩm phải mỏng, dầu thoa phải đều tay cho mướt mặt bánh để khi nếm vào thì thanh nhẹ, mát rượi. Phết nhân bánh cũng đòi hỏi sự khéo léo sao cho bánh không thô, nhân đều từng cái.
Bánh cuốn
Rồi xếp bánh cuốn lên đĩa sau đó rắc hành phi lên trên bề mặt của bánh cùng với rau thơm, giá...Bánh cuốn sẽ được thưởng thức cùng vài miếng chả lụa và chén nước mắm đã pha chế sẵn.

Ở Sài Gòn để thưởng thức được một đĩa bánh cuốn ngon mang đậm hương vị ẩm thực Hà Nội thì thực khách nên tìm đến quán bánh cuốn gia truyền Hà Nội nằm gần chân cầu Kênh Tẻ, quận 4. Đây có lẽ là quán bán món bánh cuốn gia truyền Hà Nội nổi danh nhất tại Sài Thành.

Hương vị bún ốc Phủ Tây Hồ

Có thể nói bún ốc là một trong những món ăn ngon của người dân Hà Thành. Ở Hà Nội có rất nhiều quán bún ốc nổi tiếng thu hút đông đảo du khách từ phương nam đến thưởng thức mỗi lần có dịp đi du lịch ở Thủ Đô như bún ốc Phủ Hồ Tây, bún ốc bà Sáu ở Mai Hắc Đế…Còn thực khách ở miền Bắc muốn thưởng thức một tô bún ốc ngon mang đậm hương vị quê hương thì hãy đến với bún ốc Thanh Hải. Bún ốc Thanh Hải tuy nằm sâu trong hẻm trên đường Kỳ Đồng, quận 3 nhưng khá đông khách đến thưởng thức không chỉ người Bắc mà kể cả thực khách Sài Gòn cũng tìm đến.
Hương vị bún ốc Phủ Tây Hồ
Quán bún ốc này được đánh giá là quán bán bún ốc có hương vị giống như bún ốc Hà Nội nhất tại Sài Thành. Đặc biệt quán còn có nhiều món ốc luộc đặc biệt hấp dẫn mà thực khách nào đến đây cũng đều muốn thử qua một lần.
Hương vị bún ốc Phủ Tây Hồ
Ngoài những món ăn trên, nhiều quán ở Sài Gòn còn hiện diện nhiều món ăn mang đậm hương vị Bắc như: phở Hà Nội, bún chả cá, bún rêu cua, …Có thể nói ở đâu có người miền Bắc thì ở đó có món mang hương vị Bắc. Đặc biệt là những món ăn quen thuộc của người dân Hà Nội.

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Tái hiện lại nét văn hóa ẩm thực của các bậc đế vương, Ming Dynasty sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm cực kỳ thú vị.


Tái hiện trọn vẹn vẻ đẹp, sự uy nghiêm của một hoàng cung lộng lẫy, Ming Dynasty mang đến cho thực khách cảm giác uy nghiêm và oai vệ của một bậc đế vương đang ngự thiện bữa ăn vương giả.
Tọa lạc tại vị trí khá đắc địa của khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, Ming Dynasty mang đến cảm giác vương giả và thâm cung với đèn lồng đỏ, bức tường dây leo quấn quýt. Cảm xúc thanh bình và dễ chịu ấy như theo từng bước chân trên con đường gạch rợp hương hoa sứ cùng ánh sáng dịu nhẹ tỏa ra từ những ngọn đèn đá kiểu cổ. Nhưng rồi bạn sẽ được dịp sửng sốt khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp uy nghiêm, cổ kính của một nhà hàng triệu đô mô phỏng cung điện sinh động với đá, gỗ, những bức tường hoa văn chạm trổ, các bức tượng bằng cẩm thạch, các bức phù dung sắc nét, khu vườn thượng uyển thơ mộng….

Sự sang trọng, dấu ấn vương triều càng thêm đậm nét với các bức tượng chiến binh mô phỏng lăng mộ Tần Thủy Hoàng trưng bày dọc hành lang, hay thiết kế tuyệt mỹ của hơn 20 phòng VIP đặt tên theo niên đại các vị vua với trường kỷ, bàn ghế tinh xảo, những bức hoành tái hiện đời sống hậu cung với vẻ đẹp tuyệt mỹ của giai nhân, hay bức tranh sơn thủy sắc nét hoặc những bộ chán đĩa với hoa văn tuyệt đẹp được đặt làm bằng tay mang về từ Trung Quốc, chiếc gụ gỗ vương giả. Trong không gian ấy, những giai điệu từ bộ đàn dây càng tăng thêm vẻ thâm trầm, uy nghiêm và cổ kính khiến mỗi thực khách có cảm giác mình trở thành bậc đế vương uy nghi và oai vệ.
Thực đơn của Ming Dynasty phong phú với hơn 100 món ăn mang đậm nét cung đình. Thượng phẩm có thể kể đến bào ngư, vi cá, yến sào… “dân dã” có thể kể đến các món như súp hải sản hầm nước dừa, lưỡi phụng hoàng chiên tỏi, cơm chiên xốt cải xanh, sườn non xông khói Quảng Đông, gà nướng rượu Trung Quốc, tam tiên hành vân… Tất cả các món ăn đều nổi bật về tính sáng tạo, mùi vị, trình bày và thưởng thức, món vịt quay Bắc Kinh là một minh chứng.

Trước con vịt quay béo ngậy, vàng ươm cùng hương thơm khó cưỡng, vị giác của bạn đã bị kích thích, cảm giác sẽ còn tăng lên khi người phục vụ khéo léo lóc từng miếng da mỏng tang, rồi cuốn gọn với bánh bía, hành hoa, dưa leo càng đã mắt. Chấm nhẹ cái cuốn bé xinh ấy vào chén nước tương có mày quyến rũ, cắn nhẹ, bạn sẽ cảm nhận được vị thanh mát của dưa leo, cay nồng của hành hoa, của ớt, chua chua, đậm đà "đã miệng". Một điều ít ai biết là để được những miếng da đạt chuẩn như vậy, khâu chọn vịt, sơ chế, tẩm ướp gia vị, nướng phải được tiến hành cẩn thận từng chi tiết. Vịt cũng không được quay trực tiếp trên bếp than mà dùng nhiệt của đá cuội, quay chín.
Sau khi thưởng thức xong món cuốn giòn, phần thịt còn lại, bạn có thể yêu cầu chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như súp tam tơ thịt vịt, mì xào thịt vịt, thịt vịt xào gừng hành, cơm chiên thịt vịt, vịt cháy tỏi ớt… Mỗi món ăn sẽ mang đến cho bạn cảm nhận khác nhau, song một thực đơn “thông minh” sẽ là món thịt vịt rang muối với cái cháy giòn, vị thơm của thịt vịt quay được tẩm ướp vừa miệng và vị ngon của những cọng mì dai mềm, thịt vịt tươi ngọt và phần nước xốt đậm đà, quyến rũ trong món mì xào thịt vịt. Nhấm nháp món ăn ấy cùng vị chát, hương thơm của rượu vang đỏ càng tuyệt.
Trong văn hóa ẩm thực, đồ uống có cồn chiếm một vai trò quan trọng. Bất cứ ai cũng sẽ phải sử dụng dù ít hay nhiều. Amthuc365.vn xin mách bạn một số lời khuyên khi sử dụng nó.

1. Không nên trộn lẫn nhiều loại đồ uống với nhau
Tốt nhất bạn nên dùng một loại đồ uống trong suốt buổi tiệc. Trong trường hợp uống cocktails, bạn nên chắc rằng cốc mình đang uống không bị pha trộn. Mọi người vẫn thường nói rằng để không bị say, thì ta không nên trộn các loại đồ uống với nhau, đơn cử như rượu whiskey pha với rượu rhum hay với rượu gin. Nhưng trên thực tế thì mức độ cồn trong máu sẽ quyết định việc chúng ta bị say hay không, và nó cũng còn phụ thuộc vào lượng cồn mà chúng ta uống vào, do đó loại rượu mà chúng ta uống không phải là nguyên nhân chính.
Tuy nhiên khi uống hỗn hợp các loại rượu, thì chất cồn sẽ được chuyển rất nhanh từ dạ dày vào máu, điều đó làm cho bạn bị say nhanh hơn cộng thêm vào đó là những cơn đau nhức đầu, những dư vị khó chịu để lại sau đó. Cái dư vị khó chịu đó sẽ ngày một gia tăng thêm.
2. Chất cồn được coi như là một chất kích thích tình dục

Thức uống có cồn thường được dùng để “thư giãn” chút ít. Tuy nhiên, nó thường gây ra sự khó kiềm chế và làm giảm hưng phấn quan hệ tình dục.
Rượu tạo cho con người có nhiều cảm giác phấn khích hơn để làm những gì mà họ muốn, nhưng đồng thời cũng khiến họ không nhận thức được về hậu quả của chúng.
Các nhà nghiên cứu tại Harvard đã chỉ ra rằng việc quan hệ tình dục ngoài ý muốn của những người thường xuyên “chè chén” chiếm 40% so với những người không dùng cồn thường xuyên (8%) và quan hệ không an toàn chiếm 22% so với 4% ở những người không dùng rượu.
Một lượng nhỏ rượu có thể làm tăng tuần hoàn máu (do đó có khả năng kích thích khả năng tình dục) tuy nhiên với một lượng lớn, chất cồn có thể làm giảm khả năng cương cứng của cơ quan sinh dục (sự bất lực) do sự hoạt động của nó trên các động mạch và tĩnh mạch. Do đó, khả năng phát dục giảm đi bởi vì nó làm giảm mức kích thích hoóc môn sinh dục ở nam giới.
3. Hãy lót dạ trước mỗi trận nhậu
Bạn mời mọi người đến nhậu và đương nhiên với tư cách là chủ, bạn đã uống thật nhiều, chỉ là để thể hiện lòng hiếu khách của mình. Rồi sau đó bạn tự hứa: “ đây sẽ là lần cuối cùng tôi uống nhiều như thế này”... lẽ tất nhiên cho tới khi một bữa tiệc tiếp theo diễn ra.
Một lời khuyên cho bạn là hãy trước mỗi bữa nhậu khoảng một tiếng bạn nên ăn một chút khoai tây rán hoặc bánh sandwich với xúc xích và bơ, cách đó sẽ hạn chế tối đa những tác dụng do rượu đem lại. Bánh mì và khoai tây rán sẽ hấp thụ lượng cồn để nó không thể ngấm thẳng vào máu được.
4. Hãy nôn cho ra hết những gì có thể
Nếu bị say và nôn mửa, hãy cố gắng đừng để tàn dư của chúng sót lại trong dạ dày. Cố gắng cho ra càng sạch càng tốt. Tiếp đó, hãy uống chút nước tăng lực. Nó sẽ giúp bạn bổ sung lại những chất khoáng mà bạn đã bị mất.
Và lẽ dĩ nhiên, sau mỗi lần quá chén đó, cơ thể bạn cần một lượng nước tương đối lớn để bù lại. Do vậy, hãy uống nhiều nước hơn để bù lại lượng hao hụt đó. Nước sẽ làm trung hòa lượng cồn còn lại trong cơ thể bạn. Nhờ vậy, bạn sẽ tránh được cảm giác đau đầu, khó chịu do tàn dư của rượu gây ra.
Thuốc uống phòng tránh thai sẽ không có tác dụng nếu như phụ nữ uống chúng 4 tiếng trước khi bị nôn ra hết do uống quá nhiều.
5. Cảm giác khó chịu sẽ vẫn còn tiếp tục sau mỗi cuộc vui

Thuốc giảm đau như aspirin hay ibuprofen sẽ chỉ làm cho bạn cảm thấy khó chịu thêm mà thôi. Thêm vào đó, nếu bạn dùng chúng với một lượng lớn, trong một thời gian dài, thận của bạn sẽ bị nguy hại (có thể gây hỏng thận).
Khi gặp phải những cảm giác khó chịu đó, bạn có thể áp dụng một số những phương pháp tại gia để loại bỏ chúng mà không hề có tác dụng phụ gì xảy ra như:
Vắt một chút chanh vào cốc cà phê đen, không cho đường, sữa và uống.
Súp gà hoặc lòng (hay bất cứ loại thịt nào) đều được. Ăn 2 thìa mật ong cứ mỗi 30 phút kể từ khi tỉnh dậy cho tới lúc bạn bắt đầu cảm thấy khá hơn.
Ăn táo hoặc đậu phộng. Nhiều người cũng dùng đồ giấm để lấy lại lượng lớn muối đã mất.
Tuy nhiên, cách hữu hiệu nhất đó là: bạn hãy dùng chuối, sữa và mật ong (3 quả chuối trộn lẫn với sữa và mật ong.) Nó sẽ làm cho dạ dày bạn được ổn định, làm dịu thần kinh và làm giảm cơn đau đầu ghê gớm đó.
6. Ở Mỹ, có tới trên 30% dân số lạm dụng đồ uống có cồn
17.8% trong số đó là thường dùng quá nhiều (lạm dụng) và 12.5% là nghiện. Lạm dụng thường do các vấn đề của cá nhân, vấn đề tài chính hoặc vô số vấn đề thường ngày trong cuộc sống gây ra. Nghiện chất có cồn nghĩa là bản thân “con nghiện” không cưỡng nổi mình và bị thôi thúc tìm đến rượu. Trên đây là kết quả từ một cuộc nghiên cứu được thực hiện phỏng vấn 43.093 người Mỹ trưởng thành vào năm 2001-2002. Số liệu này cho thấy đồ uống có cồn hiện đang là chất gây nghiện đứng đầu ở Mỹ.
7. Lạm dụng thức uống có cồn gây ung thư vú
Năm 2007, Trường Đại học Y Mississippi tiến hành một nghiên cứu. Chính nghiên cứu này đã cho thấy việc uống đồ có cồn ở mức trung bình - khoảng hai cốc/ngày có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, bởi cồn kích thích sự phát triển của các khối u. Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra bởi đồ uống có cồn gây kích thích sự lớn dần các mạch máu. Các tế bào phải tăng cường hoạt động để bài trừ các độc tố do cồn gây ra.
Đồ uống có cồn là một loại độc tố và các tế bào phải “gồng mình” để loại bỏ nó: chúng thải ra hoá chất, làm tăng dần mạch máu, nhưng những mạch máu cùng loại, lại là những gì mà một khối u cần để tồn tại, bởi vì chúng cung cấp cho những khối u đó ôxi và chất dinh dưỡng.
8. Rượu làm cho con người “bản năng” hơn
Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng 22% trong số những người không nghiện rượu có từ 10 bạn tình hoặc có khi còn nhiều hơn, trong khi với con số này ở những người có vấn đề với rượu chiếm tới 31% và những người nghiện rượu cao hơn hẳn (chiếm 45% ).
9. Nước tăng lực làm tăng tác dụng của thức uống có cồn

Theo như một cuộc nghiên cứu năm 2007 được thực hiện bởi Trường đại học Y Wake Forest, nước tăng lực được trộn với thức uống có cồn sẽ tạo ra chất cồn nhiều hơn so với thông thường. Tuy nhiên nó cũng chỉ dừng lại ở việc làm tăng tác dụng của thức uống cồn mà thôi.
Sinh viên là đối tượng của nghiên cứu trên. Kết quả cho thấy chính sinh viên là người thích trộn nước tăng lực và thức uống có cồn. Do đó, cũng chính sinh viên là những người thường dễ bị tai nạn, tổn thương hơn so với những người không dùng hỗn hợp như vậy (Do nước tăng lực đã làm tăng tác dụng của cồn). Chính những người dễ bị tổn thương này là đối tượng chiếm tỉ lệ lạm dụng tình dục cao hơn.
Uống hỗn hợp rượu - tăng lực sẽ làm cho lượng cồn mỗi người dùng tại các bữa tiệc tăng cao lên (tỉ lệ nước tăng lực là 5.8 so với đồ uống có cồn là 4.5), và trong các bữa nhậu lớn thậm chí tỉ lệ này còn nhiều hơn, chiếm 36% (8.3 so với 6.1). Số lượng của những bữa tiệc uống hàng tuần cũng tăng lên gấp đôi cho những ai muốn uống lẫn nước tăng lực và đồ uống có cồn (với tỉ lệ là 1.4 so với 0.73 các ngày trong một tuần).
Các công ty sản xuất nước tăng lực luôn chào hàng bằng những thứ nguyên liệu không mấy phổ biến như chất taurine được cho là để tăng cường khả năng hoạt động của con người. Hay nhân sâm cũng được các công ty khẳng định là một chất kích thích tình dục. Tuy nhiên thành phần chính trong những chai nước tăng lực đó lại là chất ca-fê-in.
Việc pha hỗn hợp ca-fê-in (một chất kích thích) và đồ uống có cồn ( một chất giảm đau) giống như việc đi vào trong một chiếc ô tô và cùng lúc vừa đặt chân lên bàn đạp ga vừa đặt lên tay phanh vậy. Chất cồn làm giảm khả năng lái xe, phản ứng khách quan và phán đoán của sinh viên. Họ không nhận thức được rằng chính bản thân họ đang uống độc tố vào cơ thể mình.
10. Rượu và bia có giống nhau khi là chất cồn
Mọi người vẫn thường bảo nhau rằng rượu không hữu hiệu nếu bạn muốn thân hình mình eo thon hơn. Nhưng bia thì khác, bia có khả năng kích thích làm cho bạn ăn ngon hơn nhờ những calo có sẵn trong đó.
11. Rượu và những bệnh nhân phẫu thuật cắt bớt dạ dày
Những người vừa trải qua cuộc phẫu thuật cắt bớt dạ dày (khi bị béo phì) thường dễ bị ảnh hưởng hơn và sẽ mất thời gian dài hơn để loại bỏ những chất có cồn ra ngoài cơ thể.
12. Phụ nữ dễ bị tác động xấu của đồ uống có cồn hơn so với nam giới
Tại Mỹ, trong khoảng 15.1 triệu người lạm dụng và nghiện đồ uống có cồn thì đã có tới 4.6 triệu người là phụ nữ (chiếm gần 1/3 dân số).
Nhìn chung, phụ nữ ít dùng và cũng ít gặp phải những vẫn đề liên quan đến đồ uống có cồn hơn nhiều so với nam giới. Tuy nhiên ở những người uống nhiều rượu nhất, phụ nữ cũng mắc các chứng bệnh không thua kém gì so với nam giới. Đồ uống có cồn làm cho phụ nữ mắc các bệnh về gan, tim, trí não và các cơ quan khác. Ví dụ, lượng cồn tối thiểu để gây ra bệnh xơ gan ở nữ giới chỉ bằng 1/3 so với lượng này với cơ thể nam giới.
Một giả thuyết cho rằng đó là do cơ thể của nữ giới nhỏ hơn, hơn nữa với sự thật là cơ thể phụ nữ có xu hướng dự trữ những mô béo nhiều hơn so với nam. Chất cồn được hoà vào lượng nước trong khắp cơ thể. Cơ thể càng chứa nhiều nước, thì chất cồn càng được hoà tan.
Thêm nữa, cơ thể nữ giới có ít nước hơn so với ở nam giới vì thế mà các cơ quan của nữ dễ bị tác động với đồ uống có cồn hơn trước khi chất cồn đó được bão hoà.
Mô chất béo thực hiện phức tạp việc chuyển hoá chất cồn có trong chất béo (lipit) và theo cách này nó sẽ làm loãng đi những chất cồn đã được uống vào trong cơ thể.
Nhân tố thứ ba nữa trong dạ dày của phụ nữ đó là enzim. Enzim tác động mạnh đến chất cồn trước khi chúng hoà lẫn vào máu. Enzim thường hoạt động kém hơn trong dạ dày của nữ giới. Trong trường hợp lạm dụng chất kích thích này, lượng cồn trong máu phụ nữ sẽ cao hơn và nguy cơ gặp phải các tác động xấu cũng cao hơn nhiều so với nam giới.

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Khi nhà có khách khiến bạn đang băn khoăn không biết chọn thực đơn nào, món mì phong cách ẩm thực Italy sẽ là một gợi ý khá hấp dẫn cho bạn. 

Nguyên liệu:

Làm mì Tagliolini:
  • Bột mì: 500g
  • Dầu ôliu: 50g
  • 8 lòng đỏ trứng
  • Trứng gà: 4 quả
  • Muối: 30g.
Làm xốt:
  • Tỏi: 1 củ
  • Mùi tây: 30g
  • Tôm: 50g
  • Sò (đã bỏ vỏ): 50g
  • Ngao (đã bỏ vỏ): 50g
  • Cà chua: 100g
  • Dầu ôliu
  • Muối, hạt tiêu
  • Vang trắng.
Cách làm:

  • Cho các nguyên liệu làm mì vào máy trộn trong 15 phút cho tới khi bột mềm. Nhấc ra, bỏ vào tủ lạnh (ngăn dưới) 30 phút.
  • Chuẩn bị xốt: Phi thơm tỏi với dầu ôliu và mùi tây, sau đó cho tôm, sò, ngao vào cùng với cà chua gọt vỏ cắt nhỏ. Sau đó cho rượu vang trắng vào, đun 5 phút, đậy vung lại và tắt bếp.
  • Lấy bột đã trộn ra khỏi tủ lạnh. Dùng máy cán mì thành sợi. Đem luộc trong nước có chút muối. Bỏ ra ăn nóng cùng với xốt hải sản ở trên.
  • Nếu không có máy cán mì thì dùng lăn cán mỏng, sau đó dùng dao cắt thành sợi.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!
Các nhà nghiên cứu về mối liên hệ giữa phụ nữ và ẩm thực cho biết: Phụ nữ mang thai nên ăn nhiều trứng và thịt nạc để con giảm được nguy cơ cao huyết áp và các vấn đề về sức khỏe tâm thần sau này.



Chất dinh dưỡng có tên là choline, có ở trong thịt nạc, trứng, đậu và súp lơ xanh, có thể giúp giảm nguy cơ trẻ bị ốm liên quan đến stress và các bệnh mạn tính sau này.
Các nhà khoa học ở Đại học Cornell đã nghiên cứu những thay đổi ở “các chỉ báo biểu sinh” – các chất hóa học gắn kết ADN và ảnh hưởng tới cơ chế hoạt động của các gen - ở một nhóm gồm 26 phụ nữ mang thai ở 3 tháng cuối của thai kỳ.
Các chỉ báo biểu sinh là rất quan trọng vì chúng xác định xem liệu các gen đơn lẻ là “bật”, nghĩa là hoạt động hợp lý, hoặc “tắt”, khiến các gen hoạt động chậm.
Một số phụ nữ được phân dùng 480mg choline mỗi ngày qua chế độ ăn và các chế phẩm bổ sung – một lượng chỉ cao hơn mức khuyến nghị một chút – trong khi đó những phụ nữ còn lại được dùng liều 930mg/ngày.
Các nhà nghiên cứu thấy rằng liều choline cao hơn khiến nhiều chất hóa học hơn được gắn vào ADN của phụ nữ, thay đổi các gen điều tiết hoạt động hormon trong cơ thể.
Gen điều tiết quá trình sản sinh cortisol, một hormon liên quan với nguy cơ stress và các rối loạn tiêu hóa, làm đổi hướng để nồng độ của nó trong máu của trẻ là thấp hơn 33%.
Giáo sư Eva Pressman, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết phụ nữ bị trầm cảm hoặc lo âu (các bệnh làm tăng nồng độ cortisol) có thể hưởng lợi từ việc dùng choline như một biện pháp dự phòng.
Trong tương lai, phữ nữ mang thai có thể sẽ được kê thêm viên choline để giúp giảm nguy cơ trẻ sinh ra bị mắc các dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống.
Bạn đã thử làm món thịt lợn xốt tương? Món ngon lạ miệng bạn nên thử và cùng làm cho bữa cơm gia đình thêm ngon miệng nhé!

Món thịt xốt này ăn với cơm nóng thì còn gì bằng. Cùng thử nhé các bạn!
Món thịt xốt này chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng đấy!

Nguyên liệu
  • 2 chén thịt lợn thăn
  • 1 muỗng canh tỏi và gừng băm nhỏ
  • 1 muỗng canh dầu ô liu
  • 1 muỗng canh dầu mè½ chén nước tương
  • 4 muỗng canh đường
  • 1 chén nước
  • 1 muỗng canh nước mắm tỏi ớt
  • 2 nhánh hành hoa xắt nhỏ

Thực hiện:



Ở các vùng đất cát ven biển miền Trung, xương rồng thường mọc hoang thành rừng và người dân nơi đây không bỏ lỡ cơ hội để biến chúng thành những món ăn khoái khẩu. Dưới đây amthuc365.vn xin chia sẻ một số món ngon từ xương rồng.



Xương rồng thường gợi đến liên tưởng về một loài cây có gai nhọn tua tủa, mọc trên các vùng sa mạc cằn khô. Tuy vậy, với triết lý “cái gì cũng có thể ăn được”, người Việt đã biến xương rồng thành nhiều món ăn khoái khẩu.
Vị ngọt của “rồng xanh”
Trong số các đặc sản từ xương rồng, đại diện đầu tiên phải kể đến là một sản vật rất quen thuộc với người Việt - quả thanh long.
Thanh long vốn là một thành viên của gia đình xương rồng, có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ, ngày nay được trồng ở nhiều nơi trên thế giới để lấy quả. Cái tên của chúng có nghĩa là “rồng xanh”, xuất phát từ những chiếc “vảy” màu xanh bao bọc phía ngoài quả. Cũng có truyền thuyết kể rằng, thanh long được tạo ra bởi một con rồng trước khi nó chết.
Mặc dù hình thù bên ngoài khá kỳ dị, khi bổ ra làm đôi, thanh long trở nên rất hấp dẫn trong con mắt thực khách. Phần thịt của quả thanh long màu trắng, bên trong điểm chi chít những hạt nhỏ li ti, màu đen như vừng. Thịt quả có kết cấu xốp, mềm độc đáo cùng vị ngọt thanh rất đặc trưng. Thanh long có thể ăn sống, nấu chín hoặc làm mứt.
Không chỉ ngon, thanh long cũng là một loại quả rất bổ dưỡng. Chúng được liệt kê vào danh sách “siêu thực phẩm” vì sở hữu một hàm lượng đáng kể vitamin C, carotin, canxi, một số loại vitamin B, một số chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa khác. Những dưỡng chất này giúp hệ thống tiêu hóa trong cơ thể hoạt động tốt hơn, đem lại cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh, năng lượng dồi dào…
Vùng trồng thanh long nhiều và nổi tiếng nhất tại Việt Nam là vùng đất Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Khi đến đây, du khách có thể bắt gặp những cánh đồng thanh long phủ xanh bạt ngàn.
Thanh long ở đây không chỉ nhiều mà còn thơm ngon nức tiếng. Tại Bình Thuận, thanh long còn được chế biến thành hơn 20 loại món ăn khác nhau như thanh long xào lăn, gỏi thanh long, thanh long kho tộ, thanh long um sườn non, chè thanh long... Thanh long cũng là một đặc sản ở  Huyện Châu Thành của tỉnh Long An. Những trái thanh long ở nơi đây không to như thanh long Phan Thiết, nhưng có vị ngọt và đậm đà hơn.
Ngon như… hoa quỳnh
Nói đến hoa quỳnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một loài hoa đẹp, có hương thơm quyến rũ và chỉ nở trong đúng một đêm. Ít ai biết rằng cây hoa quỳnh cũng là một loài xương rồng, và ngạc nhiên hơn cả là chúng có thể được chế biến thành món ăn rất tuyệt vời.
Quỳnh rất dễ trồng, chỉ cần một chiếc lá quỳnh già, vùi xuống đất mềm, vài tháng sau đã ra rễ, đâm cành, nảy lộc thành một bụi quỳnh tươi tốt. Khi được chăm sóc tốt, đến mùa, một cây quỳnh có thể ra hàng chục bông hoa. Vì hoa quỳnh khá to nên chỉ cần một, hai bông là đã đủ để chế biến được một món ăn.
Món đơn giản nhất là nấu canh với thịt nạc hay tôm tươi. Để chế biến, phải rửa sạch bụi phấn hoa, bỏ cuống và nhụy, sau đó mới xắt ra nấu. Bát canh hoa quỳnh hơi nhơn nhớt nhưng lại ngon ngọt, dễ ăn.
Hoa quỳnh
Bên cạnh canh, cũng có thể làm gỏi hoặc xào hoa quỳnh với thịt bò. Cánh hoa quỳnh mảnh nên chín nhanh, chỉ cần đảo sơ qua với thịt bò là dùng được. Nếu làm gỏi thì nguyên liệu trộn thông thường như tôm, thịt nạc, cà rốt, hành tây...
Ngoài ra, hoa quỳnh vừa nở xong, còn tươi thái nhỏ chưng với đường phèn hoặc mật ong với trứng gà vừa là một món ăn nóng hổi thú vị, vừa có tác dụng chữa các chứng ho, hen suyễn.
Đặc sản xương rồng xứ Quảng
Ở các vùng đất cát ven biển miền Trung, xương rồng thường mọc hoang thành rừng, và người dân nơi đây không bỏ lỡ cơ hội để biến chúng thành những món ăn khoái khẩu.
Để lấy được xương rồng, cần khéo léo tách các đọt xương rồng sao cho gai không đâm vào tay. Buổi trưa đi làm đồng về, sau khi bắc nồi cơm lên bếp, người nông dân cầm dao ra bãi cát phạt chừng 3-5 đọt xương rồng đem về là cả nhà đã có một bữa canh mát lòng.
Chế biến xương rồng rất đơn giản. Chỉ cần gọt sạch gai ở bốn phía, tách lớp màng mỏng ở ngoài cho sạch rồi thái mỏng, đem luộc trên bếp chừng 5 phút, khi màu xanh chuyển sang màu vàng là được. Xương rồng luộc lên có màu vàng như dưa cải muối chua, đem vắt ráo nước là có thể xào, nấu món gì tùy thích.
Gỏi xương rồng
Xương rồng luộc có vị chua chua, thơm nhẹ chứ không chua đậm như khế, không chua gắt như chanh. Cá lóc hay cá trê xắt lát đem ướp mắm muối, gia vị, bắc chảo xào lên cho thấm rồi cho xương rồng vào, đảo qua vài lượt rồi chế nước sôi vào. Nồi canh sôi chừng ba phút, nêm nếm vừa ăn cho thêm ngò gai, hành lá vào là có thể ăn ngay được.
Xương rồng khi nhai trong miệng cảm giác dai dai, sần sật, chua chua rất ngon chứ không mềm như dọc mùng. Mùa hè ở xứ cát nóng nực, bữa trưa chỉ cần một bát canh chua xương rồng kèm với chén nước mắm ớt là cả nhà đã có một bữa cơm ngon miệng.
Xương rồng luộc xong vắt ráo nước đem xào với mỡ, nêm thêm muỗng nước mắm cũng là một món dễ đưa cơm. Mùa đông mưa dầm không đi chợ được, các mẹ ở vùng cát chỉ cần ra sau vườn cắt vài đọt xương rồng vào luộc trộn với một nhúm đậu phộng rang giòn là đã có một món gỏi xương rồng thơm nức mũi. Đây cũng là một trong những món nhậu khá bắt mồi của ngư dân vùng cát trong những ngày trăng sáng, thuyền nằm bờ.
Sưu tầm

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Ẩm thực từ nấm là thực phẩm bổ dưỡng và có thể chế biến được nhiều món ăn ngon miệng. Amthuc365.vn xin giới thiệu với bạn một số công thức nấu món ngon từ nấm.



1. Thịt bò xốt nấm

Thịt bò không chỉ bổ dưỡng mà còn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng, trong đó có thịt bò xốt nấm.
2. Súp gà nấm hương

Đây là món ngon dễ làm và ngon miệng với vị ngọt của gà cùng mùi thơm của nấm sẽ khiến bữa ăn của gia đình bạn thêm tuyệt vời.
3. Tôm xào giá và nấm hương

Chỉ mất khoảng 15 phút bạn đã có một món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và ngon miệng cho cả gia đình.
4. Mực xào nấm hương

Mực giòn giòn kết hợp với vị thơm của nấm hương làm cho món ăn khó lòng mà cưỡng lại được.
5. Củ sen xào nấm
Món ăn này rất bổ dưỡng, dễ làm với vị thơm của nấm, vị ngọt của củ sen và cà rốt.
6. Đậu phụ xốt nấm thịt băm

Với cách chế biến dễ dàng, mùi thơm đặc trưng của nấm, vị ngọt mềm của thịt và độ ngậy của đậu phụ quyện vào nhau làm cho món ăn ngon, hấp dẫn.
7. Cơm cá hấp nấm

Hôm nào lười nấu nướng bạn thử nấu món cơm cá hấp nấm dưới đây, không tốn nhiều thời gian mà lại đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Món này cũng không cần chiên xào nhiều dầu mỡ, nên rất tốt cho sức khỏe.
8. Nấm xào sả ớt

Nấm xào sả ớt thơm ngon sẽ là món ngon hấp dẫn ngày mưa này, cách chế biến cũng khá đơn giản.
9. Trứng rán nấm rơm
Món ăn mang hương vị vừa quen thuộc vừa mới lạ sẽ giúp bạn trổ tài nấu nướng với các thành viên trong gia đình.
10. Nấm đông cô nhồi chả cá
Nấm đông cô điều tiết chuyển hóa cholesterol máu, giàu đạm, giàu khoáng chất. Trong nấm đông cô chứa 158Kcal; 21g protein; 3.6g lipid; 8g glucid do vậy, nó có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
11. Trứng cút om nấm
Món trứng sẽ không còn nhàm chán khi bạn kết hợp với nấm và cà chua, giúp bữa cơm gia đình của bạn thêm phong phú.
12. Gà xào hành nấm

Cuối tuần là lúc mọi người có thời gian quây quần bên nhau, cũng nhau thưởng thức những bữa cơm thân mật ấm cúng cùng gia đình. Vậy tại sao bạn không trổ tài món gì vừa ngon, bổ dưỡng và đem lại cảm giác mới lạ cho mọi người nhỉ. Gà xào hành nấm là một gợi ý thú vị cho bạn đó.
13. Cá quả xốt gừng nấm
Miếng cá giòn, dai, thơm hòa quyện cùng nước xốt chua chua, ngòn ngọt thêm vào đó là vị ngọt mát của rau củ. Hãy thử món ăn này để cảm nhận hương vị nồng nàn trong mái ấm của chúng ta và cả trong từng bữa ăn ấm áp này.
14. Chân giò nấu nấm
Mùi thơm của nấm đông cô quyện với vị ngọt của tôm và giò sống làm cho món canh thanh mát bạn khó lòng từ chối. Cùng vào bếp làm món canh ngon này nhé!
15. Tôm rim nấm mèo hành tây

Vẫn là món tôm rim quen thuộc nhưng có thêm biến tấu trong phần nguyên liệu mang lại cảm giác ngon lạ cho một món ăn quen.
16. Rau nhút xào nấm rơm
Ngày hè những món ngon từ rau luôn được ưa chuộng. Món ăn không chỉ ngon mà bảo đảm sức khỏe ngày hè cho bạn, tránh thức ăn nhiều chất béo sẽ làm cho bạn nóng hơn.
17. Bò cuộn nấm xốt thịt cua

Món ngon, lạ, hấp dẫn và hương vị mới sẽ làm cho bạn hài lòng về sản phẩm của mình.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!
Mực giòn giòn kết hợp với vị thơm của nấm hương làm cho món ăn khó lòng mà cưỡng lại được. Với công thức chế biến đơn giản món ăn sẽ là gợi ý hay cho bữa trưa đầu tuần bận rộn.

guyên liệu:
  • Mực tươi: 300g
  • Cà rốt: 1 củ
  • Nấm hương: 15 tai
  • Hành hoa, rau mùi
  • Hành, tỏi: 1 củ
  • Gia vị: dầu ăn, dầu hào, bột nêm, mì chính.
Cách làm:
Ảnh minh họa (nguồn internet)
  1. Mực ống làm sạch cắt miếng vừa ăn.
  2. Cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa rồi thái mỏng. Hành hoa rửa sạch cắt khúc, hành tỏi bóc vỏ đập dập băm nhỏ.
  3. Rửa nấm hương với nước lạnh rồi cho vào bát ngâm nước ấm.
  4. Phi thơm hành tỏi.
  5. Cho mực vào xào với lửa to. Nêm một chút gia vị. Rồi cho ra đĩa.
  6. Cho nấm hương vào xào cùng một chút dầu ăn. Tiếp đến cho cà rốt vào xào, đảo nhanh tay.
  7. Cho mực vào đảo đều, thêm mì chính, một ít bột nêm rồi tắt bếp.
  8. Bày mực xào nấm hương lên đĩa (có thể cho một ít hạt tiêu nếu thích) rồi dùng với cơm nóng.
Chúc bạn ngon miệng!
Thịt bò không chỉ bổ dưỡng mà còn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng. Amthuc365.vn xin giới thiệu với bạn một món ăn ngon miệng từ thịt bò nhé!



Nguyên liệu:
  • 200g thịt bò nạc, thái miếng nhỏ
  • 25g nấm linh chi trắng
  • 25g nấm linh chi nâu
  • 25g nấm đông cô tươi
  • 200g nấm bào ngư
  • 50g đậu hà lan
  • 100g cà rốt
  • 1/4 củ hành tây nhỏ
  • 30ml rượu vang trắng
  • 1/2 viên súp bò cô đặc
  • 10ml bơ
  • Tỏi băm, muối, tiêu, 1 chút rau mùi tây, thái nhỏ.
Cách làm:

  • Rửa sạch tất cả các nguyên liệu là rau củ. Riêng cà rốt và hành tây gọt vỏ, thái hạt lựu nhỏ.
  • Ướp thịt bò với muối, tiêu và tỏi băm.
  • Viên súp bò cô đặc hòa tan vào khoảng 50ml nước nóng.
  • Đun chảy bơ, cho thịt bò vào xào nhanh tay cho vừa chín tái.
  • Gắp thịt ra, cho hành tây và cà rốt vào xào đều khoảng 3 phút thì cho các loại nấm và đậu Hà Lan vào, đảo đều cho nóng rồi thêm rượu vang và nước dùng bò, đậy vung, nấu nhỏ lửa.
  • Các loại nấm sẽ ra thêm nước.
  • Đun khoảng 5-7 phút thì nêm lại gia vị cho vị mặn vừa ăn.
  • Bò xốt nấm ăn nóng sẽ ngon.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!
Đất nước Việt Nam ta đã trải qua hơn 4000 năm lịch sử, có lúc đau thương nhưng cũng chẳng thiếu tháng ngày hào hùng, oanh liệt. Trải suốt thời gian ấy, dân tộc ta đã không ngừng đúc kết, vun đắp cho riêng mình một nền văn hóa ẩm thực mang đầy chất Việt, vô cùng đặc sắc và phong phú. 

Năm tháng xưa đã qua đi, nhưng những tinh hoa trong ẩm thực mà cha ông để lại vẫn luôn thôi thúc người nay tìm hiểu về chúng, nhất là những món ăn trong ẩm thực cung đình xưa…Đất nước Việt Nam ta đã trải qua hơn 4000 năm lịch sử, có lúc đau thương nhưng cũng chẳng thiếu tháng ngày hào hùng, oanh liệt. Trải suốt thời gian ấy, dân tộc ta đã không ngừng đúc kết, vun đắp cho riêng mình một nền văn hóa ẩm thực mang đầy chất Việt, vô cùng đặc sắc và phong phú.
Năm tháng xưa đã qua đi, nhưng những tinh hoa trong ẩm thực mà cha ông để lại vẫn luôn thôi thúc người nay tìm hiểu về chúng, nhất là những món ăn trong ẩm thực cung đình xưa…

Bát trân trong ẩm thực cung đình xưa
Ẩm thực Việt Nam có đủ các món ngon, từ nơi dân dã đến tận chốn cung đình cao sang. Đặc biệt, những món ăn ngon, đẹp, tinh túy, không những giàu chất dinh dưỡng mà còn mang cả tính chất y lý trong từng nguyên liệu sử dụng để đạt được sự trường thọ cho người ăn - các bậc vua chúa ngày xưa. Chúng luôn hấp dẫn các thực khách ngày nay, chẳng hạn Bát trân - 8 món ăn quý hiếm mà xưa kia chỉ dành cho giới hoàng tộc vương giả.
1. Nem công:
amthucviet2.jpg
Công là một loài chim có bộ lông đẹp, thường sống ở các cây hoặc gò cao. Thịt công có tính giải độc. Ngày xưa, việc săn bắt công để lấy thịt phục vụ cho việc chế biến thức ăn không phải dễ dàng. Nem công là món ăn đặc biệt của người Việt được chế biến không qua nấu nướng. Theo đó, thực phẩm tự chín bằng sự lên men vi sinh do tác động của các gia vị có tính nóng (riềng, tỏi, tiêu...) phối hợp với nguyên liệu chính là thịt đùi công đã được giã mịn. Khi ăn nem công, thịt công hấp thụ vào máu có khả năng giải các thứ độc tố mà con người lỡ ăn phải. Đây là điều then chốt để hiểu vì sao nem công lại là món ăn quý. Việc tranh giành ngôi báu khiến con người cố sát, đầu độc nhau trong lịch sử của các triều đại không phải là không có. Do đó, món ăn này được xem như "thần hộ mạng" của các bậc đế vương.
2. Tây ngu bì (Da tây ngu):

Loại thú tây ngu hay còn gọi là tê ngưu chỉ sống ở trong các rừng sâu, ăn toàn loại cây cỏ có gai. Da tây ngu cứng, dày, chỉ duy nhất ở nách có một lớp da rất mỏng. Nếu biết bắn hay đâm vào điểm ấy thì mới có thể làm con vật chết. Phần da nách ấy, khi ngâm nước sẽ mềm ra, nấu thành món ăn rất ngon và vô cùng bổ dưỡng.
3. Hùng chưởng (Bàn tay gấu):

Loài gấu giống đực gọi là bi, giống cái gọi là hùng. Gấu có sức mạnh, rất giỏi leo cây, thích ăn mật ong ở các tổ trên cành cao. Lúc đói hoặc lúc trú đông, gấu có thể ở trong hang không ra ngoài, không có thực phẩm thì chỉ liếm bàn tay (hai chân trước) để sống. Bàn tay gấu là một món ăn rất ngon và bổ dưỡng.
4. Gân nai:

Gân nai được dùng để chế biến món ăn, rất ngon. Khi làm thịt, dùng lửa thui đùi nai, cạo sạch lông. Sau đó, cho giò vào nước luộc mềm. Dùng dao nhọn xẻ tách gân ra khỏi phần bắp thịt. Cho gân nai vào phiêu trong nước có ít muối và dấm cho trắng. Khi gân đã mềm, cắt khúc, hầm chung gân nai với tôm khô, măng củ đậu, chả lụa... trong nước hầm gà đã lọc trong veo. Nêm gia vị vừa ăn khi các nguyên liệu đã chín mềm.
5. Chả phượng:

Loài chim phượng là giống chim đực, còn giống cái được gọi là chimhoàng. Loài phượng chỉ sống ở núi cao, ít người trông thấy nên việc săn bắt là rất khó. Thịt phượng được giã mịn, nêm gia vị, gói vào lá chuối thật kín rồi hấp chín. Cũng như chim công, thịt chim phụng vừa có chất dinh dưỡng, vừa có tác dụng dược tính nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe.
amthucviet1.jpg
6. Môi đười ươi:

Đười ươi là một giống khỉ lớn. Môi đười ươi rất ngon nên thường được dùng để chế biến các món sơn hào dâng vua chúa. Tuy nhiên, ngày nay, giống thú này rất quý hiếm, vì vậy chúng ta cần phải ra sức bảo vệ.
7. Thịt chân voi:

Voi là loài vật to nhất trong loài thú bốn chân, rất thông minh và lanh lợi. Thịt voi rất nhạt nhẽo như người đời vẫn thường nói "mười voi không được bát nước xáo". Vì vậy, khi voi chết, người ta thường chỉ lấy mỗi ngà voi. Nhưng có một điều ít ai biết là ở bàn chân voi có một lớp thịt gân mềm, chế biến thành món ăn rất ngon. Nó là một thực phẩm rất khó kiếm nên chỉ dành riêng dâng vua chúa.
8. Yến sào:
Việt Nam là một trong 8 quốc gia trên thế giới có yến sào. Đó là tổ của loài chim hải yến - một thực phẩm cao cấp vô cùng quý giá, được chia thành nhiều loại: yến huyết, quan địa, bài...; mỗi loại đều có chất lượng khác nhau, nhưng tất cả đều có giá trị về dinh dưỡng cũng như kinh tế rất lớn. Bản thân yến sào không phải là một món ăn ngon, mùi yến sào tanh tanh, vị nhạt nhạt nhưng ăn nó sẽ giúp bồi bổ thần kinh, gân cốt, chữa bệnh kiết, chống suy nhược và kéo dài tuổi thọ. Yến sào có thể chế biến thành nhiều món như: chè yến, chè yến sào hạt sen, yến thả, bồ câu tiềm yến sào...
amthucviet3.jpg
Ngày nay, trong 8 loại thực phẩm quý hiếm trên chỉ còn yến sào là vẫn dễ dàng tìm kiếm và được phép sử dụng. 7 thứ còn lại, một số loài đã tuyệt chủng hoặc nếu còn, đều thuộc danh mục các loại thú quý hiếm phải hếtsức bảo vệ và gìn giữ. Nhưng chúng ta vẫn còn có thể tái hiện các bữa tiệc cung đình bằng chính những nguyên liệu cao cấp do nguồn tài nguyên phong phú của Việt Nam mang lại, mà phổ biến nhất là yến sào, vi cá, bóng cá, hải sâm, cua gạch, tôm hùm, sò huyết, bào ngư… để thu hút khách quốc tế khi họ đến với Việt Nam.
Ẩm thực ba miền phong phú và đa dạng. Mỗi miền có những đặc trưng riêng, cùng amthuc365.vn điểm danh những món ngon nổi tiếng ba miền nhé!

Bún chả Hà Nội, bún bò Huế hay mì Quảng là những món ăn mà khi nhắc đến tên gọi người ta sẽ biết được nguồn gốc xuất xứ của món ăn đó.
1. Bún chả Hà Nội

Bún chả là món ăn nổi tiếng của Hà Nội, mỗi khi nghe nhắc đến bún chả Hà Nội, người ta sẽ hình dung ra một món ăn đậm đà với các nguyên liệu quen thuộc như bún, thịt nướng, chả và nem. Bát bún chả hấp dẫn, thơm mùi quyến rũ của thịt và chả được nướng vừa chín tới. Nước mắm được pha vừa ăn, có vị béo của thịt, những lát đu đủ xanh, cà rốt đỏ ăn kèm có độ giòn, mềm cho bạn cảm giác ngon miệng.
Bún chả Hà Nội thường ăn kèm với các loại rau sống mang đậm hương vị của xứ Bắc như: xà lách, kinh giới, húng quế… các loại rau này khi ăn kèm với bún chả cho bạn cảm giác ngon miệng và đỡ ngấy hơn.
Một bát bún đủ màu với sắc trắng tinh của bún, xanh tươi của rau sống, màu vàng của chả, thịt nướng… ăn kèm với những cuốn nem to được thái thành từng miếng vừa ăn, tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên một hương vị đặc trưng của đất Hà thành. Ăn bún chả, cảm nhận vị ngọt và mềm của thịt nướng, hương vị hơi chua chua của nước mắm, cái giòn sần sật của miếng đu đủ hòa trong mùi thơm của các loại rau khiến cho món ăn này thật hoàn hảo.
2. Hủ Tiếu Sa Đéc

Sa Đéc là một thị xã của tỉnh Đồng Tháp, ngoài việc vang danh với nghề trồng hoa, cung cấp hoa cho thị trường miền Tây và TP HCM, Sa Đéc còn được nhiều người biết đến với món hủ tiếu thơm ngon từng níu chân bao người khi qua đây.
Cũng có đầy đủ các nguyên liệu quen thuộc như tôm, thịt, gan... nhưng hủ tiếu Sa Đéc có những nét khác biệt tạo nên sức hấp dẫn riêng so với hai thương hiệu còn lại. Chúng ta thường biết đến hủ tiếu có màu trắng, sợi nhỏ, mềm và không dai thì hủ tiếu Sa Đéc có sợi to, màu trắng đục, được chế biến từ loại bột gạo mịn màng, dẻo thơm của xứ Đồng Tháp Mười. Khi ăn, bạn cảm nhận được cái dai mềm, hơi giòn của sợi hủ tiếu cùng vị ngọt đọng lại trong miệng.
Bên cạnh đó, nước dùng cũng tạo nên hương vị riêng cho bát hủ tiếu. Được nấu bằng nước hầm xương lợn, nên có vị ngọt thanh rất đặc biệt. Thành phần trong bát hủ tiếu Sa Đéc không có gì khác so với Nam Vang hay Mỹ Tho, cũng là tim, gan, mực, tôm, thịt nạc…
Bát hủ tiếu với nước dùng trong vắt, ngọt thanh của xương heo kết hợp với các nguyên liệu ăn kèm một cách hài hòa cùng bánh hủ tiếu tươi ngon, được điểm xuyết thêm hành lá và rau mùi làm cho bạn không thể cưỡng lại được sức hấp dẫn từ món ăn. Rau ăn kèm cũng đơn giản với giá tươi, hẹ, xà lách, cần tay và không thể thiếu tỏi, ớt hiểm ngâm giấm.
3. Mì Quảng

Mì Quảng là món ăn đặc trưng của vùng đất Quảng Nam - Đà Nẵng. Trên bước đường tha hương của mình, người dân xứ Quảng đã mang theo món ăn đặc trưng của quê hương góp mặt ở mọi miền đất nước, bắt đầu từ các hẻm sâu, phố vắng, nơi lưu ngụ của cộng đồng người miền Trung để dần dần phổ biến nên một thương hiệu trong nền ẩm thực Việt Nam.
Cũng như phở, bún, mì Quảng cũng được chế biến từ gạo nhưng có hương vị và hình thức khác. Để làm mì, người ta dùng gạo còn nguyên vỏ cám, đem ngâm rồi xay tay. Bột xay đem tráng thành bánh và cắt nhỏ bằng dao rất điệu nghệ, hiện nay người ta dùng máy cắt bánh nhanh và vệ sinh hơn. Do gạo còn vỏ cám nên màu sợi mỳ đục chứ không phải ngâm nước tro. Trong quá trình tráng rồi chần mì, người ta bôi thêm dầu phụng (dầu lạc) để khỏi dính, vì vậy khi ăn có mùi dầu phụng rất béo.
Nước lèo của món này được nấu từ xương heo, thịt gà, tôm, cá lóc... hoặc có thể là những sản vật riêng có ở từng vùng quê miền Trung. Nước lèo phải sánh và bạn đừng ngạc nhiên khi không thấy nước nhiều như các món mì khác. Nước dùng của mì Quảng rất ít chỉ đủ thấm và quyện vào từng sợi mì và làm mềm những món rau ăn kèm, đó là yêu cầu của người sành ăn mì Quảng.
Khi ăn mì, người ta ăn kèm với bánh tráng (bánh đa). Bánh tráng phải nhất thiết là bánh tráng gạo có rắc vừng. Cùng với đó là các loại rau như xà lách, bắp chuối, diếp cá, rau húng, rau quế, rau cải, hành, mùi và một trái ớt sừng, những nguyên liệu đó hòa quyện vào nhau làm tăng thêm hương vị của tô mì Quảng.
Màu vàng óng ánh của sợi mì, chút đỏ của thịt gà kho, thịt heo hay vài con tôm đất... sắc trắng của miếng bánh tráng mè giòn rụm, sắc vàng nhẹ của lạc rang nhỏ, sắc xanh của các loại rau sống, rau thơm và một trái ớt sừng màu xanh chỉ riêng có ở Quảng Nam, tất cả hòa quyện vào nhau, tạo cho tô mì như một bức tranh đầy màu sắc được dọn ra trước mặt thực khách.
4. Bún bò Huế

Bún bò Huế là một trong những đặc sản nổi tiếng nhất của xứ Huế. Thành phần của bát bún bò rất đơn giản với bún tươi, thịt bò, nước dùng và rau ăn kèm. Đơn giản là thế nhưng dưới cách chế biến tài tình của người Huế thì bún bò đã trở thành một thương hiệu riêng của đất cố đô.
Trong bát bún bò của người Huế thì nước dùng là quan trọng nhất. Khi nấu nước dùng, người dân ở đây thường cho vào một ít mắm ruốc, chính gia vị này làm nên hương vị rất riêng của bún bò Huế. Trong bát bún bò của người Huế thì ngoài thịt bò chín hoặc tái, còn có thêm chả cá hoặc chả lụa, giò heo.
Ăn kèm với bún bò là một dĩa rau sống được thái nhỏ, thường là các loại rau như xà lách, bắp chuối, húng quế, húng thơm, giá... người ăn thường nhờ chủ hàng chần qua, ăn ngon, mát và giòn. Một điểm đặc trưng không thể thiếu nữa của bún bò Huế là nước dùng có vị cay, bên cạnh đó là một hủ ớt tươi hoặc ngâm với những trái ớt cay xé lưỡi đúng chất Huế.
5. Bánh đa cua Hải Phòng

Bánh đa cua là món ăn nổi tiếng gắn liền với đời sống của người dân ở thành phố Hoa phượng đỏ. Bánh đa cua theo chân người dân ở đây đi khắp các vùng miền làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực của đất nước. Là một món ăn bình dân, bánh đa cua được làm từ những nguyên liệu bình dị nơi vùng quê như: cua đồng, bánh đa, rau muống, rau nhút… và hương vị đặc trưng đã làm nên thương hiệu cho món ngon của đất Cảng.
Nguyên liệu không có gì đặc biệt, nhưng điểm khác biệt làm nên sức hấp dẫn cho món ăn là nước dùng, nước dùng không trong, có màu hơi đục, khi ăn có vị ngọt thanh và dậy mùi cua. Để có được điều đó, nước dùng phải được nấu từ nước hầm xương lợn và xương cua, chính vì vậy nên nước dùng có vị ngọt thanh đậm đà và thoang thoảng trong đó là mùi thơm nhẹ nhưng đặc trưng của cua đồng.
Bát bánh đa cua thơm ngon nhiều màu sắc, nào là màu nâu của bánh đa, màu vàng nâu của gạch cua, màu xanh của rau muống, rau nhút, màu vàng của hành phi… tất cả hòa lẫn trong cái ngọt thanh, thơm vị cua của nước dùng tạo thành một món ăn hấp dẫn mà ai đã ăn một lần thì không thể quên được.
6. Hủ tiếu Mỹ Tho

Nếu người Đồng Tháp tự hào với hủ tiếu Sa Đéc thì người Tiền Giang cũng hãnh diện không kém với thương hiệu Hủ tiếu Mỹ Tho vang danh của mình. Không có hình dáng nhỏ như sợi hủ tiếu Sa Đéc, hủ tiếu Mỹ Tho có sợi to, trong và dai rất đặc trưng của loại gạo Gò Cát nổi tiếng ở đất Tiền Giang. Hủ tiếu Mỹ Tho còn có tên gọi là hủ tiếu dai vì khi chần sợi bánh qua nước sôi thì mềm nhưng không bở và hơi dai.
Nước dùng là điểm quan trọng nhất của hủ tiếu Mỹ Tho, được hầm từ xương ống cho vị ngọt thanh và trong vắt nhưng không có nhiều nước béo để người ăn khỏi ngấy. Một bát hủ tiếu Mỹ Tho hấp dẫn với nhiều màu sắc, màu đỏ của tôm, màu xanh của cần tây, cải cúc, màu đỏ của ớt... và một gia vị rất quan trọng tạo nên hương thơm đặc trưng cho món ăn là tỏi băm nhỏ và được phi thơm.
Muốn ăn hủ tiếu Mỹ Tho thơm ngon và đúng chất thì phải tìm về đất Tiền Giang. Riêng ở Sài Gòn không có nhiều quán hủ tiếu Mỹ Tho và điều quan trọng là không có được hương vị đặc trưng của món ăn này. Hủ tiếu Mỹ Tho đã được biến tấu từ hương vị và nguyên liệu để làm sao phù hợp với khẩu vị của người Sài Gòn.

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Ẩm thực Nam bộ có những nét đặc trưng riêng,am thuc ở đây cũng phong phú và đa dạng điểm hình như món khô, món mắm rất phong phú.

Địa hình Nam Bộ nhiều sông ngòi dày đặc và giáp biển (Vũng Tàu, Kiên Giang,...) nên nguồn thực phẩm thủy hải sản rất dồi dào. Ngoài việc ăn thủy hải sản tươi sống, người dân Nam bộ còn phơi khô để dành làm nên những món ăn đặc sắc.

Do khí hậu nắng nóng quanh năm, việc dự trữ thực phẩm bằng cách làm khô rất thuận tiện. Người ta có thể phơi khô ngay từ khi còn trên thuyền, sau đó đem về đất liền tiếp tục phơi khô hoàn toàn để có thể dự trữ.

Món khô được dùng làm nguồn lương thực dự trữ phòng khi mùa màng thất bát, những lúc thiếu thức ăn, khi không đánh bắt được hay do thời tiết không cho phép ra ngoài, khi lỡ việc hoặc dùng làm thương phẩm. Có rất nhiều chủng loại khô. Được người miền Nam yêu thích nhất là tôm khô và cá khô.


Khô đồng gồm các loại: khô cá lóc, khô cá tra, khô cá sặc, khô cá bống kèo... Khô biển là khô được phơi từ cá biển như khô cá khoai, khô cá đuối, khô cá chim. Các loại khô này đều có thể dự trữ và dùng làm món mặn trong gia đình. Chế biến chúng đơn giản nhất là chiên hoặc nướng để làm chín, cầu kì hơn, có thể dùng làm các món gỏi.

Ngoài món khô, người ta còn dự trữ thực phẩm bằng cách làm mắm. Mắm và khô đều là hình dự trữ thực phẩm bằng cách muối ướp, tuy nhiên khô được làm mất nước để vi sinh vật không phân hủy thực phẩm, còn mắm cũng là muối ướp nhưng không làm mất nước mà được ủ kín, tạo điều kiện cho thực phẩm lên men yếm khí. Các vi sinh vật lên men yếm khí sẽ tạo mùi vị đặc trưng cho món ăn đồng thời ngăn cản các vi sinh vật có hại khác phát triển. Ở Việt Nam có rất nhiều vùng sử dụng mắm để ăn, nhưng ở miền Nam người Nam bộ thích nhất là ăn mắm sống. Đây là nét riêng biệt của thói quen ăn mắm ở Nam Bộ.

Do món mắm Nam Bộ có rất nhiều chủng loại, được làm từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau, chủ yếu là các loại thủy sản, và cũng có những cách chế biến, muối ướp khác nhau nên thành phẩm rất đa dạng, rất khác nhau về màu sắc, mùi vị. Người Khơ-me có nhiều loại mắm đặc trưng: mắm bò hóc, mắm lào le, mắm poliang,... Người Chăm thì có mắm salac, mắm gền, mắm cá lóc, mắm pá,...

Riêng trong ẩm thực Việt thì các chủng loại mắm còn đa dạng hơn. Mỗi địa phương có loại mắm đặc sắc riêng, chẳng hạn như ở vùng Châu Đốc nổi tiếng về mắm thái cá lóc; Đồng Tháp thì chuyên về mắm ruột cá lóc; Kiên Giang, Vũng Tàu địa hình giáp biển, nổi tiếng về mắm ruốc. Gò Công thì chuyên về mắm còng, mắm tôm chà,...



Ngoài các loại mắm nổi tiếng của từng vùng kể trên thì còn nhiều loại mắm ở nhiều địa phương cũng khá phổ biến như: mắm cá lóc, mắm tôm, mắm cua, mắm lòng, mắm tôm đỏ, mắm tôm chua, mắm ba khía, mắm cá linh, mắm cá trèn,... Mỗi loại mắm có cách chế biến riêng và có hương vị riêng của nó.

Mắm có vai trò khá quan trọng trong việc cung cấp một lượng lớn đạm động vật cho bữa ăn hằng ngày của người lao động. Mắm Nam Bộ được sử dụng dưới nhiều hình thức chế biến và mang mùi vị đặc trưng, có thể chế biến thành các món mắm kho quẹt, mắm chiên, mắm chưng, mắm nấu, mắm kho... và ăn phối hợp với các loại thực phẩm khác nhau.

Mắm ăn sống thường được ăn kèm với rất nhiều loại rau tươi được trồng trong vườn nhà hoặc hái ngoài đồng, ven kênh rạch, ao hồ,... như các loại rau thơm, đọt cải, đọt xoài, rau ngổ, bông súng, kèo nèo, rau má, trái bần, trái khế. Món mắm thì không dùng với rau luộc vì nếu ăn rau luộc sẽ làm dậy mùi tanh và mất mùi vị thơm ngon. Đây là cách ăn mắm khá phổ biến của người Việt ở vùng đất Nam Bộ.

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Không chỉ là món ăn thơm ngon đậm đà mà còn đầy đủ chất dinh dưỡng và chống ngán cho bữa ăn của gia đình bạn. Cùng Amthuc365.vn vào bếp chế biến món ngon này nhé!

Nguyên liệu:
  • 300g thịt ức gà
  • 50g hạt điều
  • 1/4 quả ớt chuông xanh
  • 50g nấm có thể dùng nấm rơm, hay nấm chân gà
  • 50g cà chua bi
  • Muối, hạt nêm, muối, dầu hào, xì dầu
  • Hành lá, hành tím, tỏi
  • 1 thìa nhỏ tương đậu đen (tùy ý thích).
Cách làm:

  • Gà rửa sạch, cắt thành từng miếng vuông nhỏ vừa ăn, ướp vào bát gà một thìa nhỏ muối, một ít dầu hào, trộn đều, ướp khoảng 30 phút.
  • Ớt chuông, nấm, cà chua bi, rửa sạch, để ráo. Ớt cắt chéo, cà chua bi, nấm bổ làm đôi. Hành tím, tỏi bóc vỏ băm nhuyễn.
  • Đun nóng ba thìa nhỏ dầu ăn, phi thơm hành, tỏi cho thịt gà vào xào cho thịt gà săn lại.
  • Tiếp tục đậy kín nắp chảo, đun từ 5-10 phút cho đến khi thịt gà mềm.
  • Cuối cùng cho rau củ, hạt điều vào đảo đều, rưới một ít xì dầu vào chảo, thêm một ít muối và nửa thìa nhỏ hạt nêm, và tương đậu đen, đảo nhanh tay lửa lớn, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn.
  • Tắt bếp thêm một ít dầu hào và hành lá đã thái nhỏ vào.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!