Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013


Món ăn này nghe thật là lạ, nhưng mà là món ngon rất hấp dẫn đó.
Nguyên liệu:
 
- 12 quả vải
 - 12 con tôm
- Ớt chuông
- hành lá
- 10ml bột đao
 - 5ml rượu trắng
 - 5ml xì dầu
- muối.

Vải xào tôm ngon không cưỡng nổi 1
 
Cách làm:
Bóc vải, bỏ hạt và ngâm trong nước muối khoảng 10 phút.
Rửa tôm, lột vỏ và ướp với rượu trắng, xì dầu khoảng 10 phút.
Ớt chuông rửa sạch, thái nhỏ. Hành lá cắt khúc này.
Trước tiên, cho dầu vào chảo xào ớt chuông nhanh tay.
Tiếp theo, cho thêm tôm vào xào cùng.
Hòa bột đao với nước rồi cũng đổ vào chảo, thêm tí muối nữa đảo đều tay.
Cuối cùng, cho vải vào đảo nhanh tay, tắt bếp mới cho thêm hành lá vào đảo cùng một tí là được.


Một chiếc khay gỗ tự chế sẽ giúp bạn cảm thấy tiện lợi hơn trong việc sinh hoạt hằng ngày. Tự tay làm một chiếc bàn nhỏ không chỉ giúp ngôi nhà của bạn thêm độc đáo mà còn giúp bạn cảm thấy hài lòng với đồ vật do chính tay bạn làm nên.

Cách 1:
 
Bạn sẽ cần đóng một khay nhỏ bằng gỗ, một tấm kính vừa văn, một chiếc chiếu cói, 2 bông hoa khô, kéo, dây đo, một vài vỏ sò, ốc, ngao...
Đầu tiên, bạn dùng dây đo để xác định chiều ngang, dọc của chiếc khay. Chiếc khay khá đơn điệu với khung gỗ và tấm nhựa phía dưới sẽ thêm ấn tượng hơn với vài thao tác nhỏ.
Sau khi xác định được chiều ngang và chiều dọc, bạn có thể gấp mảnh cói sao cho vừa vặn với chiếc khay, tiếo đó đặt những vật trang trí theo cách của bạn.
Bước cuối cùng, hãy đặt tấm kính lên trên để giữ cho những vật trang trí phía dưới được cố định.
Thật đơn giản để bạn có được chiếc bàn ăn sáng đẹp lạ mắt và ý nghĩa.

Cách 2:
 
Với chiếc khay gỗ màu nâu trầm, bạn cần chuẩn bị: 300 - 500 đồng xu nhỏ, keo gắn kim loại, bọt biển, nước, găng tay
Bước đầu tiên, bạn dùng keo gắn các đồng xu theo chiều ngang để giúp chiếc khay được đều đặn, tránh gây rối mắt vì sắp xếp lộn xộn.
Dùng vữa đen để gạt đều lên trên bề mặt giúp đồng xu có một mặt phẳng nhất định.
Tiếp đó lấy bọt biển lau bề mặt giúp đồng xu sáng và sạch sẽ.
Đợi vữa khô, bạn lấy khăn lau lại một lần nữa là bạn đã có chiếc khay ăn sáng ấn tượng theo phong cách cổ điển.
 
Cách 3:
 
Để tạo nên một chiếc khay phong cách trẻ trung, bạn chuẩn bị bột màu, khay gỗ, kéo, bút chì, thước đo và giấy dán.
Bước 1: bạn lấy bột màu pha vào cốc thủy tinh, tiếp đó lấy chổi nhúng và quét lần lượt lên khay gỗ.
Bước tiếp theo, dùng thước dây để xác định chiều dài, rộng của chiếc khay.
Dùng thước kẻ để cắt một mảnh giấy màu vừa vặn với đáy của chiếc khay.
Dán lớp giấy vào đáy khay là bạn đã có được chiếc khay đựng đồ ăn sáng ấn tượng cho không gian ngoài trời nhà mình rồi.

Trung bình một tivi màu 21 inch tiêu thụ điện khoảng 100-150 W/giờ. Mức tiêu hao điện nhiều hay ít tùy thuộc vào cách bạn sử dụng.Vậy làm sao để tiết kiệm?

 Để tiết kiệm điện, người sử dụng không nên để màn hình ở chế độ quá sáng vì chỉnh độ sáng (brightness) và độ tương phản (contrast) càng cao, màu càng đậm thì càng tiêu hao nhiều điện và tuổi thọ đèn hình giảm mau hơn. Nên chỉnh độ sáng và độ tương phản tùy thuộc vào độ sáng trong nhà hoặc tùy theo phim phát trên truyền hình.

Nếu xem trong môi trường ánh sáng yếu hoặc tắt đèn, nên chỉnh độ tương phản giảm xuống, còn xem vô tuyến vào ban ngày, nên giảm bớt độ sáng, nếu cần chỉnh thêm màu (color) để nhận được hình ảnh chi tiết và nét hơn. Người sử dụng cũng nên tập thói quen tắt vô tuyến bằng cách ấn nút ở máy, hạn chế bấm bằng điều khiển từ xa và không xem vô tuyến khi đang nối với đầu video.
Nên chọn kích cỡ vô tuyến phù hợp với nhà của mình, không nhất thiết dùng vô tuyến to bởi vì càng to thì càng tốn điện. Ngoài ra, chỉnh volume ở tivi càng lớn càng tiêu hao điện. Cách điều chỉnh này cũng áp dụng cho việc sử dụng màn hình máy tính.

Món ngon này sẽ làm cho bữa cơm của gia đình bạn thêm phong phú và đặc biệt, gọn nhẹ mà lại thơm ngon đó
Nguyên liệu
- Thịt xông khói
- 1/2 bát giăm bông  xắt nhỏ (bạn có thể thay bằng một loại thịt gì đó khác nếu thích)
- 1/4 bát ớt chuông  xắt nhỏ
- 1/4 bát cà rốt  xắt nhỏ
- 2 củ hành tây xanh xắt nhỏ
- Dầu ăn
- Muối
Cách làm:
Bước 1: Cho dầu vào chảo, cho rau vào xào, nêm muối cho vừa. Rau mềm thì múc ra, để vào một bát riêng.
Bước 2: Trộn cơm đã nấu từ trước và rau vào một tô lớn, nêm muối cho vừa miệng.
Chú ý: tỷ lệ cơm và rau phải hài hòa. Lượng cơm phải đủ để kết dính. Nếu quá ít cơm lại nhiều rau thì khó nặn cơm thành viên được.
Bước 3: Nặn cơm trộn thành viên tròn nhỏ.
Bước 4: Cắt miếng thịt xông khói cho vừa đủ cuộn viên cơm trộn.
Mỗi một miếng thịt xông khói bọc một viên cơm trộn. Cuộn lại, lấy tăm nhọn xiên để giữ hình dạng.
Chú ý: Lấy tỷ lệ thịt xông khói và viên cơm phải hài hòa. Nếu viên cơm quá to, thịt xông khói lại nhỏ, mặc dù dùng tăm xiên được nhưng khi nướng sẽ dễ bị vỡ mất viên cơm bên trong.
Bước 5: Nướng thịt xông khói bọc cơm cho đến khi mặt thịt xông khói vàng giòn.
Hoặc bạn cũng có thể nướng thịt xông khói cuộn cơm trộn trong lò 400 độ.
Bước 6: Trang trí - Để đẹp mắt, bạn có thể dùng rong biển để cuộn lại thay vì để tăm xiên.
Chúc bạn thành công và ngon miệng nhé!

Quả dứa có nhiều nước, vị ngọt pha chua rất ngon, mùi thơm đặc biệt, là một trong các thứ hoa quả tươi được nhiều người ưa chuộng.

Đông y phân loại dứa thuộc vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng giải khát nóng, lợi tiêu hóa, ngừng tả. Men dứa giúp dạ dày phân giải protein, làm thức ăn dễ tiêu. Sau khi ăn nhiều thịt, mỡ, ăn dứa rất có lợi. Ngoài ra, chất đường, muối và men trong dứa còn có tác dụng lợi tiểu, chữa viêm thận, cao huyết áp, phù thũng. Đối với bệnh viêm phế quản, ho, nó cũng có tác dụng điều trị hỗ trợ.

Đã có công trình nghiên cứu cho thấy enzyme có trong dứa cókhả năng chữa bệnh tim do có thể làm tan máu tụ dẫn đến cơn đau tim. Có báo cáo trong 140 bệnh nhân mắc bệnh tim được điều trị bằng phương pháp này thì chỉ có 2% số người bị tử vong do lên cơn đau tim so với trước đó không dùng phương pháp này thì có tới 20% tử vong. Trong sách ở Việt Nam có hướng dẫn người bị cao huyết áp nên ăn dứa hàng ngày để lợi tiểu.

Mỗi ngày uống một cốc nước ép thơm hoặc ăn 1/2 quả thơm chín có thể thay thế được các loại thuốc chống đông (coumarin, warfarin…) vốn là những chất thường gây nhiều tác dụng phụ chảy máu (do đó tránh dùng dứa cho những người có các bệnh xuất huyết).

Trong các kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy: Toàn bộ trái dứa chứa bromelin hay bromelain. Các nghiên cứu vào các năm 1960- 1970, đã xác định bromelin của trái dứa có đặc tính kháng phù và kháng viêm. Từ đó, vài công ty dược đã đưa ra các thực phẩm bổ sung có chứa chất chiết từ dứa để giải quyết viêm mô tế bào, để làm tan các cục mỡ nổi cộm. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào xác định dứa có khả năng làm tan các khối mỡ không đẹp này.

Dứa làm liền sẹo, một số enzym của quả dứa làm mau lành các vết thương ở da hay các vết phỏng như chuột bị phỏng, khi dùng chất chiết xuất từ dứa giúp tiến trình làm sạch một vết thương sau 4 giờ, lấy đi các vật lạ và mô chết để không còn trở ngại nào cho vết thương lành lại. Bromelin còn làm giảm hiện tượng phù nề, các vết bầm tím trên da và giảm đau nhức.

Phụ nữ lập gia đình muộn hoặc sau khi sinh con thứ hai, ba, có vấn đề bất thường về kinh nguyệt nên dùng dứa làm nước giải khát, dứa giàu magiê, giúp giảm lượng máu xuất huyết nhiều, hạn chế mất máu, tụt huyết áp.

Mới mổ hoặc sưng a-mi-đan, ca sĩ giảm cường độ âm thanh nên ăn dứa chín hoặc uống nước ngày 2 lần (tối, sáng sớm) sẽ nhanh chóng lấy lại giọng.

Dứa tươi có tính kháng khuẩn, kháng virus cảm cúm, bôi trơn nhu động thành ruột, thanh lọc cholesterol nên giúp bài tiết các độc tố, chất thải thực phẩm ra khỏi đại tràng, chống viêm ruột cùng...

Tuy nhiên, cần lưu ý khi bụng đói không nên ăn dứa hoặc uống nước dứa ép vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu. Phụ nữ đang mang thai, cho con bú không ăn dứa tươi quá liều lượng (2 khoanh 30 g) hoặc dứa chín rục (20 g). Chất pepin chứa trong nước dứa là con dao hai lưỡi. Nếu điều trị được bệnh viêm họng, tái tạo mô thanh quản thì làm hạ thấp lượng estrogen làm tắc sữa, giảm magnesium làm cho thai nhi yếu.


Song dứa có tác dụng phân hủy fibrin chống tụ huyết nên có tài liệu khuyên những người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (người hay chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa.

Trong thực tế, có người ăn dứa đã gặp tai biến, thậm chí tử vong, đó là ngộ độc dứa. Tức sau khi ăn dứa 30- 60 phút, thấy khó chịu, mệt mỏi, ngứa khắp người, gãi xước da chảy máu vẫn ngứa, nổi mày đay. Về tiêu hóa, có những triệu chứng của ngộ độc thức ăn: Đau bụng dữ dội, nôn mửa, ỉa chảy. Về hô hấp, tuần hoàn, có thể có mạch nhanh nhỏ, khó thở, huyết áp hạ.

Nếu ngộ độc nhẹ, khoảng 3 giờ sau, nạn nhân sẽ khỏi. Nếu nặng, nạn nhân khó thở, trụy tim mạch, mê man và tử vong. Vì thế, trong nhân dân, người ta còn cho là nạn nhân ăn phải dứa có nọc rắn phun. Thực ra, thủ phạm là một loại vi nấm có độc tính cao.

Vi nấm thường có trên mặt đất ẩm, phát triển mạnh trong mùa hè, trùng với mùa dứa chín. Dứa mọc ở sát đất, thu hái xong cũng để dưới đất, vỏ dứa xù xì, mắt dứa làm thành những cái hốc là nơi cư trú tốt cho nấm. Mặt khác, dịch bào của dứa có độ ẩm, có hàm lượng đường cao và pH acid, là những điều kiện thuận lợi cho nấm độc phát triển. Nếu dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, có điều kiện xâm nhập sâu vào trong quả dứa, gây độc cho người ăn.

Để phòng ngừa tai biến trên, cần chọn dứa tươi và nguyên lành. Không ăn dứa dập nát, gọt dứa phải hết lớp vỏ, cắt sâu cho hết mắt, sau đó xát qua ít muối rồi rửa sạch mới bổ ra ăn. Và không ăn nhiều dứa khi đang đói. Bà bầu có thể bị dị ứng dứa, đây là phản ứng của cơ thể với protein có trong dứa.

Những biểu hiện của dị ứng dứa là: Bạn bị đau bụng, tiêu chảy, có thể xuất hiện ngứa toàn thân; bạn cũng có thể cảm thấy tê lưỡi, khó thở…, vì vậy để tránh dị ứng dứa, sau khi gọt vỏ, nên cắt dứa thành từng miếng, ngâm nước muối nhạt 10 - 30 phút. Làm như vậy không chỉ tránh được hiện tượng rát lưỡi khi ăn dứa, mà còn giúp thấy dứa có vị thơm, ngon hơn. Nếu có cơ địa dị ứng, tốt nhất, nên sử dụng dứa đã qua chế biến (xào, nấu canh). Dưới tác dụng của nhiệt, khả năng gây dị ứng của dứa sẽ không còn.

Sườn rang tỏi là món ăn ngon và là món ngon dễ làm, món này ăn với cơm nóng thì tuyệt vời.
Nguyên liệu:
- 500g sườn non
- 4 tép tỏi
 - 1 muỗng mắm
-  1 muỗng đường
- 1 muỗng hạt nêm
-1/2 muỗng bột ngọt
- 1/2 muỗng muối
-  Dầu để chiên.
3 món rang thật ngon cơm 2
 
Cách làm:
- Sườn rửa sạch, để ráo, ướp với nước mắm, muối, đường, hạt nêm, bột ngọt, trộn đều để gia vị thật thấm vào sườn, để khoảng 2 – 3 tiếng.
- Tỏi bóc vỏ, 50g đem giã nhuyễn, 50g còn lại vắt lấy nước ướp vào sườn, để thêm 2 tiếng nữa.
- Bắc chảo nóng, cho ít dầu vào chiên sườn vàng giòn, vớt ra để ráo dầu.
Dùng sườn rang tỏi với cơm nóng, có thể thêm cà chua, dưa leo và bắp cải chua ăn kèm.

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013


Khoai lang cuộn xúc xích là món ăn ngon lạ miệng, và đặc biệt món ngon này lại dễ làm và món ăn lại giòn giòn bột chiên xù, mềm thơm vị khoai lang, đậm đà với xúc xích và thấp thoáng hương tía tô . Món ăn này sẽ làm bạn ngạc nhiên, thích thú.
Nguyên liệu
2 củ khoai lang
1-2 thìa canh sữa
5-6 xúc xích
5-6 lá tía tô
1/4 chén bột mì hoặc bột bắp
1 quả trứng
1/2 bát vụn bánh mì
Dầu ăn
Cách làm
Bước 1: Luộc hoặc hấp chín khoai lang. Lột bỏ vỏ, nghiền khoai cho nhỏ mịn.
Cho 1-2 thìa canh sữa vào khoai nghiền và trộn đều
Bước 2: Luộc hoặc hấp chín xúc xích.
Trong khi đó rửa sạch và để khô lá tía tô.
Bước 3: Cho lá tía tô vào bát bột mì hoặc bột bắp đã chuẩn bị để bột bám trên bề mặt lá. Cho xúc xích vào mặt phải của lá và cuộn tròn lại.
Bước 4: Nắn khoai lang nghiền thành miếng, đặt trên lòng bàn tay để cuộn xúc xích với lá tía tô lại. 
Yêu cầu diện tích của miếng khoai lang nghiền phải bọc kín xúc xích cuốn tía tô.
Bước 5: Đánh trứng vào bát.
Cho dầu vào chảo đun cho nóng già. Lăn khoai lang bọc xúc xích vào bột mì, sau đó nhúng vào bát trứng và cuối cùng lăn vào bát vụn bánh mì. Cho vào chảo dầu để chiên giòn.
Khi vỏ ngoài vàng đều, vớt ra trên giấy lót báo để ráo mỡ.
Cắm que xiên vào một đầu để khi ăn thuận tiện hơn.
Bày trên đĩa, tưới tương ớt hoặc tương cà chua rồi thưởng thức.
Chúc bạn thành công và ngon miệng!

Gà là thực phẩm bổ dưỡng có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Mình giới thiệu với bạn món Ragu gà hấp dẫn, thơm ngon cho ngày cuối tuần.

Nguyên liệu:
  • 4 chiếc đùi gà
  • 1 củ hành tây, xắt múi cau
  • 2 củ cà rốt
  • 3 củ khoai tây
  • 1 hộp đậu Hà Lan (nếu dùng đậu Hà Lan tươi khoảng 150gr )
  • 1 ít tương cà
  • Gia vị, hạt nêm.
Cách làm:
  • Đùi gà rửa sạch, chặt khúc vừa ăn, do đây là món hầm nên có thể chặt to một chút không sao. Cà rốt khoai tây rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng vuông vừa ăn. Đậu Hà Lan rửa sạch, để riêng.
  • Làm nóng nồi trên bếp, cho hành vào phi vàng. Sau đó cho gà vào đảo đều, không cho nước mà để gà trên lửa chừng 2 phút đến khi gà săn lại, bạn cho 1 muỗng súp tương cà vào đảo đều.
  • Thêm nước lạnh vào, nêm nếm 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, ½ muỗng nhỏ hạt nêm. Để lửa nhỏ cho gà thấm gia vị.
  • Cho cà rốt vào trước, nồi gà sôi thêm khoai tây vào, lúc này nêm nếm lại lần nữa cho hợp khẩu vị. Món Ragu phải mặn ngọt vừa đủ, thêm chút chua thanh của tương cà, tránh để hỗn hợp quá mặn sẽ mất ngon. Để lửa nhỏ hầm cho rau củ và gà ngấm gia vị.
  • Khi hỗn hợp đã mềm và gà đã thấm thì bạn cho đậu Hà Lan vào (dùng đậu hộp nên không đảo mạnh, chỉ xóc nhẹ và để cho sôi trở lại). Tắt bếp dùng nóng với cơm hay bánh mì sẽ rất ngon.
Mách nhỏ: Thông thường mọi người hay chế biến Ragu với lưỡi heo hay bò, đây chủ yếu là món hầm cùng rau củ để ăn kèm bánh mì. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng gà để nấu món này cũng rất ngon, đặc biệt nước chấm sẽ ngọt và thơm hơn, miếng thịt gà mềm ngấm đủ gia vị từ cà rốt và khoai tây, thêm màu sắc đẹp mắt rất hấp dẫn.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

Được ăn nhiều món, cũng biết làm nhiều món hơn, thế nhưng vẫn chưa thấy nơi nào có món sấu dầm mắm độc đáo như quê mình. Không giống như muối dưa muối cà, sấu xanh dầm mắm vẫn có đủ cái vị chua chua, mặn mặn, cay cay như những món ngon dưa cà.
Đến lúc chín, người già chỉ lấy sào chọc hoặc đợi cho rụng xuống thì gọt ăn chấm muối, thưởng thức cái vị ngọt ngọt, chua chua mà thơm lừng của từng miếng "thịt" sấu. Hồi ấy, chỉ bọn trẻ con là sung sướng vì mùa sấu là mùa nghỉ hè, tha hồ mà trèo hái.

Ấy vậy mà lớn lên, học hành xong ra thành phố, chợt thấy những quả sấu xanh năm nào lại trở thành món đặc sản nhiều người ưa thích. Với sấu, giờ người ta có thể chế biến thành nhiều món. Nào là vịt om sấu, canh chua sấu lạc, rồi thì nước sấu ngâm đường, ô mai sấu non, ô mai sấu xào đường,...


Nhưng lại chẳng phải lo để lâu bị chua quá bởi càng để lâu ngày, cái chua chua trong từng miếng sấu lại rút ra ngoài lạ lùng, còn cái mằn mặn, cay cay lại càng ngấm vào. Cũng chẳng lo để lâu bị “khú” như dưa cà, miếng sấu dù để lâu vẫn giữ được cái độ giòn giai nhất định của nó.

Chế biến món ngon này đơn giản hơn cái tên của nó. Chỉ cần vài quả sấu đẹp (xanh hay chín, non hay bánh tẻ đều tùy thuộc vào sở thích thực khách). Rửa sạch, bỏ chỗ vỏ thâm chứ không cần gọt bỏ hết vỏ, rồi thái miếng vừa ăn.

Cho toàn bộ chỗ sấu vào một cái bát hay cái lọ, thêm vào miếng ớt tiêu, đổ ngập nước mắm vào là bạn đã xong khâu chế biến. Chỉ nửa ngày sau, sấu đã đủ ngấm mắm là đã có thể mang ra thưởng thức rồi.

Để món sấu ngâm mắm này ngon thì sấu phải đảm bảo đủ độ giòn, mắm đậm đà và thơm.

Ngày bé, bố mẹ không cho ăn vì sợ bị nóng trong người hay bị cay, nhưng cái hấp dẫn của bát sấu ngâm vẫn đeo bám, để mỗi mùa sấu về lại “trổ tài” cho chồng con thưởng thức. Ngày nắng hè, chỉ cần vài miếng sấu ngâm và thêm bát canh cua là đủ để đưa cơm lắm rồi!
Từ những vỏ dưa tưởng chừng như bỏ đi mà bạn có thể sáng tạo được bát đựng hoa quả hay salad cực dễ thương. Tin được không? Không khó khi bạn có một chút khéo léo và những ý tưởng sáng tạo phải không nào?


Phần vỏ và cùi dưa vốn không dùng đến, thay vì bỏ đi, bạn có thể tỉa chúng thành hình bát hoa đựng salad hoa quả hết sức dễ thương!
Tỉa dưa lưới thành bát hoa dễ thương
Nguyên vật liệu:
  • 1 quả dưa lưới tròn
  • Dao tỉa dưa (nếu có) hoặc dao gọt hoa quả loại nhỏ có mũi nhọn
  • Thìa múc dưa thành những bóng tròn
Tỉa dưa lưới thành bát hoa dễ thương
Bước 1:
Cắt hai lát mỏng ở hai đầu dưa, phần đáy dưa sẽ bằng phẳng để dưa đứng vững vàng.
Tỉa dưa lưới thành bát hoa dễ thương
Bước 2:
Dùng mũi dao rạch trên bề mặt trên của dưa thành 8 phần đều nhau. Ban đầu rạch hai đường vuông góc thì tạo 4 phần đều nhau, chia tiếp mỗi phần làm đôi là được.
Từ các đầu khía sát mép ngoài vỏ dưa bạn dọc dài từ trên xuống dưới để tạo thành các khe mũi cho dưa, như thế dưa sẽ được rạch thành 8 múi. Bạn cũng có thể chia làm nhiều mũi hơn nếu quả dưa của bạn to, 12 múi chẳng hạn.
Gọt nhẹ từng múi vỏ dưa từ trên xuống dưới và để lửng ở gần dưới đáy.
Tỉa dưa lưới thành bát hoa dễ thương
Bước 3:
Bạn sẽ tạo được 8 - 12 cánh hoa sau khi gọt lớp vỏ dưa ngoài cùng. Chia lại các khía và mũi như bước 2 sao cho lớp cùi dưa phía trong sẽ được gọt so le so với lớp vỏ dưa phía ngoài. Phần cùi dưa dày nên bạn không gọt mỏng như lớp vỏ mà gọt dày chừng 0.7cm. Nhẹ tay vì phần cùi dưa dễ bở gãy. Bạn có thể tạo thêm lớp cánh hoa nữa so le với lớp cánh hoa này nếu cùi dưa còn đủ dày.
Tỉa dưa lưới thành bát hoa dễ thương
Bước 4:
Dùng thìa múc dưa múc hết phần ruột dưa thành các bóng tròn và để riêng ra một tô bảo quản mát trong tủ lạnh để dùng dần.
Tỉa dưa lưới thành bát hoa dễ thương
Bước 5:
Dùng mũi dao khoét bỏ các hình chữ V trên hai cạnh của mỗi cánh hoa dưa phía trong sau khi đã cắt giảm cho các cánh có dáng nhọn.
Tỉa dưa lưới thành bát hoa dễ thương
Bước 6:
Các cánh hoa dưa phía ngoài được khoét khía dọc mỗi cánh tạo dáng lá, các khía chữ V ở hai bên cánh cũng được khía nhỏ hơn và dày hơn để tạo răng cưa của lá.
Bạn chỉ nên bày ít một những bóng dưa vàng vào trong lòng bát dưa đã tạo, như thế sẽ giống như nhụy vàng nằm giữa bông hoa. Màu xanh, vàng nhạt và vàng cam của chính quả dưa được phối hợp hài hòa bắt mắt, hết sức tự nhiên.
Tỉa dưa lưới thành bát hoa dễ thương
Không quá khó để tỉa một vỏ dưa tưởng chừng như bỏ đi thành một bát đựng salad hoa quả tuyệt đẹp, bạn hãy thử nhé!