Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Văn hóa ẩm thực Việt với những nét đặc trưng riêng biệt, trong đó mâm cơm gia đình là một nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống, ẩn chứa nhiều ý nghĩa thiêng liêng.
 
Trải qua quá trình hình thành và phát triển của lịch sử, văn hóa Việt đã tồn tại và chắt lọc những tinh hoa của nhiều nền văn hóa khác, để tạo nên một nền văn hóa đặc trưng, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó, văn hóa ẩm thực cũng trở thành một nét rất riêng của người Việt.
Văn hóa ẩm thực Việt với những nét đặc trưng riêng biệt, trong đó mâm cơm gia đình là một nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống, ẩn chứa nhiều ý nghĩa thiêng liêng.
Mâm cơm truyền thống
Người Việt coi ăn uống là cái lễ, cái phép, coi “lời chào cao hơn mâm cỗ”. Có thể nói, ẩm thực chính là “chìa khóa vàng” để giải mã văn hóa Việt.
Bát cơm
Bữa cơm truyền thống của người Việt là biểu tượng của sự hài hòa cơm-rau-cá theo thuyết Tam tài, là biểu tượng của thiên địa giao hòa, hợp nhất. Trong mâm cơm của người Việt không bao giờ thiếu cơm trắng, thứ cơm được nấu từ gạo tẻ ngon ngọt, được trồng ra từ chính mồ hôi, công sức của những người nông dân, chịu thương, chịu khó. Hạt gạo tẻ đóng vai trò nuôi sống con người, nó thân thương, gần gũi, có vị của đất, của nước Việt Nam. Còn gạo nếp, chính là biểu tượng của văn hóa ẩm thực Việt là phần cốt của những loại bánh truyền thống như bánh Chưng, bánh Dày… là tượng trưng cho tấm lòng thơm thảo trong cách đối nhân, xử thế của mỗi người dân nước Việt. Có lẽ vì những điều này, mà cây lúa đã trở thành biểu tượng của Việt Nam, đất nước vốn phát triển từ nền văn minh lúa nước.
“Đói không rau như đau không thuốc”, bữa cơm Việt không khi nào thiếu rau. Rau giúp cân bằng âm dương trong cơ thể. Trong cơ thể người, nếu ví xương như đá núi thì mạch máu chính là nguồn nước, còn cây cối sẽ là sự sống, là sinh khí để con người tồn tại và phát triển bền vững. Người Việt ăn cơm với nước mắm làm từ cá và các loại thủy sản hay tương đậu tự làm, đó là một nét đặc trưng rất riêng mà chỉ Việt Nam mới có. Người Trung Quốc ăn cơm cùng xì dầu hay những thứ nước chấm tương tự, chứ không có mắm, có tương.
Văn hóa trong bữa cơm
Mỗi bữa cơm là mỗi lúc tình cảm gia đình thêm đong đầy, ấm cúng, là lúc các thành viên trong gia đình quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Không giống với phương Tây ăn cơm theo suất, người Việt ăn cơm theo mâm để thể hiện tính đoàn kết, xôm tụ, luôn thương yêu, san sẻ ngọt bùi.
Trong mỗi bữa, mời cơm là nét văn hóa không thể thiếu của người Việt. Người nhỏ tuổi hơn, trước khi ăn miếng cơm đầu tiên đều phải mời những người lớn tuổi, để tỏ lòng biết ơn ông bà, bố mẹ hay những bậc lớn tuổi đã cho mình cái ăn, cái mặc. Khi đó, những bậc lớn tuổi sẽ gật đầu trìu mến, và cả gia đình sẽ bắt đầu bữa cơm trong không khí vui vẻ, thân mật.
Đôi đũa
Người Việt ăn cơm theo “mùa nào, thức nấy – món nào, gia vị nấy”, “Con gà cục tác lá chanh – Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi…”, đó là một nét thú vị dân dã mà không phải quốc gia nào cũng có. Cái y lí của bữa cơm Việt còn thể hiện trong những dụng cụ ăn uống. Người Việt yêu thiên nhiên, hòa đồng với cây cỏ, cho nên trong bữa cơm, người Việt dùng đũa chứ không dùng dao, dùng dĩa như người phương Tây. Đôi đũa chính là hiện thân của sự vẹn toàn, song cặp, là đôi mỏ chim Lạc trong lịch sử dân tộc, là đôi mái chèo khua nước ven sông. Đũa thường được làm từ tre, loài cây đã và luôn gắn bó với sự hình thành, phát triển của đất nước. Cầm đũa trên tay là chúng ta đang có trên tay một chuẩn mực văn hóa, từ sự chăm chỉ làm ăn đến chất anh hùng, bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Tính tổng hợp, cộng đồng trong cách ăn của người Việt thể hiện ngay ở cách thức bài trí mâm cơm. Người Việt ăn cơm trong mâm tròn, những thành viên trong gia đình ngồi quây quần lại thành một vòng tròn ấm cúng. Có lẽ không nhiều người để ý điều này, tuy nhiên nó lại chính là tính dân chủ, bình đẳng vốn có trong đời sống. Người Việt không thích ăn “trong bốn bức tường” mà thích một không gian rộng mở, thoáng mát. Nhớ một chút về ngày xưa, mỗi khi chiều tối, nhà nhà lục đục chuẩn bị mâm cơm, mâm được đặt ở giữa chiếu, ngoài hiên nhà, gió chiều thổi nhẹ nhàng khiến lòng trời và lòng người thoải mái.
Thay một lời kết
Ngày nay, trước sự xô bồ của cuộc sống, mọi người đều bận rộn với những công việc của riêng mình, sự quây quần của bữa cơm gia đình dường như không còn nữa. Các món ăn cũng dần thay đổi, dụng cụ ăn, cách bài trí cũng đều có những biến hóa theo thời đại. Tuy nhiên, nhìn lại những nét văn hóa truyền thống trong bữa cơm, hiểu được những ý nghĩa sâu xa, tốt đẹp có liên quan mật thiết đến cuộc sống hàng ngày, hi vọng mỗi người trong chúng ta sẽ nhớ hơn về văn hóa ẩm thực truyền thống của người Việt, nhớ hơn về những nét đầm ấm rất riêng mà chỉ trong bữa cơm của người Việt Nam mới có, để mỗi thành viên trong gia đình thấy yêu thương và gắn bó với nhau hơn.

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Nhà hàng YANG, được biết đến như một địa chỉ ẩm thực Hàn – Âu độc đáo, với một không gian sang trọng, những món ăn tinh tế, YANG sẽ giúp bạn thỏa nỗi đam mê ẩm thực.
 
Tọa lạc tại số 2B Lê Đại Hành, YANG mang trong mình một phong cách ẩm thực hoàn toàn mới. Nhìn từ bên ngoài, YANG giống như một chiếc đèn lồng đỏ rực rỡ sắc màu, hệ thống nhà hàng có hai tầng rộng rãi, thoáng đãng, được thiết kế theo hướng vòng cung mềm mại. Đến với YANG là bạn đến với một không gian ngập tràn sắc hồng ấm áp và một hệ thống trang thiết bị hiện đại. Hệ thống vỉ nướng không khói hiện đại được thiết kế tinh tế, khiến thực khách toàn tâm thưởng thức hương vị tuyệt vời của món ăn.

Theo chủ nhà hàng, tên nhà hàng được đặt theo phong thủy, YANG nghĩa là mặt trời, nơi khởi nguồn cho tình yêu và cuộc sống, nơi hội tụ của các nền văn hóa Đông – Tây, với một hệ thống trang thiết bị hiện đại. Đó là không gian của sự sang trọng và tinh tế, ấm áp và hiện đại.
Tại YANG, có đến trên 300 các món ăn hảo hạng, khác nhau. Trong đó, có rất nhiều món lạ, đặc sắc như Ba ba tần gà tơ, lẩu cá Tầm, cá Hồi, tôm hùm, cua biển… Các nguyên liệu của nhà hàng chủ yếu đều được nhập khẩu từ Hàn, Mỹ, Úc, được chế biến bởi đầu bếp Hàn Quốc. Mỗi món ăn đều có những bí quyết chế biến riêng, ví như món nộm bắp cải Hàn Quốc, thứ bắp cải tươi ngon được thái sợi, ngâm trong nước đá để nhánh rau được giòn ngon, hấp dẫn. Thịt bò Mỹ được nướng cùng với lá kim cuốn, tạo nên một hương vị nồng nàn, quyến rũ, một sự kết hợp tuyệt vời của văn hóa ẩm thực. Đây hẳn sẽ là một trải nghiệm thú vị khi bạn đến với YANG.


Lẩu tại YANG không giống như bất cứ nhà hàng nào khác, YANG có cho mình một phong cách bài trí lạ mắt với màu sắc hài hòa. Nồi nước lẩu được cho thêm những phụ liệu mà không một nhà hàng nào có được như hoa Đông trùng hạ thảo, vốn là một loài côn trùng được phơi khô, được ví như một loại thuốc cải lão hoàn đồng, phục hồi sinh lực, chống lão hóa, có tác dụng bổ phế, gan, tủy, là vị thần dược mà các vị vua chúa xưa tin dùng. Dù chỉ là chút hương vị của xứ Hàn thì bạn vẫn bị cuốn hút lạ thường. Khi ăn, thực khách dùng thìa, múc nước canh và thức ăn, húp ngay từ nồi lẩu còn đang bốc khói ngào ngạt. Có thể, bạn mới cảm nhận hết cái ngon, cái đậm đà, của món ăn độc đáo đất Kim Chi.


Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Những ngày Tết đầy đủ thịt mỡ, thừa đạm, bạn có thể cân bằng dinh dưỡng bằng những món ngon hấp dẫn sau đây.
 
Nộm hoa chuối trộn tôm thịt
Nguyên liệu:
Lạc: 100gr
1 cái hoa chuối, 1 cái tai heo, 2 quả khế chua, 2 quả dưa chuột, 1 quả ớt cay, rau thơm, rau bạc hà, gia vị, đường, giấm.
Cách làm:
  • Hoa chuối xắt lát mỏng. Ngâm chừng 15 phút thì rửa sạch, vẩy ráo nước. Tai heo chần qua nước sôi rồi xát muối, đem cạo rửa sạch. Đổ nước ngập, cho tai heo vào luộc chín. Vớt ra để nguội. Thái tai lợn thành từng miếng mỏng. Dưa chuột rửa sạch, xắt miếng. Rau thơm và rau bạc hà nhặt rửa sạch. Lạc rang chín, đem ủ kỹ chừng khoảng 2 phút cho lạc thật giòn. Bóc vỏ lạc rồi giã dập.
  • Hoa chuối, tai heo, dưa chuột, khế chua và rau thơm, bạc hà đem trộn đều trong một âu lớn. Nêm 2 muỗng cà phê đường, 3 muỗng cà phê giấm, chút muối. Tùy khẩu vị mà nêm nếm lại cho vừa miệng.
Bò hầm nấm rơm
Có thể bạn đã từng nấu món ăn này nhiều lần. Nhưng hãy thử thêm tỏi, cần tây và lá thyme vào để tạo mùi thơm cho món bò hầm nấm rơm.
Món này được ăn kèm với dưa chuột, một lần nấu chia làm 2 phần ăn 2 bữa. Cách chế biến đơn giản và thành phẩm hấp dẫn.
Nguyên liệu:
Thịt bò: 400gr
Nấm rớm: 200gr
1 củ hành tây, 2 quả cà chua, 4 muỗng cà phê dầu olive, cần tây hoặc cần tây Đà Lạt, một nhúm lá thyme (xạ hương) khô hoặc tươi.
1 bát con nước, 3 nhánh tỏi, muối, tiêu.
Cách làm:
  • Cà chua rửa sạch, thái nhỏ. Hành tây lột vỏ, thái miếng rộng 2.5cm. Nấm rơm gọt bỏ phần chân, bổ đôi. Cần tây rửa sạh, cắt khúc. Thịt bò rửa sạch, thái viên. Ướp thịt với tỏi băm, muối, tiêu. Cho 2 thìa dầu olive vào nồi, cho cà chua vào xào, giảm lửa đun cho cà chua chín nhừ rồi dầm hoặc xay nhuyễn, lược bỏ vỏ.
  • Lấy một nồi khác cho 2 muỗng cà phê dầu còn lại vào, khi dầu sôi, đổ thịt vào xào lửa vừa đến khi cạn gần hết nước, tiếp tục đổ nước vào. Đun sôi, nêm nếm lại gia vị. Đậy nắp, đun nhỏ lửa hầm đến khi thịt mềm.
  • Khi thịt đã mềm, mở vung cho nấm vào đun khoảng 3 phút thì cho tiếp hành và cần tây, lá thyme vào đảo đều, đun thêm khoảng 2 phút là chín.
Canh khổ qua nấu tôm thịt
Cùng thưởng thức món canh khổ qua tôm thịt để cảm nhận được vị ngọt ngon đầy thú vị của món canh vốn quen thuộc mà lạ, lạ mà quen này.
Nguyên liệu:
Nạc vai heo xay: 100gr
1 trái khổ qua (mướp đắng), 5 con tôm sú, nấm hương, mộc nhĩ (nấm mèo), hạt nêm, tiêu, rau ngò (mùi) xay, hành lá.
Cách làm:
  • Khổ qua rửa sạch, xắt khoanh 2cm, khoét bỏ ruột ngâm vào nước có pha muối. Đặt nồi nước sôi, cho khổ qua vào chần qua rồi vớt ra thả vào chậu nước lạnh. Nấm hương, nấm mèo ngâm nước nóng cho nở, rửa sạch, thái chỉ, xắt ngắn. Trộn đều thịt nạc heo xay với nấm và hạt nêm để 5 đến 10 phút cho thấm gia vị, nhồi vào khổ qua.
  • Tôm sú bẻ riêng đầu và mình tôm, luộc (hoặc hấp) chín tới cùng vài muỗng canh nước trong khoảng 5 phút với chút hạt nêm. Khi tôm chín vớt mình tôm ra, bóc bỏ vỏ, thái hạt lựu, đầu tôm tiếp tục đun nhỏ lửa. Vớt bỏ đầu tôm, thả mướp đắng vào đun tỏ lửa. Nêm lại gia vị. Tiếp tục thả tôm vào đun sôi lại, rắc ngò. Ăn nóng.
Quả đu đủ được biết đến là quả biểu trưng cho sự sum vầy, đầy đủ, ấm lo. Từ ý nghĩa trên các bà nội trợ chế biến thành những món ngon, bổ dưỡng cho cả nhà.
 
Thay vì bò cuốn nấm kim châm bình thường, bạn có thể cuốn cà rốt, bắp cải, ớt và các loại rau yêu thích để có một món ăn mới tuyệt ngon mà rất đơn giản.


Những cuốn thịt bé xinh nhiều màu sắc và rau củ không chỉ giúp bữa tiệc cuối năm thêm phong phú, lạ miệng mà còn là món ăn đáng yêu đủ chất cho bé trong những ngày Tết.
Nguyên liệu:
  • Bò phi lê: 400gr
  • Ớt chuông đỏ, ớt chuông vàng, ớt chuông xanh: mỗi loại 1 trái
  • Hành tây: 1 củ vừa
  • Cà rốt: 1 củ vừa
  • Hành lá: 50gr
  • Bông hẹ: 50gr
  • Nấm hải sản: 100gr
  • Bắp cải trắng, bắp cải tím: 1 thứ 1 bẹ (lá)
  • Bột nêm, bột ngọt, dầu ăn, dầu mè, muối, tiêu đường, mayonnnaise, tương ớt, tương cà.
Cách làm:
  • Thịt bò mua nguyên tảng 400gr, rửa xạch, xắt thành lát mỏng, bản rộng.
  • Dùng dụng cụ dần đều 2 mặt của miếng thịt.
  • Ướp thịt bò với dầu mè, bột ngọt, tiêu, tỏi, dầu ăn. Để khoảng 10 phút cho thịt thấm gia vị.
  • Ớt chuông xanh, ớt chuông đỏ, ớt chuông vàng rửa sạch. Xắt vài lát mỏng để ăn kèm, còn lại xắt lát mỏng có chiều ngang khoảng 1cm.
  • Hành tây bóc vỏ, chẻ đôi rồi xắt thành những lát có chiều ngang khoảng 1cm.
  • Cà rốt gọt vỏ, 2/3 củ xắt như ớt chuông, 1/3 còn lại thái sợi nhỏ.
  • Bông hẹ rửa sạch, bỏ phần gốc già.
  • Hành lá rửa sạch, cắt bỏ phần gốc trắng, chần sơ phần lá xanh với nước nóng cho hơi héo.
  • Trộn mayonnaise với tương ớt, tương cà, gia giảm thêm ít bột ngọt, đường.
  • Làm salad rau với bắp cải trắng, bắp cải tím, các loại ớt chuông, cà rốt, nấm hải sản.
  • Trải rộng miếng thịt bò, cho lần lượt các loại ớt, hành tây, cà rốt, bông hẹ lên trên. Khéo léo cuộn chặt tay. Dùng hành lá cột cuốn thịt lại.
  • Phi thơm tỏi trên chảo nóng, cho từng cuốn thịt vào. Dùng đũa khéo léo trở đều để các mặt đều chín. Cho món ăn ra đĩa, trang trí với xốt hồng.
  • Ăn kèm thịt cuộn ngũ sắc với xốt ớt hồng và salad rau.
Mách nhỏ: Để thịt bò không bị dai, chỉ nấu chín khoảng 90% là vớt ra đĩa.

Amthuc365.vn

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Chỉ với những nguyên liệu rất Việt nhưng bạn có thể chế biến món ngon theo phong cách Hàn Quốc cực ngon, hấp dẫn với màu sắc bắt mắt hơn nữa lại đơn giản và rất nhanh nữa đó, thích hợp cho hè này.

 Món fast food này có ngoại hình khá giống kimbap...
Nguyên liệu:  
3 quả trứng gà
2 lát bánh mì gối
10gr xà lách 
4 thanh cua, pho mát, mayonnaise
Thực hiện:

Rán trứng gần chính rồi xếp thanh cua vào nè!

Sau đó, các bạn cuộn trứng với thanh cua.
 Bỏ viền của bánh mì gối, sau đó mayonnaise lên.
Giờ thì thêm xà lách, pho mát lát và cuộn trứng - cua lên trên bánh mì nha!
Cuộn bánh mì lại thật chặt tay nào!
Đầy đủ dinh dưỡng, cực đẹp mà cực nhanh nha!
Giống kimbap không nè! Đích thị là hương vị mùa hè tràn về rồi đó!
Tết đã đi vào tâm thức người Việt như một phong tục đẹp mang âm hưởng của núi sông, dân tộc.Với bánh chưng xanh, đào đỏ, mai vàng là biểu tượng không thể thiếu, nhưng có một thứ quà tết cũng vô cùng quan trọng, đó là mứt tết.


   Mứt là một trong những món quà tết không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt. Từ xa xưa, mỗi độ xuân về là các bà, các mẹ lại chuẩn bị bao nguyên liệu để làm mứt tết. Mứt tết của người Việt vô cùng phong phú và đa dạng thể hiện một bản sắc ẩm thực vô cùng độc đáo. Trong các loại mứt tết thì quý và ngon nhất là mứt sen trần, ngoài ra còn có các loại khác như: Mứt bí, mức gừng, mứt mận, mứt quất, mứt lạc (trứng chim), mút xu hào, mứt hồng tàu, mứt cà chua… Một hộp mứt có 5 thứ gọi là ngũ vị, còn 10 thứ  là mứt thập cẩm  

alt

    Mứt sen ở đâu là ngon nhất, có lẽ là Hà Nội. Quả thật, những hạt sen khô từ mùa hè, có khi là từ năm trước được đem ninh nhừ, nhào đường vừa đủ ngấm hoàn toàn vào viên sen, không thừa đường ra phía ngoài, bị lấm tấm trắng vì đường kết tinh cái vỏ. Mỗi viên mứt sen ngọt sắc, nhưng mang màu vàng ươm, long lanh như viên ngọc màu vàng, rỗng phía giữa (chỗ cái tâm sen đã bị bỏ). Một chiếc đĩa con đựng mươi viên để tiếp khách, có chiếc tăm gác bên cạnh, sau này có lọai đĩa nhôm, đĩa mạ bạc để ăn mứt.

    Mứt sen ngon, ngọt nhưng không thơm. Đi cùng nó không là nước vối, nước chè tươi mà chỉ có thể là chè khô (trước gọi là chè tầu) hoặc quý hơn nữa là chè mạn sen hảo hạng, mà người sành đã có câu ca: Làm trai biết đánh tổ tôm/Uống chè mạn hảo xem nôm Thuý Kiều. Mứt sen không thể ăn nhiều. Trẻ nhỏ có thể nắm một nắm mứt trứng chim cho vào túi vừa chơi, vừa ăn, mứt sen thì không. Vả lại mứt sen quý nên đắt, không thể thoả mãn với cái lưỡi ưa ngọt của người bé.

alt


     Cùng với mứt sen trần thì mứt gừng, mứt quất, mứt dừa cũng là những món quà không thể thiếu ngày tết. Cứ tầm đầu tháng, những củ gừng già tươi, những trái quất vàng ươm hay dứa trắng lại được các mẹ, các chị lựa chọn kỹ lưỡng để chuẩn bị làm mứt tết. Gừng được thái mỏng hình chữ nhật hoặc hình vuông, sau đó ngâm nước vôi trong hai ba giờ rồi trần qua nước sôi, để ráo. Gừng ướp với đường sau đó cho hỗn hợp đó vào đun nhỏ lửa, dùng đũa to đảo thật đều tay. Tới khi đường quyện lại, cho vanilla vào, đảo đều tới khi đường bám vào bề mặt miếng gừng tạo thành lớp bột màu trắng là được. Công đoạn là vậy nhưng để chế biến ra những túi mứt gừng, mứt quất vàng thơm ngon là bao công sức và tâm huyết. Chính vì vậy, những túi mứt làm quà tết mới trở lên ý nghĩa và quý giá đến nhường nào.

alt


    Xưa là vậy còn ngày nay, mứt vẫn là món quà quý trong những ngày tết của dân tộc Việt. Không những vậy, ngày càng xuất hiện thêm nhiều loại như mứt dừa, mứt na, mứt sầu riêng, mứt me nguyên quả.... làm phong phú hơn hương vị ẩm thực tết Việt. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống của người Việt có nhiều biến đổi, mứt công nghiệp cũng vì thế xuất hiện nhiều. Mứt giả, mứt kém chất lượng lan tràn làm người tiêu dùng khó lựa chọn những hộp mứt làm quà tết mà thay vào đó là những hợp quà bánh khác. Tết Việt sẽ ra sao nếu thiếu đi những hộp mứt. Hãy giữ gìn và bảo tồn văn hóa mứt để hồn ẩm thực tết Việt mãi trường tồn và phát triển.
Món ốc sên của người Pháp chế biến rất đặc biệt và hơi cầu kỳ, bởi sự kết hợp của các loại rau mùi như rau thơm, rau quế, hành, hẹ, tỏi và các loại quả hạt như hạt ốc chó, hạt quả thông, tiêu, tỏi băm nhỏ cùng thịt ốc…
 
Ở Việt Nam, món ốc được xem là những món ngon đặc sản của vùng quê. Nhưng với nước Pháp, ốc sên là món ăn dành cho những người giàu có và sành ăn.
Ốc sên bơ tỏi đặc sản lừng danh của người Pháp
Món ốc (escargot) đã được tẩm ướp gia vị, sẵn sàng cho vào lò nướng.
Tôi may mắn đựơc bạn “ đãi “ cho món ốc sên nhồi rau mùi thơm phức vào những năm vừa sang Pháp. Khi đó tôi còn chưa biết được giá trị cũng như những điều hay về ốc.
Còn nhớ rõ khi nhìn thấy dĩa ốc được người hầu bàn đem lên chỉ vỏn vẹn có 10 con nằm ngay ngắn, miệng ốc hướng lên, bên trong là màu xanh và mùi thơm nức bay ra từ đó. Tôi bảo: “Cái này đâu phải ốc", cả nhóm hôm đó có một trận cười thoả thích vì sự vô tư và tự nhiên của tôi.
Món ốc sên của người Pháp chế biến rất đặc biệt và hơi cầu kỳ, bởi sự kết hợp của các loại rau mùi như rau thơm, rau quế, hành, hẹ, tỏi và các loại quả hạt như hạt ốc chó, hạt quả thông, tiêu, tỏi băm nhỏ cùng thịt ốc… và nhất là quá trình rửa sạch nhớt của ốc sên.
Ốc nướng xong, mùi bơ tỏi thêm nức mũi, "tra tấn" khủng khiếp nếu nhỡ may bạn đang đói. Nước bơ tỏi nướng từ ốc chảy ra, lấy miếng bánh mì quệt vào, thật không thể ngon hơn thế được!
Ốc tươi đem về rửa sạch và lấy thịt ra khỏi vỏ, chà xát lại bằng muối cho hết nhớt, sau đó trộn chung với bơ, tỏi giã nhuyễn, lá hành hương, củ hành tím, tiêu và muối.
Tất cả được xay nhuyễn và cho từng muỗng hỗn hợp đó vào lại vỏ ốc và nướng trong lò khoảng 5 đến 10 phút. Khi nướng xong, mang ra ăn nóng. Thịt ốc thấm chặt với các gia vị, ăn giòn, đậm đà và thơm đến mê mẩn. Thêm nữa, món ăn này mỗi lần chỉ được ăn vài con, không như cả rổ ốc luộc bên xứ mình, nên cảm giác cứ mãi thòm thèm. Ăn xong, nước bơ tỏi ướp từ ốc chảy ra đĩa, cầm lát bánh mì quệt vào, quét cho kỳ sạch chứ không thể bỏ phí.
Ngoài món ốc nhồi với rau làm khai vị, còn các loại khác như bánh mì được phủ lên một lớp crème làm từ ốc, món ốc nhồi cà chua, xà lách ốc với củ hành. rất hấp dẫn, ngon và bổ dưỡng.

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Mứt là món ăn cổ truyền của dân tộc mỗi dịp Tết đến xuân về. Có rất nhiều loại mứt thơm ngon như mứt bí, mứt sen, mứt khoai lang... nhưng ngon và được nhiều người yêu thích phải kể đến mứt dừa. Thay vì mua ngoài hàng bạn có thể tự chế biến để đãi cả nhà với công thức đơn giản mà Amthuc365.vn chia sẻ dưới đây.


Với một chút biến tấu từ món mứt dừa cổ truyền bạn đã có món mứt là lạ thơm ngon với vị bùi bùi của dừa, beo béo của sữa tươi, để dành đãi khách trong dịp Tết.

 Nguyên liệu:
  • 2-3 quả dừa, nên chọn quả dừa không quá già, không quá non
  • 500g đường cát trắng
  • 250ml sữa tươi không đường
  • 1 ống vani thơm.
Cách làm:
Bước 1:
- Dừa tách bỏ vỏ cứng bên ngoài, đổ nước dừa ra cốc, gọt bỏ vỏ lụa, giữ lại phần cùi dừa.
Bước 2:
- Bạn rửa lại dừa cho thật sạch.
Bước 3:
- Dùng dao nạo theo vòng tròn để ra được sợi dừa dài. Lấy 1kg thành phẩm dừa đã nạo sợi để làm mứt.
Bước 4:
- Ngâm dừa vào âu nước lạnh, ngâm khoảng 7-8 tiếng, xả lại nước lạnh cho thật sạch, để lên rổ cho ráo nước.
Bước 5:
- Cho dừa ra âu lớn thêm đường vào dùng đũa trộn đều, ướp qua đêm hoặc từ 10 đến 12 tiếng đến khi đường tan hết.
Bước 6:
- Dừa sau khi đã ngấm đường, bạn cho dừa vào nồi lớn hay chảo rộng, đáy dày để và thêm sữa tươi vào. Đặt nồi lên bếp, đun lửa nhỏ, cứ khoảng15-20 phút bạn dùng đũa đảo đều một lần.
Bước 7:
- Đun lửa thật nhỏ khoảng từ 45 phút đến 1 tiếng cho dừa khô lại và cạn sữa tươi, dừa có những hạt đường khô li ti bám đều quanh bên ngoài miếng dừa thì cho vani bột vào, xóc đều và tắt bếp. Ở công đoạn này dừa sẽ nhìn hơi có màu ngà ngà, nhưng khi phơi thì dừa sẽ trắng.
Bước 8:
- Đợi dừa nguội thì đổ dừa ra rổ lớn, trải đều ra, để nơi thoáng khoảng 1 ngày, rồi bạn cất vào lọ dùng dần.

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Khi đã quen với sự khắc nghiệt thì với người Hà Nội, cái rét ngọt của mùa đông như một chất keo gắn kết tình cảm con người. Người ta thèm cái cảm giác được ngồi quây quần cùng nhau bên một nồi lẩu thơm nghi ngút khói, tào lao những câu chuyện thường nhật, chia sẻ với nhau nỗi niềm.
 
Lẩu ở Hà Nội có vô vàn kiểu, đến từ khắp nơi, kể cả du nhập từ nước ngoài. Trong các món lẩu ngoại, phải kể tới món lẩu Thái và lẩu kim chi được các tín đồ lẩu mùa đông ưa chuộng nhất.
Không biết tự bao giờ, lẩu đã trở thành món ăn không thể thiếu mỗi dịp gặp mặt thân tình của người Hà Nội. Các quán lẩu, món lẩu cũng vì thế mà ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng “tham lam” của thực khách.
Tuy mới xuất hiện nhưng 2 món lẩu ngoại lai: Lẩu Thái và lẩu kim chi cũng đã được rất nhiều thực khách ưa thích.

Ẩm thực Thái chinh phục thế giới bởi vị chua chua, cay cay và cách sử dụng các loại gia vị vô cùng độc đáo. Lẩu Thái đặc biệt không thể thiếu đi vị cay của ớt tươi, vị thơm của gừng tươi, của lá chanh, vị ngọt của đường, thêm chút vị ngọt của đường cho trọn vị. Trong chế biến nước dùng thì không thể thiếu đi sự vắng mặt của sả. Vị cay nồng của sả, ớt rất hợp để khử đi mùi tanh của hải sản - nguyên liệu chính của món lẩu này.
Nước lẩu Thái là sự kết hợp của nhiều hương vị, vị chua đặc trưng của lẩu, vị ngọt từ nước hầm, một chút cay của gừng, ớt, vị nồng của tiêu, vị ngọt thơm và chua chua của nước lẩu ăn kèm bún, rau muống và bắp chuối thái tạo nên một bữa ăn ngon miệng.
Lẩu Thái tại Hà Nội, bạn có thể tới cửa hàng trong ngõ 135 Đội Cấn, trên phố Mai Hắc Đế và nhà hàng Thái trên phố Đinh Tiên Hoàng.

Kim chi là món ăn truyền thống đã góp công đưa ẩm thực Hàn đến gần hơn với thực khách trên toàn thế giới. Từ kim chi, người ta có thể chế biến ra nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau, lẩu kim chi là món ăn như vậy.
Lẩu kim chi khá đơn giản nhưng có hương vị rất đặc trưng mà người Hà Nội yêu thích, đó là đậm đà, cay cay tê tê, càng đun nóng thì càng được xuýt xoa, xì xụp thích thú. Trong nồi lẩu đã có sẵn đầy đủ "dưỡng chất", gồm thịt ba chỉ, nấm, đậu hũ tươi. Tuy không quá phong phú song cũng đầy đặn, nhâm nhi kèm thêm với panchan (những món nhẹ ăn kèm với lẩu) nữa thì chẳng hề quá "hẻo" cho một bữa ăn.
Thức ăn kèm với lẩu kim chi cũng không hề kén chọn, cũng là những loại nấm thông thường như: nấm đông cô, nấm kim châm, nấm bào… cùng đĩa thịt bò và các loại hải sản quen thuộc, thế nhưng bằng chính sức hấp dẫn vốn có, lẩu kim chi đang dần chinh phục khẩu vị của rất đông thực khách sành ăn đất Hà thành.
Lẩu kim chi ngon được bán tại một số cửa hàng chuyên đồ Hàn quốc trên phố Trần Duy Hưng, Kim Mã hay nhà hàng ven đường Trúc Bạch.

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Mâm cỗ ngày tết của người miền Bắc không thể thiếu các món ăn như Bánh trưng, dưa hành, giò, măng ninh lưỡi lợn...
 

1. Bánh chưng (xem chi tiêt)
2. Dưa hành (xem chi tiết)

3. Giò nạc, giò thủ  (xem chi tiết)
4. Hành cuốn (xem chi tiết)
5. Nem (xem chi tiết)

6. Rau nộm (xem chi tiết)
7. Măng ninh lưỡi lợn (xem chi tiết)

8. Mọc nước
Chân gà là thực phẩm chế biến thành nhiều món ngon thu hút được không ít người yêu thích. Hơn nữa chế biến món ngon từ chân gà không phải là khó, mùa đông nay mà được ngồi thưởng thức chân gà thì còn gì bằng. Dưới đây, Amthuc365.vn xin chia sẻ một số công thức chế biến món chân gà ngon.
 
Chế biến chân gà thành nhiều món khác nhau để cả nhà thưởng thức nhé. Chân gà là luôn mà món ăn khoái khẩu của nhiều người bởi vị giòn ngon, hấp dẫn. Chân gà không chỉ chế biến thành món luộc, món nướng mà còn rất nhiều món ăn khác nữa. Dù là món nào, thì khi đã nắm được công thức chế biến, chân gà đều vẫn ngon và có sức lôi cuốn người thưởng thức đến lạ.
Giữa tiết trời se lạnh như thế này, mà được cùng với bạn bè ngồi "lai rai", nhâm nhi một chút rượu nồng thì thật là tuyệt.
Chẳng phải ra tận quán bạn mới có thể thưởng thức chân gà, mà ngay tại nhà, bạn cũng có thể chế biến thành các món nhâm nhi siêu ngon, đảm bảo sẽ khiến ông xã và bạn bè khen không ngớt cho mà xem.

Chân gà nướng muối ớt

Món chân gà nướng vốn rất được lòng người thưởng thức. Nhâm nhi những chiếc chân gà vàng màu cánh rán, óng mượt, thơm ngon khi gió lạnh ùa về quả là một ý tưởng quá tuyệt. Món chân gà nướng muối ớt rất dễ làm. Tuy nhiên khi đi mua chị em nên mua loại chân gà to, thì lúc nướng nó sẽ không bị quắt bé lại nhé.
Chân gà nướng thưởng thức với các loại rau thơm như rau húng láng, dưa chuột... chấm chút tương ớt cay cay hoặc muối chanh ớt sẽ rất tuyệt.
Nguyên liệu:
  • 10 chân gà, chọn loại to
  • Dầu hào, tương ớt, tiêu, dầu màu điều, ớt bột: mỗi thứ một thìa cà phê
  • Muối bột
  • Rau thơm, dưa chuột ăn kèm
Thực hiện:
  1. Trộn đều vật liệu, để khoảng 2 phút. Chân gà làm sạch, cắt móng. Cho chân gà vào hỗn hợp gia vị, trộn đều để khoảng 15 phút cho thấm.
  2. Xếp chân gà lên vỉ, nướng trên lửa than hồng.
  3. Trở đều tay để chân gà không bị cháy xém.
  4. Khi chân gà vàng đều, xếp ra đĩa, trang trí bằng rau thơm, rau răm và cà chua. Dùng nóng với muối ớt chanh và rau thơm.

Chân gà hấp hành

Món chân gà hấp hành tuy giản dị, phổ biến nhưng không phải chị em nào cũng làm và biết đến. Cầm những chiếc chân gà vàng bóng, tươi ngon, thơm nức vị hành, nóng hổi, chấm với chút muối chanh chua chua, cay cay có lẽ chẳng ông xã nào có thể chối từ được. Đây quả là một món nhậu lý tưởng cho gia đình và bạn bè.
Tuy nói dễ làm là thế nhưng chị em cũng cần lưu ý, khi hấp, chân gà không được quá mềm, phải có vị béo của chân gà, mùi thơm từ hành lá và chút cay nồng của hạt tiêu và rượu.
Nguyên liệu:
  • 500g chân gà làm sạch (khoảng 9 cặp chân gà)
  • 1 quả chanh
  • Hành lá
  • Rượu trắng
  • Hạt nêm, tiêu, muối, dầu ăn.
Cách làm:
  1. Chọn chân gà nhỏ, vừa ăn vì to quá gây cảm giác ngán và nhiều chất béo. Để khử mùi chân gà và tạo màu trắng sáng, sau khi làm sạch, bạn ngâm chân gà trong vòng 5 phút với hỗn hợp nước và vài lát chanh.
  2. Hành lá cắt khúc khoảng 6cm.
  3. Cho một ít nước vào nồi đun sôi cùng chân gà. Đậy nắp lại trong vòng 10 phút. Đổ nước ra ngoài, cho 1 ít dầu ăn, 1 ít hạt nêm, hành lá và 2 giọt rượu trắng hấp với chân gà trong vòng 5 phút.
  4. Chân gà chấm cùng muối tiêu chanh làm món nhậu hoặc ăn chơi cùng gia đình rất thích hợp.

Đu đủ chín hầm chân gà

Theo kinh nghiệm chia sẻ của nhiều chị em thì món chân gà hầm với đu đủ chín rất bổ dưỡng, giúp da dẻ đỡ khô và nhợt nhạt khi thời tiết chuyển mùa... Nó vừa là một món canh ngon dành cho những ngày mùa đông lạnh giá lại vừa là món có thể cùng cả nhà nhâm nhi, giúp bữa ăn thêm thú vị.
Hương vị nổi bật của món canh là vị ngòn ngọt của đu đủ, vị bùi bùi của lạc, mùi thơm của gừng và độ giòn, ngon của chân gà...
Nguyên liệu:
  • 1 quả đu đủ chín vàng
  • Vài cặp chân gà, lạc, gia vị, gừng.
Cách làm:
  1. Chân gà làm sạch, luộc qua một nước và đổ bỏ đi.
  2. Cho chân gà, lạc vào nồi, đổ nước vừa đủ dùng, thêm 2 lát gừng, bắc lên bếp hầm chín. Nếu đun bằng nồi áp suất thì khoảng 30 phút.
  3. Đu đủ loại quả vừa chín tới nhưng không quá mềm. Gọt sâu vỏ, cắt thành những miếng hình vuông.
  4. Khi chân gà mềm nhừ, tiếp tục cho đu đủ vào, đun với lửa liu riu thêm chừng 10-15 phút nữa.
  5. Nêm nếm gia vị và thưởng thức.
Mách nhỏ: Món canh đu đủ hầm rất thích hợp để thưởng thức khi thời tiết se lạnh, hanh khô vì sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất cho làn da giúp da bạn mềm và mịn. Ngoài ra, món canh này còn ngăn các cơn ho, đau họng. Đặc biệt, enzym có trong đu đủ khi kết hợp với dinh dưỡng từ chân gà sẽ là bài thuốc lý tưởng giúp phái đẹp có đôi chân thon và tăng kích cỡ vòng một.

Gỏi chân gà rút xương

Đây lại một món nhậu ngon từ chân gà mà chắc chắn ông xã bạn sẽ thích mê mẩn cho mà xem. Thưởng thức những miếng thịt của chân gà đã được rút xương cứ dai giòn, sần sật thật là thú vị.
Món ăn này tuy hơi cầu kỳ một chút vì phải mất thời gian tách thịt gà chân gà ra khỏi xương, nhưng với hương vị lạ và thơm ngon của gỏi chân gà thì có lẽ có tốn thêm một chút công sức cũng xứng đáng.
Nguyên liệu:
  • 10 cái chân gà
  • 5 củ hành tím cắt mỏng
  • 1 muỗng cà phê tỏi băm
  • 3 muỗng canh bột gạo rang (thính) vàng xay nhỏ
  • Gia vị: húng lủi, ngò, hành lá, ớt, nước mắm ngon, nước cốt chanh, đường vừa đủ.
Cách làm:
  1. Luộc chân gà trong nước có pha giấm cho trắng khoảng 5 phút, vớt chân gà thả ngay vào chậu nước có ít viên đá lạnh cho giòn. Dùng dao đầu nhọn lóc tách bỏ hết xương gà.
  2. Chân gà rút xương có thể để nguyên cho đẹp hoặc cắt hai, ba tùy thích. Trút chân gà vào trong tô, nêm nước mắm, ớt, tỏi, hành, nước cốt chanh, đường, bóp nhẹ cho thấm gia vị. Sau cùng trộn chung chân gà với rau húng lủi, ngò, hành lá, gạo rang.
  3. Cho gỏi chân gà lên đĩa, ăn với đồ chua rất ngon.
Chúc bạn thành công và có món chân gà ngon!

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Bánh mỳ Việt vinh dự được Chuyên trang du lịch The Guardian bình chọn là một trong các món ăn đường phố ngon nhất Thế giới.
 
Được ưu ái giữ nguyên tên tiếng Việt, bánh mì Việt Nam được các báo nước ngoài giới thiệu là một trong những món ăn đường phố ngon nhất Thế giới. Bên cạnh đó còn có món mì mohinga của Myanmar, daulat ki chaat (Ấn Độ).

Chuyên trang du lịch The Guardian miêu tả, tại Việt Nam ổ bánh dài được nướng qua trên than hồng cho giòn lớp vỏ. Người ta mổ chiếc bánh ra, thoa một ít xốt mayonnaise, patê, sau đó nhồi thịt, rau ngâm chua, rau sống vào, có thể chan thêm nước tương, gia vị cay.
Bánh mì Việt Nam được giới thiệu là một trong những món đường phố ngon nhất Thế giới
"Một điều bí mật mà không mấy người biết là món sandwich ngon nhất thế giới không phải được tìm thấy ở thành phố Rome, Copenhagen hay New York mà ở Việt Nam", bài báo viết.

Xét về nguồn gốc, bánh mì Việt Nam là sản phẩm giao lưu hóa ẩm thực của nhiều quốc gia. Chẳng hạn chiếc bánh mì nướng rất giống với các loại bánh mì Pháp, trong khi thành phần nguyên liệu gồm xá xíu, thịt lợn nguội lại có nguồn gốc từ Trung Quốc. Riêng các loại thảo mộc và gia vị thì rõ ràng là đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Giá trung bình của một ổ bánh mì khoảng 15.000 đồng.

Trong danh sách các món ăn đường phố ngon nhất thế giới còn có: súp mì mohinga (Myanmar), daulat ki chaat (Ấn Độ), phat kaphrao (Thái Lan), bánh burek (Bosnia Herzegovina), bánh Tamales (Mexico).
Amthuc365.vn
Thái Lan nổi tiếng với những món ngon, hấp dẫn, lạ đặc biệt tại Bangkok đến đây bạn thỏa sức thưởng thức những món ngon đường phố. Chúng ta hãy cũng điểm danh những món ngon đường phố nổi tiếng tại đây nhé!
 
Một loạt các món ăn đường phố, từ mì chiên, kem dừa, cho tới các món tráng miệng làm từ trái cây nhiệt đới sẽ khiến những người sành ăn nhất cũng phải tấm tắc.
1. Phở xào (pad see ew)
Đây chính là món phở xào kiểu Thái. Để làm món này, ta cần có bún phở, rau xúp lơ và xì dầu. Bún phở trộn chung với thịt gà, thịt lợn hoặc trứng chiên, sau đó sẽ được xào trên một chiếc chảo mỡ nóng. Bạn có thể tự làm món này ở nhà, nhưng sẽ không ngon bằng khi bạn thưởng thức trên đường phố Bangkok.
2. Gỏi đu đủ (som tam)
Món gỏi đu đủ rất nổi tiếng ở Thái Lan
Các du khách khi đến với đất nước Thái Lan đều rất yêu thích món som tam (gỏi đu đủ kiểu Thái). Món gỏi này làm từ quả đu đủ xanh cũng giống như món gỏi đu đủ ở Campuchia hay Lào, nhưng ở Thái Lan, món gỏi này lại có vị ngọt và dịu hơn mang hương vị của đậu phộng. Món này mang đầy đủ các vị cơ bản của ẩm thực Thái Lan: vị chua của chanh, vị ngọt của đường thốt nốt, vị mặn của nước mắm và vị cay của ớt.
3. Thịt xiên nướng (Moo ping)
Từng xiên thịt nướng dậy mùi đã lôi cuốn bao thực khách đến với xứ chùa vàng
Món moo ping được chế biến bởi thịt lợn ướp cùng với nước mắm, rau mùi và nước dừa, sau đó nướng trên than hồng, và thường ăn kèm với xôi và chấm nước ớt. Từng xiên thịt nướng tỏa ra mùi vị béo ngậy của thịt hòa quyện cùng  vị khói của than.
4. Mì bát (Boat noodles)
Ngày nay, món canh này được bán rộng rãi trên đất liền
Đây là món canh rất phổ biến ở Thái Lan, xưa vốn được bán trên các khu chợ nổi. Ngày nay, nó đã trở thành món ăn đường phố khá thịnh hành ở đất nước Đông Nam Á này. Món này thường được chế biến cùng với tiết canh, giá đỗ, và một vài lát thịt lợn hoặc thịt bò.
5. Cơm chiên (Khao pad poo)
Poo trong tiếng Thái có nghĩa là cua, trong các thực đơn tiếng Anh¸ poo thường dịch thành “crap”
Nhắc đến món cơm chiên, chắc hẳn các bạn sẽ cảm thấy chẳng thú vị, nhưng với món cơm chiên Thái Lan, bạn sẽ cảm nhận được hương vị hoàn toàn khác so với các món cơm chiên bạn đã từng thưởng thức trước đây. Khao pad, chính là cơm chiên, được làm từ gạo thơm Jasmine và nước mắm. Poo trong tiếng Thái có nghĩa là cua, cơm chiên cua thường được chiên trên chảo mỡ nóng cùng với trứng bác, rồi rắc rau mùi và chanh tươi lên trên.
6. Thịt lợn phơi khô (moo dad diew)
Những miếng thịt phơi khô, nhưng khi thưởng thức sẽ rất ngon
Món ăn này sẽ thực sự tuyệt vời khi dùng kèm với bia lạnh. Moo dad diew chính là thịt lợn được ướp cùng với xì dầu, rau mùi băm nhỏ và nước mắm, sau đó được phơi khô cho tới khi trông giống thịt bò khô. Khi ăn, những xiên thịt khô này sẽ được rán vàng, chấm với nước ớt.
7. Mì lên men (kanom jeen)
Trông món mì này giống như spaghetti lạnh
Kanom jeen là món mì được làm từ gạo lên men, là bữa sáng tuyệt vời hay bữa ăn nhẹ đầu giờ chiều. Món này thường được trộn cùng với cà ri. Sẽ rất tuyệt khi bạn ăn kèm với rau sống, dưa chuột giấm và các loại rau chần.
8. Trà lạnh (Cha yen)
Loại đồ uống phổ biến ở Thái Lan
Bạn có thể bắt gặp cha yen, hay còn gọi là trà đá trên khắp thế giới, nhưng sẽ không nơi đâu ngon bằng ở ngay trên đất Thái. Ở Thái Lan, cha yen chính là loại trà đen mang hương vị của hồi và hạt me nghiền đựng trong các túi bóng. Sẽ ngon hơn khi bạn cho thêm đá với sữa đặc.
9. Xôi xoài (khao niew ma muang)
Bạn sẽ cảm nhận được vị ngậy của nước cốt dừa hòa lẫn với vị ngọt thơm của xoài
Món này có tên gọi tiếng Việt là xôi xoài, tức là nước cốt dừa kiểu Thái. Xôi nếp dẻo thơm dàn mỏng ra đĩa, xoài xếp lên trên, sau cùng chan nước cốt dừa và rắc thêm chút đậu phộng, hay chút vừng rang, hoặc đậu xanh rang mặn. Món ăn này rất phổ biến ở các đường phố Bangkok khi vào mùa xoài.
10. Bánh dừa (khanom krok)
Bánh dừa rắc thêm chút hẹ tây chiên giòn
Đây là một món tráng miệng ngon, làm đơn giản. Kanom krok trong tiếng Thái có nghĩa là bánh dừa. Đó là một hỗn hợp gồm bột mì, sữa dừa, sau đó đun trên than củi. Món này thường được rắc thêm chút hẹ tây chiên giòn.