Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Khi nói đến ẩm thực Nhật Bản, người ta thường nghĩ đến sushi, sashimi, tempura và vô số những món ăn lành mạnh và bổ dưỡng của đất nước xinh đẹp này. Nhưng sẽ thật thiếu sót nếu bạn bỏ quên những món mì, một trong những món ăn làm người Nhật tự hào về sự đa dạng, hương vị và sự phổ biến của nó trong nền ẩm thực của mình.

Cách người Nhật ăn mì khá khác với Việt Nam. Người Việt Nam trong ăn uống thường giữ lịch sự nên ăn uống phải nhỏ nhẹ, kín tiếng, nếu không sẽ bị xem là bất lịch sự. Người Nhật lại khác, họ thường gắp một đũa mì và ăn hết toàn bộ các cọng mì mà không cắn đứt cọng mì. Để ăn hết nguyên đũa mì, thường phải hút cọng mì và tạo ra một tiếng “sụp”, đó là âm thanh của sự ngon miệng theo người Nhật, cũng như thể hiện sự biết ơn với người đầu bếp đã làm ra món mì.
Hãy cùng điểm qua một số loại mì truyền thống mà bạn nên nếm thử khi đến làm khách tại các nhà hàng Nhật.
Mì ramen

Ramen có nguồn gốc từ Trung Quốc, tại Nhật Bản loại mì này thường được gọi là Chuuka Soba (mì Trung Quốc). Người Nhật bắt đầu ăn loại mì này vào năm 1910, đây là khoảng thời gian ẩm thực Trung Quốc gây được sự chú ý đối với nhiều người. Dựa trên các nguyên liệu của mình, họ đã kết hợp với hương vị và khẩu vị ăn của từng vùng miền để tạo nên món ăn rất riêng. Hiện nay, ramen là tên một món ăn đơn giản, bao gồm lúa mì kiểu Trung Quốc với nước tương, thịt heo, tiếp theo là cá, dưa chua và rau bina (một loại cải bắp Trung Quốc). Khi mì ramen được truyền đến Nhật Bản, ban đầu nó được bày bán chủ yếu ở những quán vỉa hè.
Mì ramen sợi nhỏ, có thể ở dạng mì tươi hay mì khô đóng gói, còn cách chế biến thì rất đa dạng, tùy theo từng vùng miền khác nhau. Mỗi vùng miền có hương vị ramen đặc trưng của mình, từ Tonkatsu ramen của Kyuushuu tới Miso ramen của Hokkaido. Loại mì này thường được ăn chung với thịt heo thái lát (chaashuu), rong biển khô (nori), kamaboko (chả cá Nhật Bản), hành xanh, thậm chí cả ngô nữa. Nước soup mì được nấu bằng muối - nước trong (shio ramen), hầm xương heo - nước đục váng mỡ (tonkotsu ramen), nước tương Nhật - nước trong màu nâu đen (shouyu ramen) và bằng miso - nước đục (miso ramen).
Mì somen

Đây là loại mì lạnh dành riêng cho mùa hè nóng bức. Ở Nhật Bản, mùa hè không nóng như ở Việt Nam, nhưng món mì này rất được ưa chuộng tại đây. Nó là món ăn truyền thống, là niềm tự hào của người Nhật mỗi khi có dịp nói về vùng đất quê hương mình. Mì somen thường được ăn lạnh với nước xốt ngâm hương liệu hoặc nước xốt Tsuyu. Vào mùa hè, somen được ướp trong đá lạnh là một món ăn phổ biến để hạ nhiệt. Món ăn này được trình bày cầu kỳ với nhiều các nguyên liệu khác nhau, tuỳ thuộc vào khẩu vị của người ăn khi chế biến. Mì somen sợi mỏng, dài được bày trong những chiếc bát thuỷ tinh, khi ăn được chan với nước đá kèm theo chút rau xanh, các loại củ quả hay các loại thịt khác nhau. Một chút mì trong veo với nước mát lạnh sẽ làm mùa hè tan biến trong từng gắp mì.
Vào một số nhà hàng ở Nhật, các bạn sẽ được phục vụ món Nagashi somen (mì chảy), mì được ngâm xuống một ống tre đựng nước sạch và lạnh. Khi somen chảy qua, thực khách sẽ dùng đũa gắp chúng ra và nhúng vào Tsuyu.
Loại somen được dùng với soup nóng thường được gọi là “nyumen” và được ăn vào mùa đông, rất giống với soba và udon.
Mì soba

Mì soba xuất hiện vào khoảng năm 1500 ở xung quanh thành Edo (nay là thủ đô Tokyo) với loại mì nguyên thủy đầu tiên được dâng lên tướng quân là Sarashina ki-ippon. Chúng được gọi là Nihon soba, nghĩa là soba Nhật Bản. Cùng với món udon, đây là món mì có từ lâu đời tại đây, dần dần mì soba phát triển đa dạng, từ mì lạnh đến mì nóng với nhiều phụ liệu phong phú với đậu hũ, thịt động vật hay hải sản.
Mì soba chế biến rất công phu, được thực hiện qua nhiều bước và cách ăn cũng rất đặc biệt. Chúng làm bằng cách trộn bột kiều mạch và bột mì, thêm nước tạo thành bột sệt, rồi nhào và lăn cho mỏng ra, cắt thành những sợi nhỏ, có thể ăn nóng (Kake soba) và ăn lạnh (Zazu Soba/Mori soba). Mì soba còn được gọi là mì tiễn năm cũ hay mì may mắn bởi vì người Nhật thường thích ăn loại mì này vào ngày cuối cùng trong năm để tiễn năm cũ, đón một năm mới. Sợi mì soba dài và dai, còn biểu tượng cho sự trường thọ của con người, cho nên nó cũng được coi là biểu tượng cho sự may mắn.
Mì udon

Mì udon là một loại mì đặc biệt và nổi tiếng ở Nhật, nó có mặt khắp nơi từ những con đường nhỏ, cửa hàng thực phẩm đến các nhà hàng, khách sạn. Udon được chế biến từ bột mì, muối và nước, công đoạn cuối là nhào nặn. Để có udon ngon phụ thuộc vào kỹ thuật lên men và chế biến của các bậc sư phụ. Mì udon được làm từ bột mì, dày, đầu có hình tròn hoặc hình vuông, thường có hai loại: udon thường, sợi mì dày hơi vuông, giá cả phải chăng; một loại khác là udon đặc biệt Inaniwa, mảnh mai như sợi tóc, vàng ươm như nắng thu và giá thành tương đối đắt.
Udon có hương vị đậm đà của bột mì, kèm thêm một chút vị mặn, ngọt thanh và dai dai. Theo truyền thống, nó được dùng chung với nước luộc thịt, ăn kèm với trứng chiên, các loại rau, cá, bánh bao, thịt heo muối, tôm chiên. Mỗi món mì udon đều có một tên riêng để phân biệt, ví dụ như: Kake udon được làm từ nước luộc thịt đơn giản, ăn kèm với nước xốt cùng mirin và dashi (hai loại gia vị phổ biến của người Nhật); Kitsune udon được làm với đậu phụ chiên hoặc Yakiudon - mì udon trộn chung với xốt đen.
Thịt gà được nhiều bà nội trợ lựa chọn làm thực phẩm cho bữa cơm gia đình hàng ngày. Thịt gà được chế biến thành nhiều món ngon, hấp dẫn. Nay Amthuc365.vn xin chia sẻ công thức chế biến món thịt gà hấp cải bẹ cho bạn món ăn lạ miệng!

Là món ăn rất dễ làm và hương vị thì vô cùng thơm ngon với sự kết hợp của vị gà và hương nồng nhẹ của cải xanh.
Nguyên liệu:
  • Gà ta: 1/2 con
  • Ức gà: 1 cái
  • Cải bẹ xanh: 10 lá
  • Ớt sừng: 1 trái
  • Ngò rí: 3 cây
  • Muối, tiêu, đường, bột năng
  • Dầu mè, dầu hào, thuốc muối
  • Nước tương
  • Hạt nêm
Cách làm:
Gà hấp cải bẹ xanh
  • Gà làm sạch, xẻ vài đường trên thịt gà cho dễ thấm gia vị, ướp với 1 muỗng hạt nêm, 1/2 muỗng muối và 1/2 muỗng tiêu, để thấm 30 phút.2
  • Cải xanh cắt bỏ bớt phần lá, lấy phần cọng, rửa sạch. Đun sôi nước, cho vào 1 ít thuốc muối, luộc cọng cải xanh khoảng 3 phút, vớt ra ngâm vào nước đá, để ráo. Hòa tan 1 muỗng bột năng với 1 muỗng nước dùng.
  • Hấp gà vừa chín tới, lấy ra chặt thành miếng vừa ăn, ức gà xé thành miếng lớn cỡ 6*2cm, ướp với 1/3 hạt nêm, 1/3 muỗng muối và 1/3 muỗng tiêu. Dùng 1 tô cỡ vừa xếp thịt gà và cải xen kẽ nhau, ém chặt, đem hấp lại 5 phút.
  • Lấy nước hấp trong gà ra, cho vào chảo, thêm vào 2/3 chén nước nữa, nêm 1/2 muỗng đường, 1/2 muỗng dầu hào, 1/2 muỗng hạt nêm, 1/2 muỗng nước tương, đun sôi rồi cho nước bột năng vào từ từ cho sánh lại, thêm 1 muỗng dầu mè, tắt bếp.
  • Úp gà ra dĩa, rưới nước xốt lên trên, trang trí với ngò rí và ớt cắt sợi, chấm kèm nước tương và ớt cắt lát tùy khẩu vị.
Mách nhỏ:
Chọn cải bẹ xanh cọng to bản, không bị già. Chọn gà ta thịt ngọt lại mềm hơn. Cho 1 ít thuốc muối vào nước luộc sẽ giữ được màu xanh của rau.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!
Tết của người Việt in dấu trong lòng mọi người, dù đi đâu ngày tết ai cũng hướng về quê nhà. Chính vì vậy, mâm cỗ ngày tết cũng hết sức quan trọng, không thể thiếu. Mâm cỗ ấy còn được chuẩn bị khá công phu, kĩ lưỡng thể hiện một năm mới an khang, đầy đủ, thịnh vượng...

Người Việt vẫn quen gọi "ăn tết" chứ không phải nghỉ tết, chơi tết hay thưởng tết... có lẽ vì ẩm thực là một yếu tố quan trọng của ngày tết cổ truyền.
Mâm cỗ tết với nhiều thức ngon được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng thể hiện sự no ấm, hạnh phúc của mỗi gia đình, cũng như ước mong một năm mới đầy đủ, thịnh vượng và phát đạt.


Suy nghĩ của người Việt ta là dành những điều tinh túy, hoàn hảo nhất cho ngày tết. Điều đó thể hiện rất rõ qua mâm cỗ tết - một mâm cơm đặc biệt nhất trong năm khi cả gia đình được đoàn viên, sum vầy.

Cỗ tết truyền thống của người Việt trên khắp mọi miền đất nước đều có những món truyền thống như bánh chưng, gà luộc, giò lụa... Nhưng tùy vào tập quán, tính cách và khí hậu của mỗi vùng miền mà mâm cỗ tết cũng khác đi.

Tết này thủ đô ta tròn ngàn năm tuổi. Sự đi lên của lịch sử cũng khiến cái tết của người Hà Nội thay đổi theo. Tết Hà Nội nay không phải là cái tết thiếu thốn của ngày xưa, cũng không phải không khí tết nóng ấm như miền Nam... Tết của thủ đô mang một không khí rất riêng: tết của mảnh đất thủ đô ngàn năm tuổi, hiện đại nhưng vẫn lưu giữ nhiều nét truyền thống.


Mâm cỗ tết của người Hà Nội thể hiện sự tinh tế, đặc sắc riêng của văn hóa ẩm thực nơi đây. Cỗ tết Hà Nội không có món bánh răng bừa, món gỏi như ở Huế, cũng không có xôi kèm lợn quay, bánh tét hay bánh măng, bánh dừa mận như ở miền Nam... mà có nhiều thức riêng phù hợp để thưởng thức trong không khí ngày tết rét lạnh miền Bắc.

Đầu tiên phải kể đến cỗ tết ông Táo (ngày 23 tháng chạp). Có lẽ do truyền thống văn hóa ảnh hưởng nhiều từ phương Bắc nên người Hà Nội dùng nhiều vàng mã hơn các vùng miền khác để cúng vị vua bếp. Mâm cỗ có các món xôi gà, nem rán, chân giò luộc, canh nấm, măng và món chè kho... Hình ảnh vị Táo quân cùng bếp lửa gia đình quen thuộc như niềm ước mong về một cuộc sống gia đình hạnh phúc, thuận hòa.
Cỗ tết quan trọng nhất là mâm cỗ tất niên chiều 30 và mâm cỗ của buổi sáng mồng 1 tết (ngày tết chính). Mâm cỗ tết truyền thống của người Hà Nội thường có “bốn bát sáu đĩa”, với nhà khá giả thì nhiều hơn (tám bát tám đĩa). Người thủ đô chuẩn bị cỗ tết rất cầu kỳ, theo đúng quy cách, đủ lệ, đủ món. Đặc biệt, trên mâm cỗ tất niên luôn có một đĩa xôi gấc như thể hiện mong ước được nhiều may mắn trong năm mới.

Thông thường, các bát trên mâm cỗ gồm một bát bóng nấu với chân tẩy và nước dùng gà (chân tẩy gồm có su hào, cà rốt, củ đậu được thái mỏng theo những hình hoa đẹp đẽ). Một bát khoai tây hầm đầu, cổ, cánh gà. Một bát miến nấu lòng gà. Và một bát măng khô ninh chân giò. Các đĩa thì có đĩa gà luộc, đĩa thịt đông, đĩa giò xào, giò lụa, đĩa cá kho riềng hoặc bò kho khô, đĩa nộm.

Cỗ tết Hà Nội hay bất cứ ở đâu trên cả nước đều không thể thiếu các món truyền thống là dưa hành và bánh chưng xanh. Nhưng miền Bắc nổi tiếng cả nước với cái rét lạnh mùa đông. Cỗ tết do đó cũng đặc biệt hơn bởi những món được làm từ không khí rét mướt ấy như giò xào hay thịt nấu đông...
Thức ăn ngày tết bao giờ cũng được gia đình coi trọng. Thịt gà được dùng trong ngày năm mới phải là thịt gà trống thiến và được làm sẵn từ chiều 30 (vì người Việt ta kiêng sát sinh vào ngày mồng 1 và năm mới). Thịt lợn là thịt nạc mông hay thịt chân giò ngon, còn thịt mỡ sẽ dùng để chế biến món giò xào cho dễ ăn... Cỗ truyền thống thì vậy nhưng có sự thay đổi theo mỗi gia đình, phù hợp với sở thích và điều kiện.
Sài Gòn được biết đến là "xứ sở vàng của ẩm thực Việt Nam" với những món ăn bắt mắt, ngon, lạ... không chỉ trong những nhà hàng, quán ăn sang trọng mà ngay cả ẩm thực vỉa hè cũng như là một mê cung khiến bạn khó lòng mà thoát ra được. Dưới đây amthuc365.vn xin mời độc giả cùng điểm danh một số món ngon khó cưỡng khi bạn đặt chân đến miền đất này nhé!

Nói tới ẩm thực Sài Gòn quả như lạc vào một mê cung với vô vàn món ăn hội tụ tại chốn phồn hoa đô thị này. Nhưng có 10 món ăn đặc trưng dưới đây bạn nên nhớ thưởng thức.
1. Bánh tráng trộn/nướng
Thành phần chính của bánh là: bánh tráng cắt sợi, trộn với tôm khô chiên mỡ, phổi bò cháy, rau răm, đu đủ, xốt tương, đậu phộng… Món ăn này được bán trong từng túi bóng nhỏ với giá khá rẻ, chỉ khoảng 5.000đ/bịch.

Bánh tráng nướng với nguyên liệu là: trứng chim cút, mỡ hành, thịt băm, tép rang tuy xuất hiện sau đó rất lâu nhưng cũng đã kịp làm mê mẩn không ít thực khách tới đây.

2. Ốc
Từ con hẻm nhỏ đến mặt đường lớn, không khó tìm một quán ốc để dừng chân. Quán ốc là từ gọi chung, bởi ở đó còn có nhiều loại hải sản khác. Có đủ cách chế biến để món ốc luôn hấp dẫn, từ hấp, luộc, xào, chiên đến nướng, đút lò… với đủ thứ gia vị như tỏi, hành, tiêu, ớt, rau răm…

3. Cơm tấm/Cơm sườn
Cơm tấm, dường như trở thành “đặc sản” độc tôn của xứ Sài Thành bởi hương vị thơm ngon độc đáo hiếm nơi nào có được.

Cơm tấm là sự kết hợp hài hòa giữa những hạt cơm nhỏ, màu trắng, miếng sườn nướng cháy cạnh, bì thơm giòn hay trứng chưng béo mềm, trứng ốp la béo ngậy. Với cơm tấm, mọi sức sáng tạo nằm gọn trong chén nước mắm chấm kèm.
4. Phá lấu

Phá lấu là món ăn quen thuộc của người Hoa, làm từ nội tạng động vật. Có rất nhiều loại phá lấu: phá lấu heo, phá lấu gà vịt, phá lấu bò… Trong đó, món phá lấu bò được ưa thích hơn cả. Đây là món ăn dân dã, ngon miệng, có sức cuốn hút đến kỳ lạ không chỉ đối với học trò nhỏ mà cả giới sinh viên, công chức.
5. Hủ tíu
Hủ tíu là món ăn rất được ưa chuộng đối với người dân Sài Gòn. Bạn có thể ghé vào bất cứ một hàng ăn nào trong thành phố và gọi một tô hủ tiếu theo giá từ 8.000 – 25.000 đồng với nhiều lòng heo và mỡ béo ngậy…
 
Hủ tíu Sài Gòn – Chợ Lớn là một thế giới với nhiều loại hủ tíu như: hủ tíu Sa Đéc, hủ tíu Mỹ Tho, hủ tíu Nam Vang, hủ tíu bò viên, hủ tíu Tàu…
6. Lẩu dê/Nầm dê nướng
Là món ăn phổ biến của người Sài Gòn mỗi dịp họp mặt gia đình, bạn bè. Lẩu dê cuốn hút người ăn bởi nó được liệt vào hàng bổ dương, cường lực. Cái chất “bổ dưỡng” siêu hạng của dê có thể chỉ là võ đoán nhưng cái hương vị độc đáo của thịt dê so với các thịt khác thì quả là không ai có thể phủ nhận.

7. Bột chiên
Bột chiên là món ăn đơn giản làm từ bột gạo giòn bên ngoài, dẻo bên trong, là món vặt hết sức hấp dẫn. Tùy từng nơi và khẩu vị khách mà món bột chiên sẽ được chế biến khác nhau. Những miếng bột vàng giòn, điểm chút xanh của hành lá, phơn phớt đu đủ, đo đỏ của tương ớt, cà rốt đã làm mê mẩn bao người.

Bột chiên được bán ở nhiều nơi, tập trung chủ yếu quanh các khu trường học, khu đông dân cư với giá cả bình dân khoảng 10.000 – 15.000đ/đĩa.
8. Sủi cảo
Sủi cảo được chế biến gần giống với hoành thánh, nhưng lớn hơn và nhiều nhân hơn. Điều quan trọng quyết định lát sủi cảo ngon là nhân, thường được làm từ tôm, thịt lợn, các loại rau… băm nhuyễn với nhau và trộn gia vị cho vừa ăn. Ngoài sủi cảo nước còn có món cảo chiên vàng rụm cũng rất hấp dẫn.

9. Xiên chiên/nướng
Cá viên, bò viên, tôm viên, đậu bắp, đâu hũ… sau khi xâu lại thành từng xiên sẽ được đem chiên trong chảo dầu nóng cho đến khi những viên thịt phồng to, cháy vàng mới bỏ ra cho vào đĩa hoặc hộp.

Món này ăn với tương ớt và tương đen có vị cay nồng, mằn mặn, giòn dai, nhai sần sật, không quá mềm cũng không quá cứng. Ở một số nơi còn ăn kèm với củ cải, cà rốt ngâm giấm, dưa leo…
10. Chè
Không ngọt gắt như chè Huế, nhiều hương liệu như chè Bắc, chè Sài Gòn ngọt thanh bởi nước cốt dừa, đá bào. Với chè Sài Gòn, không chỉ là thưởng thức từng hương vị của nguyên liệu mà còn thưởng thức bằng mắt ngay từ cái nhìn đầu tiên. Chè Sài Gòn là sự pha trộn sắc màu rất thú vị.

Với hàng trăm món ăn độc đáo, sẽ không là quá đáng khi tặng cho miền đất này cái tên “xứ sở vàng của ẩm thực Việt Nam”.

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Thịt gà là thực phẩm ngon, bổ dưỡng được chế biến thành nhiều món ngon dễ làm với những cách làm khác nhau, riêng món xào cũng có đến mấy chục món khác nhau. Amthuc365.vn xin gợi ý cho bạn 10 món xào từ gà ngon cho mùa đông này nhé!

1. Gà xào sả ớt

Gà xào sả ớt là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt, miếng thịt gà mềm mềm, dai dai cùng mùi thơm nức mũi của sả ớt sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn của gia đình bạn.

2. Thứ 4 đổi vị với món Thịt gà xào chua ngọt

Thịt gà là thực phẩm ngon, bổ dưỡng được chế biến thành nhiều món ngon ví như món luộc, xào, nấu, om... Có thể nói món thịt gà xào chua ngọt vẫn được nhiều người yêu thích hơn cả bởi món ăn đậm đà lạ miệng.

3. Gà xào cung bửu thơm ngon

Không chỉ là món ăn thơm ngon đậm đà mà còn đầy đủ chất dinh dưỡng và chống ngán cho bữa ăn của gia đình bạn. Cùng Amthuc365.vn vào bếp chế biến món ngon này nhé!

4. Thơm ngon với thịt gà xào khoai tây chiên

Vị ngọt của thịt gà cùng vị giòn ngon của khoai tây chiên sẽ mang tới cho gia đình bạn một bữa cơm ngon miệng. Hãy cùng Amthuc365.vn vào bếp làm món ăn ngon miệng này nhé!

5. Cách làm món Gà xào húng quế

Gà là thực phẩm bổ dưỡng được chế biến thành nhiều món ngon, bổ dưỡng. Trong những món ngon được làm từ gà phải kể đến món gà xào húng quế. Bữa trưa nay bạn cũng có thể chế biến ngon này cho cả nhà cùng thưởng thức cũng khá tuyệt.
Món ăn mặn được ăn kèm với cơm, thịt gà hơi cay cay, thấm gia, quyện với mùi thơm của lá húng quế, bữa cơm dường như ngon hơn hẳn.

6. Gà xào hành nấm - món ngon cuối tuần 

Cuối tuần là lúc mọi người có thời gian quây quần bên nhau, cùng nhau thưởng thức những bữa cơm thân mật ấm cúng cùng gia đình. Vậy tại sao bạn không trổ tài món gì vừa ngon, bổ dưỡng và đem lại cảm giác mới lạ cho mọi người nhỉ. Gà xào hành nấm là một gợi ý thú vị cho bạn đó.

7. Cách làm món Gà xào hạnh nhân

Gà và hạnh nhân là những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Sự kết hợp giữa thăn gà và hạnh nhân tạo thành món ăn bổ dưỡng với mùi thơm hấp dẫn khó cưỡng. Món thăn gà xào với hạnh nhân rất ngon, mùi thơm hấp dẫn. Amthuc365 xin chia sẻ bí quyết chế biến món ngon này nhé. Giúp bạn dễ dàng thực hiện.
gà xào hạnh nhân

8. Món ngon bữa tối: Gà xào kiểu Hoa

Chỉ là những thực phẩm thông thường như đùi gà, hành tây, nấm... bạn có thể đổi món với gà xào kiểu Hoa ngon, miễn chê.
Món ngon xanh mướt kích thích vị giác, Ẩm thực, am thuc, mon ngon, ga xao, canh ga nuong, bo xao bong cai, mon ngon de lam, bao

9. Chế biến món thịt gà xào xoài

Món thịt gà xào với xoài là một gợi ý thú vị cho những ai muốn thay đổi vị với món gà.
Thịt gà xào xoài kiểu Tàu

10. Món ngon, lạ miệng: Gà xào măng chua

Bữa tối đổi món cho gia đình món mới với những nguyên liệu cũ cực đơn giản, ngon mà lạ: gà xào măng chua.
gà xào măng
Món xào là món ngon, đậm đà phù hợp trong những ngày tiết trời se lạnh. Bữa trưa nay Amthuc365.vn xin chia sẻ công thức món Hà Lan xào nấu tôm thơm ngon hấp dẫn.
Món xào đơn giản dùng kèm cơm trắng với nấm, đậu Hà Lan giòn, được xào cùng với thịt tôm ngọt.
Nguyên liệu:
  • 200g tôm.
  • 200g đậu Hà Lan.
  • 200g nấm thủy tiên hay nấm rơm.
  • Hành lá, muối, nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu.
Cách làm:
Đậu Hà Lan xào nấm và tôm

  1. Nấm thủy tiên cắt bỏ chân, rửa sạch với nước muối pha loãng, để lê rổ cho ráo nước.
  2. Đậu Hà Lan tước bỏ cọng xơ, rửa sạch.
  3. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.
  4. Tôm bóc nõn, rút chỉ đen trên lưng tôm cho sạch, giã thô.
  5. Đun nóng hai thìa nhỏ dầu ăn, phi tỏi thơm, cho tôm vào xào chín.
  6. Cho đậu vào xào nhanh tay, để lửa lớn, xào khoàng 3 phút cho nấm vào xào cùng, nêm vào một thìa nhỏ muối, một thìa nhỏ nước mắm, nửa thìa nhỏ hạt nêm, đảo đều.
  7. Xào khoảng 7 - 10 phút, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn, tắt bếp, rắc một ít hạt tiêu và hành lá đã thái nhỏ. Múc ra đĩa dùng làm món xào ăn với cơm.
Chúc bạn thành công và ngon miệng!
Tỏi là gia vị truyền thống được sử dụng trong rất nhiều trong ẩm thực và còn có tác dụng chữa bệnh. Theo các bác sĩ, tỏi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại những cơn cảm lạnh thông thường, ngăn ngừa một số bệnh ung thư.

Tỏi có rất nhiều tác dụng ngăn ngừa và chữa bệnh mà có thể bạn chưa biết đặc biệt đối với thai phụ. Vậy bà bầu cần ăn tỏi như thế nào cho đúng cách?
Loại gia vị này cũng có tác dụng làm loãng máu giúp giảm sự tích tụ các mảng bám trong động mạch, giảm lượng cholesterol trong máu. Những tác dụng này có thể ngăn ngừa cao huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị huyết áp cao do nhu cầu về lượng máu cơ thể cao hơn người bình thường. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Phụ sản châu Âu cho hay, phụ nữ mang thai bổ sung tỏi trong chế độ ăn hằng ngày giảm nguy cơ bị huyết áp cao.
Vậy bà bầu cần bổ sung lượng tỏi bao nhiêu là đủ?
Tỏi có tác dụng giảm nguy cơ cao huyết áp ở bà bầu
- Tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa hoặc bác sĩ tim mạch trong thời gian mang thai để có được lời khuyên đúng đắn về lượng tỏi bổ sung vào cơ thể hàng ngày hoặc uống bổ sung tỏi như một loại thảo dược.
- Theo các bác sĩ, bà bầu nên bổ sung khoảng 2-4 gram tỏi tươi mỗi ngày như một loại thực phẩm bổ sung. Bạn nên cho thêm tỏi vào chế biến cùng các món ăn hàng ngày như món xào, nước xốt…
- Bạn cũng có thể bổ sung tỏi vào chế độ ăn hàng ngày bằng cách xay nhỏ tỏi, cho vào chai dầu ăn (tốt nhất là dầu ôliu) để nấu ăn hàng ngày. Cứ 1-2 tuần lại thay tép tỏi trong chai dầu một lần.
- Bổ sung thêm những loại trà thảo dược, thực phẩm, đồ uống có chứa thành phần tỏi.
Lời khuyên và cảnh báo
Dù vậy, bà bầu không nên ăn quá nhiều tỏi, đặc biệt trong 2 tháng cuối thai kỳ
- Theo các bác sĩ, bà bầu nên bổ sung 4 tép tỏi như một loại thực phẩm ăn mỗi ngày. Nếu bạn không thích mùi vị của nó trong thức ăn có thể bổ sung bằng cách sử dụng các loại nước uống có chứa thành phần tỏi.
- Một mẹo nhỏ cho những người sợ mùi tỏi ở tay là bạn có thể chà qua với một chút nước chanh tươi.
- Tỏi có tính chất làm loãng máu vì vậy bạn không nên ăn quá nhiều. Thai phụ mang thai 2 tháng cuối không nên ăn quá nhiều tỏi và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung tỏi vào chế độ ăn hàng ngày. Loại thực phẩm này cũng tương tác với một số loại thuốc vì vậy bạn cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Những món ăn Việt đã không giới hạn ở trong nước hay một số nước nào đó mà nó có mặt ở hầu khắp các nước trên thế giới. Hãy cùng cảm nhận ẩm thực Việt tại một quán ăn ở Dubai cùng với tác giả bài viết nhé!

Không chỉ được giới sành ẩm thực ở Mỹ và châu Âu ưa chuộng, các món ăn Việt Nam còn bắt đầu chinh phục các thực khách giàu có và khó tính ở thế giới Arab.
Tờ Time Out Dubai của Dubai, một tiểu vương quốc thuộc Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) mới đây đã đăng một bài viết giới thiệu về những nét đặc sắc của một quán ăn Việt Nam mang tên Hanoi Café. Đây là quán ăn nằm trong tòa nhà Jumeirah Lakes Towers ở Dubai.

Tác giả của bài viết cho biết, nhìn bề ngoài Hanoi Café không có nhiều khác biệt so với các tiệm ăn khác ở Dubai. Tác giả này đặt chân đến quán ăn này giữa lúc một số người đầu bếp, trông có vẻ như là người Việt Nam, đang ngồi “xả hơi” bên ngoài quán và chơi bóng đá ngay trong bộ trang phục màu trắng. Nhưng chính điều này đã khiến tác giả cảm thấy mình đang đến với một quán ăn không tồi, vì những đầu bếp vui vẻ chắc chắn sẽ nấu ăn ngon. Và khi thực khách vào quán, thì những hy vọng lại sáng lên thêm một lần nữa.
“Trước mắt chúng tôi là một quán ăn nhỏ nhưng bài trí hết sức đáng yêu và có không khí. Màu trắng sáng sạch sẽ được kết hợp với những vệt sắc nét màu cam và xanh lá cây bên trong một không gian tựa như ốc đảo bình yên với những cây xanh và ghế gỗ”, tác giả viết.
Thực đơn của quán được đưa ra cho khách với những sự lựa chọn đa dạng và ấn tượng về đồ uống, bao gồm trà sữa, nước sinh tố, cà phê kiểu truyền thống của Việt Nam và một vài loại trà nóng. Trà atisô khiến tác giả ngạc nhiên vì có màu vàng của gỗ mà vẫn ngọt ngào, mang hương vị đặc trưng của hoa atisô; trà sữa Amazon khiến bạn cảm thấy sảng khoái, trong khi cà phê Việt Nam cũng rất ngon. “Nếu bạn muốn uống cà phê đen thì phải dặn người phục vụ, vì nếu không, họ sẽ đem ra cà phê đã pha với sữa đặc có đường”, tác giả dặn dò.
Phở cuốn hải sản là món đầu tiên mà bài viết nhắc tới khi kể đến các món ăn ở Hanoi Café. Theo miêu tả của tác giả, món cuốn này có kích thước lớn, bao gồm những nguyên liệu tôm, bún gạo và nhiều loại rau. Tác giả tỏ ý “chê” món cua nhồi vỏ sò bị nấu quá lửa, hơi khô và thiếu hương vị, cho dù nước chấm của món này là không tệ.
Tuy nhiên, một sự ngạc nhiên thú vị nữa đã đến khi tác giả và những người bạn đi cùng chọn món phở Hà Nội với ba lựa chọn thịt bò, bao gồm thịt bò băm viên, thịt tái và thịt chín. Phở bò chín có phần thịt quá dai, nhưng nước phở thì tuyệt vời. Vị nước phở rất thanh, nhưng đầy hương vị nhờ các loại gia vị nóng, chưa kể nhiều loại gia vị tươi đi kèm chờ sẵn bên cạnh như rau mùi, giá đỗ và rau thơm.
Món bún Hà Nội trong nhà hàng cũng được tác giả đánh giá cao, với các lựa chọn thịt gà, tôm và thịt bò. Thịt trong món bún rất ngon, nhưng theo tác giả, chỉ là một phần bổ sung trong một hỗn hợp giữa sợi bún và rau, cùng hành và các loại rau thơm.
Kết thúc bài viết, tác giả cho biết đã rất muốn đặt chân đến Hà Nội để thưởng thức các món ăn Việt thêm lần nữa, ngay trên đất Việt Nam.

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Những món ốc ngon là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người đặc biệt là thời tiết chuyển sang se lạnh hay những ngày mưa rả rích. Được thưởng thức những món ốc ngon, ấm lòng chắc hẳn sẽ làm không ít người xuýt xoa. Vậy hãy cùng Amthuc365.vn vào bếp trổ tài những món ngon từ ốc được nhiều người yêu thích trong ngày mưa này nhé!

Mùa mưa thường thịt ốc rất ngon và ngọt, những món từ ốc lại dễ ăn. Do có tính hàn cao nên ốc thường ăn kèm với nước mắm gừng hoặc chế biến chung với những loại gia vị cay nồng như sả, ớt mới ngon. Xét ở góc độ ẩm thực, đó là sự quân bình âm dương nhưng xét ở góc độ thưởng thức của người Việt, đó là phải có tí xuýt xao, hít hà cho... đã miệng.

1. Ốc móng tay trộn chua cay

Nguyên liệu:
  • 1/2kg ốc móng tay
  • 2 cây sả,
  • 50g rau húng lủi
  • 2 trái ớt sừng,
  • 4 củ hành tím
  • 1 củ tỏi
  • 1 ít gừng giã giập
  • 2 thìa súp tương ớt
  • 1 thìa súp đường
  • 1 thìa súp nước cốt chanh
  • 1 thìa súp nước mắm
  • 1 thìa cà phê hạt nêm.

Cách làm:
1. Ốc rửa sạch. Rau húng lủi nhặt lấy lá, rửa sạch. Ớt, hành tím, tỏi xắt lát mỏng.
2. Bắc nồi nước lên bếp, nấu thật sôi, cho vào ít gừng giã giập. Chần ốc thật nhanh, vớt ra, tách một bên vỏ, chừa lại phần vỏ gắn với nạc ốc, để ráo.
3. Trộn đều hành, ớt, tỏi xắt lát với tương ớt, nước mắm, đường, hạt nêm và nước cốt chanh làm nước trộn. Cho ốc đã luộc vào thố, rưới nước trộn, cho thêm rau húng lủi vào, trộn đều, gắp ra đĩa.
Mách nhỏ:
Ốc móng tay phải chọn ốc sống, tức những con còn ngọ nguậy mà mắt có thể nhìn thấy. Khi chần ốc phải đợi nước thật sôi, vừa cho vào là vớt ra ngay.

2. Ốc móng tay hấp kiểu Thái

Nguyên liệu:
  • 1/2kg ốc móng tay
  • 1 muỗng canh giấm
  • 2 chén nước dùng heo
  • 1 muỗng cà phê tỏi băm
  • 1 muỗng cà phê gừng băm
  • 1/2 muỗng cà phê riềng
  • 1 muỗng cà phê ớt tươi
  • 1 muỗng cà phê lá chanh xắt nhuyễn
  • 2 muỗng sả băm
  • 5 cây sả cây, đập giập
  • 2 muỗng canh dầu màu điều
  • Gia vị: hạt nêm, đường. Chuẩn bị 1 nồi đất.

Cách làm:
1. Ốc móng tay rửa sạch qua nước muối cho vào nồi hấp chín rồi xếp vào nồi đất (không lấy nước). Cho dầu điều vào chảo phi thơm tỏi rồi cho sả, gừng, ớt, riềng vào xào cho thơm.
2. Sả cây đập dập, cho vào nồi đất rồi cho 2 chén nước dùng, lá chanh xắt nhuyễn và giấm vào nồi. Đun sôi, nêm 2 muỗng canh đường, 2 muỗng cà phê hạt nêm sao cho có vị chua ngọt. Tiếp tục cho gừng, ít riềng vào, chờ nước sôi lại lần nữa là được. Dùng nóng.

3. Ốc móng tay xào tỏi

Nguyên liệu:
  • 1/2kg ốc móng tay
  • 1 muỗng cà phê tỏi băm
  • 2 muỗng cà phê sả băm.
  • 1 muỗng cà phê ớt tươi
  • 1 muỗng canh dầu màu điều
  • 1 muỗng cà phê hạt nêm
  • 1 muỗng cà phê đường.
Cách làm:
1. Ốc móng tay để nguyên vỏ, rửa qua nước muối. Bắc chảo lên bếp, phi thơm tỏi băm, cho dầu điều vào.
2. Đợi dầu nóng, cho sả vào phi thơm rồi cho ốc vào, đảo trên lửa lớn, cho tỏi băm vào. Nêm hạt nêm, đường vào, đảo khoảng 3 phút cho ốc chín là được.

4. Ốc đỏ nấu sữa

Nguyên liệu:
  • 1/2kg ốc đỏ,
  • 2 cây sả
  • 300ml sữa tươi
  • 1 thìa súp bơ
  • 1 thìa cà-phê hạt nêm
  • 2 thìa cà-phê đường,
  • Sả băm, tỏi băm, rau húng lủi trang trí.

Cách làm:
1. Ốc đỏ làm sạch. Sả cây cắt khúc, đập giập. Bắc chảo lên bếp, cho bơ vào, đợi bơ tan cho tỏi, sả băm vào phi thơm.
2. Cho sả cây vào xào sau đó cho ốc vào xóc đều. Đổ tiếp sữa vào, nêm thêm hạt nêm, đường vừa ăn, để lửa riu riu. Khi ốc chín, trút ra đĩa, trang trí thêm rau húng lủi lên mặt.
Mách nhỏ:
Nếu mua ốc đỏ đông lạnh nên chịu khó chọn và ngửi từng con để đảm bảo ốc thật tươi. Có thể dùng tay bấm vào thịt ốc, cảm thấy cứng và chắc là được.

5. Ốc giác nấu cà ri

Nguyên liệu:
  • 1 con ốc giác (khoảng 300g)
  • 1 chén nước cốt dừa
  • 1 trái ớt sừng,
  • 2 cây sả
  • 1 ít gừng giã giập
  • 2 thìa cà-phê bột cà ri
  • 1 thìa súp sả băm
  • 1 thìa cà-phê tỏi băm
  • 1 thìa cà-phê củ hành băm
  • 1 thìa cà-phê đường
  • 2 thìa cà-phê hạt nêm,
  • 2 thìa cà-phê nước cốt me
  • 1 thìa cà-phê nước mắm
  • 1 thìa súp dầu ăn, đậu phộng rang, rau răm ăn kèm.

Cách làm:
1. Ốc giác trụng sơ với ít gừng giã giập, vớt ra, để ráo, vít lấy phần thịt ốc. Ớt sừng xắt lát. Sả cây cắt khúc, đập giập. Bắc chảo, phi thơm tỏi, sả, ớt, củ hành băm với dầu ăn, cho sả cây và bột cà ri vào xào sau đó đổ nước cốt dừa vào nấu sôi.
2. Cho tiếp ốc vào, nêm hạt nêm, đường, nước mắm, nước cốt me vừa ăn, để lửa riu riu. Nấu đến khi nước sền sệt là được, tắt bếp, nhấc xuống. Trút ốc ra đĩa, rắc đậu phộng giã giập và ớt lên. Dùng kèm rau răm.
Mách nhỏ:
Ốc giác chọn con vừa ăn, không nên chọn con quá to sẽ bị nhớt. Khi vít lấy thịt ốc nên nhẹ tay, tránh làm vỡ mật sẽ làm món bị đắng mất ngon.
Bột yến mạch là thực phẩm tốt cho sức khỏe và là thành phần không thể thiếu trong ẩm thực của nhiều nước phương Tây. Cùng Amthuc365.vn khám phá những bữa sáng tuyệt vời của họ từ bột yến mạch nhé!

1. Thêm một chút trái cây tươi hoặc đông lạnh. Chuối cắt lát hoặc một nắm nhỏ việt quất đông lạnh không chỉ thêm hương vị cho bột yến mạch mà còn giúp bữa sáng của bạn tuyệt vời hơn.
2. Thêm trái cây sấy khô như nho khô, cây nam việt quất, chanh khô, anh đào khô hoặc dầu dừa cắt nhỏ có đường.
3. Thêm các loại hạt xắt nhỏ như quả óc chó hoặc hạnh nhân. Hạt thái nhỏ có thể tạo ra một bữa sáng ngon miệng hơn rất nhiều.
4. Thêm một muỗng canh sẽ làm cho bữa sáng với bột yến mạch nhàm chán hàng ngày của bạn thú vị hơn.


5. Thêm vài giọt siro làm từ cây phong tinh khiết.
6. Rắc quế và đường
7. Thêm một ít sữa chua. Bột yến mạch sẽ thơm ngon và mịn hơn nếu bạn cho thêm sữa chua.
8. Thêm vào bát bột yến mạch, những thành phần ngũ cốc khác, bữa sáng sẽ ngon miệng và đủ chất dinh dưỡng.
9. Khuấy một muỗng cà phê, vài lát mứt hoa quả vào bát bột yến mạch.
10. Thêm một muỗng canh kem vào bát bột yến mạch của bạn. Món ăn này là sự kết hợp giữa vị mát lạnh của kem và bột yến ấm áp là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người.
Bột yến mạch đã có thể cung cấp cho bạn một bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng, nhưng nếu bạn là người gầy có thể kết hợp thêm các thành phần khác như: kem, chocolate, kẹo dẻo, bơ và đường nâu, trứng...

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

Ẩm thực Nhật Bản luôn được công nhận là những món ăn có hương vị nhẹ nhàng và nguyên chất, là bậc thầy trong nghệ thuật sắp đặt trình bày. Đây còn là những món ăn rất có lợi cho sức khỏe.

Khác với vị đậm đà, béo ngậy của ẩm thực Trung Hoa, ẩm thực Nhật Bản không dùng nhiều gia vị, cốt thưởng thức cái “tươi sống”, tức là cái chất nguyên thủy của thực phẩm chưa qua biến đổi. Nên phải thừa nhận rằng ẩm thực Nhật Bản đang còn xa lạ với nhiều người.
Sashimi và Sushi là hai món truyền thống nổi tiếng của Nhật. Cũng chính bởi đặc trưng là hương vị “tươi sống” của Sashimi mà ẩm thực Nhật trong suy nghĩ của nhiều người luôn là những món ăn sống, khó ăn.  Nhưng người nào đã vượt qua cửa ải này thì đều bị Sashimi làm cho mê mẩn.

Tuy nhiên, ẩm thực xứ sở Phù Tang không chỉ gồm những món tươi sống mà còn rất nhiều những món được chế biến chín, nóng hổi và thơm ngon. Điển hình như ở Tokyo Deli, với thực đơn hơn 200 món, ngoài Sashimi và Sushi còn rất nhiều những món chín dành cho những người không quen với thực phẩm sống thưởng thức như mì Udon. Đây cũng là một trong những món ăn truyền thống, thường thấy trong bữa ăn gia đình của người Nhật. Sợi mì mềm, dai và to, thấm với các gia vị trong nước dùng, vừa đậm đà lại thanh nhẹ, thật khác với những món mì thường thấy.

Hay cuốn kiểu rồng, các món tempura giòn ngon, món bánh xèo Nhật, với hương vị đặc sắc đều làm thực khách lần đầu thưởng thức hài lòng.
Hấp dẫn là vậy nhưng để thường xuyên thưởng thức hay một lần thử hương vị Nhật Bản thì nhiều người còn e dè khi những món ăn này đang được xem là thuộc về một nhà hàng cao cấp.

Tuy nhiên, vẫn có chuỗi nhà hàng chuyên về món Nhật như Tokyo Deli được đánh giá cao về hương vị mà lại có giá cả hợp lý hơn cả. Khi chỉ từ 85.000 VND cho lunch set hay 105.000 VND cho dinner set là thực khách đã có thể thỏa thích thưởng thức ẩm thực Nhật. Đó cũng là lý do tại sao chuỗi nhà hàng này luôn đông khách.
Nhà hàng Nhật Bản theo truyền thống thường thấp và hơi tối, bàn gỗ cùng với những mành che bằng vải, đôi khi mang lại cảm giác xa lạ và không thoải mái.
Không phải là một không gian sang trọng và gò bó, chuỗi nhà hàng Tokyo Deli là nhà hàng Nhật theo phong cách hiện đại với các màu sáng là màu sắc chủ đạo. Nơi đây mang lại cho thực khách cảm giác thân thiện và gần gũi. Cộng thêm sự phục vụ ân cần và chu đáo của nhân viên. Luôn niềm nở và tận tình với khách hàng, không nhận tiền tips, hay nếu có sẽ được để vào thùng từ thiện tại nhà hàng, đã trở thành nét văn hóa đẹp, riêng có tại Tokyo Deli.
Hơn nữa, đây cũng là nhà hàng nên thử nếu là lần đầu tiên bạn thưởng thức món Nhật. Vì khách hàng sẽ được nhân viên nhà hàng tư vấn các món ăn hợp với khẩu vị của mình, khỏi phải loay hoay bên thực đơn cả trăm món mà không biết nên thử món nào.
Nếu bạn đang băn khoăn tìm địa điểm để thưởng thức những nét ẩm thực Á Đông, những món ăn giàu truyền thống hay chọn nơi có không gian đẹp để tổ chức tiệc cưới, hội nghị, hội thảo, sinh nhật thì mời bạn hãy đến Nhà hàng Venus Palace – điểm hẹn lý tưởng cho ẩm thực đặc sắc.

Tọa lạc tại 461, Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội, nơi tập trung nhiều trung tâm thương mại cũng như các nhà hàng, nhưng nhà hàng Venus Palace không hề bị hòa lẫn mà đã sáng tạo và lựa chọn cho mình một phong cách riêng biệt đầy ần tượng.
Nhà hàng Venus Palace tạo ra cảm giác sang trọng, lộng lẫy ngay từ cái tên. Venus Palace là sự kết hợp hoàn hảo giữa tên của vị thần tình yêu (Venus) và cung điện (Palace), khiến bất cứ ai chỉ mới nghe qua cũng có thể liên tưởng đến nơi tình yêu lên ngôi và bắt đầu cuộc sống hạnh phúc của các cặp uyên ương.
Mặt tiền đẹp. không gian rộng rãi là lợi thế của Venus Palace
Với không gian sang trọng, rộng rãi có sức chứa lên đến hàng nghìn người, là nơi phục vụ tiệc cưới, hội nghị, hội thảo... hoàn hảo. Ngoài ra nhà hàng còn có hệ thống phòng Vip, phòng hội nghị là sự lựa chọn hết sức phù hợp cho những cuộc gặp mặt đối tác hay liên hoan công ty. Thực khách tới đây vừa có thể bàn chuyện công việc, vừa gặp gỡ bạn bè, vừa có thể cùng nhau thưởng thức những món ăn ngon thì còn gì tuyệt vời hơn thế?
Cua nhồi thịt bào ngư
Đặc biệt đến đây thực khách còn có cơ hội thưởng thức tới 200 món ăn ngon không chỉ đầy đủ hương vị mà còn vô cùng đẹp mắt. Tất cả các món ăn đều là tài năng, tâm huyết của các đầu bếp chuyên nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm và là sự kết tinh của tinh hoa ẩm thực Á - Âu. Nếu một lần nếm thử bạn sẽ thực sự bị thuyết phục bởi mùi vị đặc trưng của món ăn mà không một nơi nào khác ngoài nhà hàng Venus Palace có thể mang lại.
Các món xiên nướng ngon hơn với cách trình bày bắt mắt
Với tiêu chí tất cả vì khách hàng thân yêu nhà hàng đặc biệt chú trọng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Các nguyên liệu được tuyển chọn kỹ lưỡng đảm bảo độ tươi ngon, các khâu sơ chế cũng tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vệ sinh góp phần tạo nên chất lượng tuyệt vời cho món ăn.
Đội ngũ nhân viên nhiệt tình chuyên nghiệp
Khách hàng lực chọn nhà hàng Venus Palace không chỉ bởi sự thuận tiện, không gian ấm cúng và món ăn ngon mà còn bởi thái độ chuyên nghiệp của nhân viên nơi đây. Đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản và liên tục nhằm mang đến cho thực khách cảm giác thật sự thoải mái, vui vẻ nhất khi đến đây. Nhà hàng luôn lấy sự hài lòng của khách hàng làm thước đo cho chất lượng và sự thành công của mình. 
Nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn trong mùa cưới 2013
Hãy đến với Venus Palace để thưởng thức những món ăn ngon và tận hưởng phong cách phục vụ hoàn hảo của nhà hàng.
Nhân dịp mùa cưới 2013, nhà hàng Venus Palace tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn như lời tri ân gửi tới quý khách hàng.
Đặc biệt, với 50 cặp đôi đặt tiệc cưới đầu tiên vào năm 2013, sẽ được nhận 1 voucher trị giá 5.000.000 đồng bằng tiền mặt và được trừ trực tiếp vào hóa đơn thanh toán của quý khách.
Hãy nhấc máy lên và khám phá những trải nghiệm tuyệt vời tại Venus Palace.
Thông tin liên hệ:
Nhà hàng tiệc cưới Venus Palace
Cơ sở: Số 461 Nguyễn Khang - Cầu Giấy - Hà Nội
Tell: 04.66849775 – 04.38398018
Cơ sở: Số 42 Nguyên Hồng - Đống Đa - Hà Nội
Tell: 04.62906297 - 04.37737678
Liên hệ trực tiếp:  Mrs. Hà - Phó Giám đốc: 0912 327 177 hoặc                          Mr. Trung - Phụ trách marketing: 0972090687 - 0948790687                          Mrs. Huyền – Phụ trách đặt tiệc : 01682909288 - 0986512268
Website: nhahangvenus.com
Amthuc365.vnNguồn và ảnh: Nhà hàng cung cấp

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Ẩm thực Nhật Bản luôn được công nhận là những món ăn có hương vị nhẹ nhàng và nguyên chất, là bậc thầy trong nghệ thuật sắp đặt trình bày. Đây còn là những món ăn rất có lợi cho sức khỏe.

Khác với vị đậm đà, béo ngậy của ẩm thực Trung Hoa, ẩm thực Nhật Bản không dùng nhiều gia vị, cốt thưởng thức cái “tươi sống”, tức là cái chất nguyên thủy của thực phẩm chưa qua biến đổi. Nên phải thừa nhận rằng ẩm thực Nhật Bản đang còn xa lạ với nhiều người.
Sashimi và Sushi là hai món truyền thống nổi tiếng của Nhật. Cũng chính bởi đặc trưng là hương vị “tươi sống” của Sashimi mà ẩm thực Nhật trong suy nghĩ của nhiều người luôn là những món ăn sống, lạc miệng, khó ăn.  Nhưng người nào đã vượt qua cửa ải này thì đều bị Sashimi làm cho mê mẩn.

Tuy nhiên, ẩm thực xứ sở Phù Tang không chỉ gồm những món tươi sống mà còn rất nhiều những món được chế biến chín, nóng hổi và thơm ngon. Điển hình như ở Tokyo Deli, với thực đơn hơn 200 món, ngoài Sashimi và Sushi còn rất nhiều những món chín dành cho những người không quen với thực phẩm sống thưởng thức như mì Udon. Đây cũng là một trong những món ăn truyền thống, thường thấy trong bữa ăn gia đình của người Nhật. Sợi mì mềm, dai và to, thấm với các gia vị trong nước dùng, vừa đậm đà lại thanh nhẹ, thật khác với những món mì thường thấy.

Hay cuốn kiểu rồng, các món tempura giòn ngon, món bánh xèo Nhật, với hương vị đặc sắc đều làm thực khách lần đầu thưởng thức hài lòng.
Hấp dẫn là vậy nhưng để thường xuyên thưởng thức hay một lần thử hương vị Nhật Bản thì nhiều người còn e dè khi những món ăn này đang được xem là thuộc về một nhà hàng cao cấp.

Tuy nhiên, vẫn có chuỗi nhà hàng chuyên về món Nhật như Tokyo Deli được đánh giá cao về hương vị mà lại có giá cả hợp lý hơn cả. Khi chỉ từ 85.000 VND cho lunch set hay 105.000 VND cho dinner set là thực khách đã có thể thỏa thích thưởng thức ẩm thực Nhật. Đó cũng là lý do tại sao chuỗi nhà hàng này luôn đông khách.
Nhà hàng Nhật Bản theo truyền thống thường thấp và hơi tối, bàn gỗ cùng với những mành che bằng vải, đôi khi mang lại cảm giác xa lạ và không thoải mái.
Không phải là một không gian sang trọng và gò bó, chuỗi nhà hàng Tokyo Deli là nhà hàng Nhật theo phong cách hiện đại với các màu sáng là màu sắc chủ đạo. Nơi đây mang lại cho thực khách cảm giác thân thiện và gần gũi. Cộng thêm sự phục vụ ân cần và chu đáo của nhân viên. Luôn niềm nở và tận tình với khách hàng, không nhận tiền tips, hay nếu có sẽ được để vào thùng từ thiện tại nhà hàng, đã trở thành nét văn hóa đẹp, riêng có tại Tokyo Deli.
Hơn nữa, đây cũng là nhà hàng nên thử nếu là lần đầu tiên bạn thưởng thức món Nhật. Vì khách hàng sẽ được nhân viên nhà hàng tư vấn các món ăn hợp với khẩu vị của mình, khỏi phải loay hoay bên thực đơn cả trăm món mà không biết nên thử món nào.
Tôm chua mang đủ sự tinh tế của ẩm thực Huế trong cách chế biến. Không sử dụng loại tôm biển to, mập, người ta bắt những con tôm nước ngọt, tôm sông, tôm đồng, tôm đất. Tôm không quá to, không quá nhỏ, sàn sàn nhau để được ngấm đều gia vị và làm cho hũ tôm thêm đẹp.

Tôm chua là một món ăn bình dị của người dân xứ Huế. Cái vị chua thanh của tôm, cay nồng của các loại gia vị làm cho ai đã một lần thưởng thức thì không thể quên được hương vị mộc mạc của món ăn.
Trong ẩm thực xứ Huế, tôm chua là món ăn nhà quê nhưng được rất nhiều người ưa thích.
Tôm sau khi bắt về cắt đầu, râu, bỏ lấy chỉ đen trên lưng tôm, ngâm trong nước phèn chua chừng dăm phút, rửa sạch, ngâm tiếp với rượu trắng cho đến khi hết mùi rượu, vớt ra để ráo. Măng vòi (phần non), tỏi xắt lát mỏng, củ riềng xắt rối, ớt trái xắt lát dài.
Trộn đều tôm, xôi, măng vòi, tỏi, ớt, riềng, nước mắm ngon hoặc muối, cho vào lọ thủy tinh. Tốt nhất là ủ tôm trong vại sành, lấy vài thanh tre mỏng gài lại và đậy nắp, để nơi có nắng ấm độ 3 ngày. Sau đó đưa vào nơi khô ráo và mát. Quá trình ủ tôm kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Cầu kỳ hơn, người ta có thể chôn xuống đất để giữ nhiệt độ ổn định cho quá trình lên men, giúp tôm càng ngọt và thơm.
Tôm chua là sự tổng hòa của sắc màu trắng của xôi, măng, riềng tỏi, màu đỏ của tôm, ớt... và đủ các vị: ngọt, béo, bùi, cay, chua, đắng... Đó còn là sự tổng hòa của âm và dương, cái mát lành của tôm hòa trong cái cay nồng của gia vị, tất cả thật hài hòa và quyến rũ.

Tôm chua thường được ăn kèm với thịt luộc và dưa chua
Tôm chua có thể ăn không với cơm nóng. Nổi tiếng và ngon miệng nhất phải kể đến là tôm chua ăn kèm với thịt luộc, bánh tráng và dưa giá cùng các loại rau sống khác. Một lát bánh tráng mỏng, bên trên là xà lách, vài lát khế, lát vả thái mỏng, dưa giá, húng quế... một miếng thịt luộc, một con tôm chua, cuốn tròn lại chấm vào chén nước chắm và thưởng thức. Vị chua chua cay cay của tôm hòa trong cái ngọt của thịt, cái chua của khế, chát chát giòn giòn của quả vả... tất cả trộn lẫn vào nhau đem lại cho người ăn cảm giác thích thú và vô cùng ngon miệng.
Đây là món ăn rất đơn giản nên bạn có thể thực hiện ở nhà để cùng thưởng thức với người thân.
Dưới đây là cách chế biến bạn có thể tham khảo:
Nguyên liệu:
  • Tôm chua: Có bán tại các siêu thị, khi mua về bạn nên để hũ tôm chua vào trong tủ lạnh sẽ sử dụng được lâu hơn.
  • Thịt lợn: Chọn thịt ba chỉ hoặc thịt chân giò.
  • Rau sống các loại: Xà lách, húng quế, khế chua, quả vả... Các loại gia vị, chanh, tỏi, ớt, bánh tráng.
Chế biến và thưởng thức:
  • Thịt lợn rửa sạch, cho vào nồi luộc chín với ít muối, vớt ra để ráo. Thái thành từng miếng mỏng vừa ăn.
  • Rau sống rửa sạch, khế, quả vả thái lát mỏng vừa ăn.
  • Cho tôm chua ra đĩa, nếu muốn ăn cay bạn có thể cho thêm ít ớt tươi vào.
  • Dùng một lát bánh tráng mỏng, cuốn đủ các loại gia vị và thưởng thức. Thịt luộc chấm với tôm chua sẽ có hương vị quyện hòa của vị ngọt, cay, béo. Nếu không thích cuốn bánh tráng, bạn có thể ăn món này với cơm nóng cùng với dưa chua.