Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới, bạn đã nghĩ sẽ chuẩn bị món ăn gì cho cả gia đình chưa? Hãy thử 2 món cầu kỳ nhưng lạ miệng mà chúng tôi giới thiệu dưới đây nhé.

Món ngon cá chẻm cuộn cà chua hấp

Nguyên liệu:
  • 18 g cá chẻm fillet
  • 20g bơ lạt
  • 4 quả cà chua tươi
  • 10g thì là
  • Muối, tiêu
  • 20 g tỏi băm
  • 4 cây cải thìa (lấy phần non)
  • Dầu  ô liu
  • Lá é quế (húng quế)
Cách làm:

  • Cà chua tươi cắt mỗi trái ra làm 4 rồi bỏ hết phần ruột. Trộn với một ít muối tiêu, một ít đường vàng, tỏi băm, lá é quế băm sau đó nướng trong lò ở nhiệt đọ khoảng 180 0C trong vòng khoảng 15 phút.
  • Tiếp tục hạ nhiệt độ lò xuống còn khoảng 900C rồi hong trong lò cho đến khi cà chua khô. Để nguội đem xay nhuyễn.
  • Băm nhỏ thì là, trộn chung với cà chua đã xay ở trên và bơ.
  • Cắt cá chẻm dày khoảng 0.5 cm, ướp qua tất cả lượng cá trên với muối tiêu.
  • Xếp tất cả các miếng cá trên một mặt của tấm nilon (cuộn nilon thường dung để cuộn thức ăn) thành một tấm cá hình chữ nhật có chiều dài khoảng 12cm, chiều rộng khoảng 15cm, cho hỗn hợp đã trộn  trên vào ở giữa tấm cá sau đó cuộn tròn lại.
  • Đem hấp ở nhiệt độ khoảng 1000C trong vòng 8 đến 10 phút
  • Ăn kèm với cải thìa xào tỏi và xốt cà ri.
Hải sản khai vị

Nguyên liệu:
  • 1 con tôm (loại 30 con/kg)
  • 2 con sò điệp
  • 30 g cá hồi
  • 1/2 con tôm hùm (khoảng 350 g)
  • 50 g cơm nhật
  • 5 g hành băm, tỏi băm
  • 2 g bột ngò
  • 3 g bột nghệ
  • Vài lát ớt khô cắt nhỏ, muối, tiêu, dầu ăn
  • 10 g mì nhật
  • 20 g cà rốt băm
  • 10 g bơ
  • 2g lá ngò Đà Lạt
  • 1 trái táo xanh nhỏ
  • 10 g củ dền đỏ.
Cách làm:

  • Tôm ướp qua tỏi, nước mắm, tiêu và ngủ vị hương sau đó đem nướng.
  • Xào hỗn hợp hành tỏi băm, bột ngò bột nghệ, ớt khô, muối tiêu rồi trộn chung với cơm nhật sau đó đem cuộn sushi.
  • Sò điệp ướp qua muôi rồi nhúng qua bột chiên giòn.
  • Xào xốt gồm có bơ, tỏi, cà rốt băm, lá ngò Đà Lạt, nước chanh, muối tiêu trộn với mỳ nhật đã được luộc chín.
  • Tôm hùm đem hấp, trộn qua chút muối tiêu và dầu oliu.
  • Táo gọt vỏ, củ dền đỏ gọt vỏ lấy một it cắt hạt lựu nhuyễn rồi trộn muối tiêu dầu oliu, chanh.
  • Cá hồi ướp qua xì dầu, tỏi băm, gừng băm và một chút chanh rồi đem nướng sơ, cắt hình vuông nhỏ.


Chúc bạn thành công và ngon miệng!

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

Mình tha thẩn viết về tóp mỡ. Nhớ cái thời chơi đồ hàng, bốc bài ăn gian, tóc còn mượt và là con út.


Nói tóp mỡ thì phải nói cái thời các chị mình, bà thì bện tóc hai bên, bà thì tóc mái ngố, oách lắm đợt phi dê, áo vai bồng, quần sơ vin qua rốn, chân loẹt qoẹt tổ ong 108 lỗ anh hùng lương sơn bạc, quây quần bên bếp than tổ ong, tay vòng ngọc lấp lánh quạt lấy quạt để. Cái thời trẻ con, lấc cấc, ngồi khều gạch cua còn ngong ngóng nhạc "Những bông hoa nhỏ", khều dối qua quýt để còn ngồi trước ti vi, thứ mà hồi đấy với mình là kỳ diệu lắm...
Ôi, cái thời nhi đồng ấy, suốt ngày nhểu mỏ lên nhại Văn Sơn - Bảo Liêm, mặc áo vest, đội mũ phớt của bố, vẽ ria mép dưỡn dẹo dáng hề Sác lô...
Cài thời mà... tranh ăn với chị, bốc bài ăn gian, chơi đồ hàng góc nhà, ngủ vén rốn trước quạt, trốn ngủ trưa ngồi vẽ và chỉ biết vẽ mặt người hình chữ U, ông mặt trời có mồm cười và 8 tia xung quanh. Đặc sản cái thời đấy của mình là cơm trộn dấu chảo và tóp mỡ rán giòn tan.
Nói về tóp mỡ thì bạn bè cùng tuổi mình có đứa nhăn mặt chê khiếp, đứa chỉ nói được câu "đời em ra tóp" mà không biết thế nào là thưởng thức tóp mỡ, đứa thì coi đấy là thứ bỏ đi.
Nhìn chung là mình ăn được đồ mỡ màng và bóng bẩy, thịt thà cứ phải có tí mỡ thì mới không bị khô, bát canh cũng phải có tí lấp lánh nhìn nó mới hấp dẫn.
Nhân đọc "Đĩa tóp mỡ" của Xuân Vũ Trần Đình Ngọc, cảm thấy hỉ hả vì món thức ăn tuổi thơ mình cũng có lúc lấy lá được thành tình, thành truyện.
Mình thèm tóp mỡ!
Mình thèm cái hình ảnh teo tóp khô quắt, ngả một màu vàng sụm. Cái thứ của dân dã một thời đói khổ, quắt queo đượm vị béo, lại làm mình nhớ đến thế. Mình thèm cái cảm giác mắt hau háu xem mẹ thái miếng mỡ to bằng 2 ngón tay, thắng kiệt lên mà tóp lại chỉ còn vừa đốt ngón, đủ cho 2 chị em nhón miếng, thổi phù rồi tranh nhau đưa tọt vào mồm, lấy làm sung sướng lắm vì trò vụng trộm. Ăn tóp mỡ thì nhớ canh ngót nấu, cải xào, dưa xào, trứng đúc, cơm rang, cá kho,... di dỉ cái gì chế biến với tóp mỡ mình cũng ăn được ngon lành. Tóp mỡ để nguội, thêm chút thịt nạc dính vào, mùi thơm  béo, chấm nước mắm chanh tỏi ớt, dấp  dấp  lên cơm nguội, vị nóng hòa với cái giòn tan, át đi cái vị béo, thêm cảm giác chua chua và cay nhẹ, mằn mặn của nước mắm cốt, đưa vị giác đến với cái giòn rụm, vừa bùi, vừa  ngậy. Tóp mỡ rang với cơm thì phải giòn, mà xào lên thì phải mềm, nhưng vẫn đủ độ dai. Khéo léo của các mợ là phải trung hòa cái béo cái ngậy không thành ngấy, đủ béo mà vẫn ngon. Dưa chua vàng, xào tóp mỡ, thêm tẹo ớt đỏ, hành hoa. Hay canh sọ, hoa mùi, tóp mỡ chưng thơm lừng hành lá. Hay ít xôi sắn trộn mỡ gà, thêm vài miếng da, 1,2 miếng tóp phi thơm hành, rưới lên lớp gà hay thịt xíu. Hay canh chua thịt. Hay niêu cá nục/cá chép kho. Hay đĩa rau xào xanh rì...

Dưa chua vàng, xào tóp mỡ, thêm tẹo ớt đỏ, hành hoa
Thêm tóp mỡ là điều mẹ biết mình thích.
Càng lớn, tình yêu của mình với tóp mỡ càng ngày càng nhạt nhẽo, nhưng đảm bảo không bao giờ chết. Không  phải cấu trộm ăn tranh, không phải lén lút thì thụp, không phải đứng sau lưng mẹ sợ mỡ bắn, không phải ... không phải là những lúc lếch thếch bê bát cơm nguội hay ngồi cạo cháy, lục chạn tìm tóp mỡ, lách cách xúc từng thìa, đợi tiếng lạch cạch ngoài cửa, biết đâu mẹ chợ về lại có quả thị, cái bánh dày giò cho mình... Có khi, không còn phải bằng đấy cái, khiến tóp mỡ đối với mình giờ chỉ như kỷ niệm, thỉnh thoảng thèm rồi nuốt ực, đợi dịp nào vòi mẹ dùng mỡ động vật cho các bữa ăn, chứ chẳng còn chén tì tì được nhiều như ngày nào.
Từ cái thời ông già áo đỏ cầm đinh ba vào Việt Nam, người ta bỏ bếp than, đi dép nhựa màu mè, người ta biết thế nào là cholesterol, người ta đọc báo về các ổ mỡ lợn, các container mỡ lậu... Người ta chả đoái hoài về tóp mỡ.
Mình tha thẩn viết về tóp mỡ. Nhớ cái thời  chơi đồ hàng, bốc bài ăn gian, tóc còn mượt và là con út.
 Amthuc365.vn

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Ý là thiên đường của ẩm thực. Các món ăn của Ý có nguồn gốc từ thế kỷ VIII trước công nguyên. Cho tới nay, các món ăn của Ý đã trở nên phổ biến trên toàn cầu. Trong thế giới món ngon Ý, có 10 món ăn không thể bỏ qua.


Món Ý rất phổ biến trên toàn thế giới. Món ăn Ý trở nên phổ biến trên khắp toàn cầu đến mức, nhiều khi người ta ăn pizza hay mì ống như một món ăn hàng ngày mà quên mất nguồn gốc của nó
Lịch sử của ẩm thực Ý bắt đầu từ thế kỷ VIII trước Công nguyên, khi Hy Lạp định cư thuộc địa ở miền nam Italy Sicily và Magna Graecia.
Điều khiến cho các món Ý hấp dẫn chính là ở thành phần đơn giản và tươi ngon trong nó. Bên cạnh thỏa mãn vị giác của người thưởng thức, món Ý còn cực kỳ hấp dẫn bởi hương thơm - một yếu tố khiến người ta nhớ mãi không quên.
Sau đây là top 10 những món ăn của Ý không thể bỏ qua:
1. Lasagna
Italian Lasagna Top 10 Most Popular Italian Food in the World
2. Spaghetti
Italian Spaghetti Top 10 Most Popular Italian Food in the World
3. Pizza
Italian Pizza Top 10 Most Popular Italian Food in the World
4. Súp cá Italy
italian fish soup Top 10 Most Popular Italian Food in the World
5. Risotto
Italian risotto Top 10 Most Popular Italian Food in the World
6. Ravioli
italian ravioli Top 10 Most Popular Italian Food in the World
7. Baked Ziti
italian Baked Ziti Top 10 Most Popular Italian Food in the World
8. Gnocchi
Italian gnocchi Top 10 Most Popular Italian Food in the World
9. Parma Ham
tagliatelle with parma ham Top 10 Most Popular Italian Food in the World
10. Eliche
italian eliche Top 10 Most Popular Italian Food in the World
PV Amthuc365 - Ảnh TTTs

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Bạn tìm kiếm điều gì khi bạn muốn học nấu ăn, muốn tổ chức tiệc, muốn nấu những bữa cơm gia đình dinh dưỡng, ngon miệng, muốn mở nhà hàng…..? Dưới đây là 10 lý do mà khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ của Quả Táo Vàng.


1. Chương trình học nấu ăn đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu

Quả Táo Vàng khai giảng liên tục các ngày trong tuần với số lượng các chương trình học vô cùng đa dạng lên tới 50 khóa học các loại từ các khóa học nấu ăn cơ bản, nâng cao, khóa học Âu, Á, khóa học 1 ngày cho tới khóa học nghề 4 tháng. Các khóa dạy nấu ăn luôn được đổi mới, cập nhật nhằm đáp ứng mọi nhu cầu từ chuyên nghiệp tới không chuyên của chị em phụ nữ văn phòng, đối tượng học nghề mở nhà hàng, học sinh, sinh viên, các khách du lịch quốc tế và đông đảo những người yêu thích ẩm thực và mong muốn tự tay thực hành các  món ăn ngon cho gia đình, bạn bè và người thân.
2. Là một đơn vị có bề dày kinh nghiệm và uy tín

Trong suốt 7 năm qua, Quả Táo Vàng đã liên tục đào tạo và truyền dạy các kỹ năng ẩm thực cho hàng nghìn học viên trong suốt 7 ngày/tuần, 360 ngày/năm. Năm 2010, Quả Táo Vàng khai trương cơ sở 2 với số lượng các phòng học tăng lên thành tổng cộng 10 phòng học tiêu chuẩn, chất lượng cao và dự tính sẽ chào đón 1000 học viên mới.
3. Chương trình học thiết kế riêng phù hợp với từng người

Đối với những cá nhân có nhu cầu phát triển nghề nghiệp, nâng cao tay nghề trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, ăn uống, Quả Táo Vàng tư vấn, định hướng và đưa ra những giáo trình cụ thể, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, năng lực của từng người. Đối với những cá nhân có nhu cầu nấu ăn thường thức trong gia đình, bên cạnh các giáo án cố định, Quả Táo Vàng hoàn toàn có thể thiết kế riêng những chương trình học theo các nhu cầu và sở thích đặc biệt cho các học viên. Cho dù bạn mới tập nấu ăn hay bạn có đam mê trở hành bà nội trợ đảm đang hay đang ấp ủ trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp, bạn đều có thể tìm thấy tại Quả Táo Vàng một chương trình đào tạo phù hợp và đáp ứng tối đa mong muốn của các bạn.
4. Đội ngũ giảng viên, đầu bếp chuyên nghiệp, nghiệp vụ cao và tận tâm với nghề

Tại Quả Táo Vàng, tất cả các giảng viên đều là các đầu bếp chuyên nghiệp làm việc và giữ các chức vụ cao tại các đại sứ quán, các nhà hàng khách sạn cao cấp có nhiều kinh nghiệm và uy tín trong nghề. Đặc biệt, họ còn có khả năng truyền cảm hứng và đem lại những kinh nghiệm thực tiễn thú vị cho học viên. Chúng tôi tin rằng với số lượng giảng viên lớn, có kinh nghiệm trong các lĩnh vực ẩm thực khác nhau sẽ làm phong phú thêm thực đơn cho các khách hàng của Quả Táo Vàng và cống hiến những giờ học chất lượng cao, thư giãn sau giờ làm việc cho các học viên. Đó cũng là lý do mà rất nhiều khách hàng đều quay lại và lựa chọn tiếp dịch vụ của chúng tôi. Đội ngũ giảng viên của chúng tôi.
 

5. Dịch vụ đa dạng, song hành cùng chất lượng

Từ khi thành lập vào năm 2003 tới nay, không chỉ hoạt động trên lĩnh vực giảng dạy và đào tạo nấu ăn, pha chế, Quả Táo Vàng đã mở rộng cung cấp dịch vụ Tổ chức tiệc, sự kiện, dịch vụ tư vấn thành lập và điều hành nhà hàng khách sạn, quán ăn, quán café… Rất nhiều các đơn vị và tên tuổi lớn đã tin tưởng và gửi gắm niềm tin vào chất lượng và dịch vụ của Quả Táo Vàng.
Năm 2010, với sự ra đời của Cơ sở 2, Quả Táo Vàng giới thiệu thêm một dịch vụ mới ”Đi chợ thông minh” với “sứ mệnh” mang lại sự hiệu quả, dinh dưỡng tới từng bữa ăn gia đình Việt Nam””.
6. Chất lượng hay số lượng?

Tại Quả Táo Vàng, chúng tôi tin rằng cách tốt nhất để học nấu ăn là “lăn vào bếp”, điều đó có nghĩa là không chỉ đọc sách, ghi chép công thức, nhìn giảng viên thao tác, mà chính mỗi học viên sẽ được trực tiếp tối đa hóa thời gian thực hành ngay tại buổi học và được giảng viên trực tiếp chỉ dạy, uốn nắn. Các nguyên liệu được cung cấp cho mọi học viên ngay từ đầu buổi học, được rửa sạch sẽ và luôn có 1-2 phụ bếp hỗ trợ giảng viên và học viên trong suốt buổi học.
Số lượng học viên luôn chỉ trong giới hạn 5-6 người (phòng học nhỏ) và 15 người (phòng học lớn) để đảm bảo mỗi học viên đều nhận được sự hướng dẫn và chỉ bảo trực tiếp của các giảng viên.
Phòng bếp được thiết kế toàn bộ bằng inox như tại các nhà hàng, khách sạn chuyên nghiệp nhưng vẫn tạo được cảm giác gần giống với một phòng bếp gia đình. Điều này giúp cho học viên dù ở hoàn cảnh nào cũng có thể dễ dàng thực hành lại thao tác này tại nhà hay trong một phòng bếp chuyên nghiệp.
7. Bền vững và Môi trường

Với định hướng phát triển bền vững, chúng tôi luôn quan tâm tới việc trích một phần lợi nhuận của mình cho các hoạt động từ thiện và hoạt động cộng đồng. Hướng nghiệp, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho những số phận không may mắn và gặp nhiều khó khăn là những dự án mà Quả Táo Vàng luôn sẵn sàng tham gia.
Từ năm 2010, chúng tôi khuyến khích các học viên, đối tác, khách hàng của Quả Táo Vàng sử dụng sản phẩm túi “thân thiện với môi trường”” dùng nhiều lần thay vì sử dụng túi ni long. Các học viên của Quả Táo Vàng khi đăng ký học sẽ được tặng miễn phí sản phẩm này.
Chúng tôi cũng cam kết dùng các sản phẩm, thực phẩm sạch, có nguồn gốc ổn định và chất lượng tốt trong khi chế biến một cách nhiều nhất có thể
8. Thực tiễn, thực tế và phù hợp ngân sách

Các khóa học của chúng tôi đều được thiết kế mang tính chất ứng dụng thực tiễn, thực tế cao để tất cả các học viên đều có thể dễ dàng thực hành tại nhà. Các thành phần và gia vị chế biến các học viên đều có thể mua ở chợ, siêu thị hoặc  trên đường đi làm về. Đối với các gia vị khó tìm, đặc biệt mang tính chất “linh hồn” không thể thiếu trong món ăn, chúng tôi cũng sẽ cung cấp cho các bạn ngay tại cửa hàng gia vị của Quả Táo Vàng. Chúng tôi cũng ý thức được rằng ngân sách trong gia đình luôn luôn là một vấn đề các bà nôi trợ cân nhắc nên trong các công thức và menu các gia vị và nguyên liệu cũng sẽ được thay đổi linh hoạt để vẫn đáp ứng đủ tiêu chí “Ngon, bổ, giá cả hợp lý” cho khách hàng.  Các sản phẩm trong cửa hàng gia vị của chúng tôi. Bạn muốn “Đi chợ thông minh”??
9. Phòng học lý tưởng

Học viên nói với chúng tôi rằng họ rất thích không khí ấm áp, thân mật, thoải mái và gần gũi giữa các học viên và giảng viên.  Các học viên (5-6) người trong một phòng học được thiết kế cho các học viên vừa có không gian riêng thực hành nhưng cũng vừa có không gian chung để được xem trực tiếp các thao tác của giảng viên. Các phòng học và quầy pha chế
10. Golden Apple Club

Chúng tôi tự hào có số lượng học sinh quay trở lại sử dụng các dịch vụ và tham gia vào các khóa học của Quả Táo Vàng ngày càng nhiều. Khi tham gia vào câu lạc bộ, các học viên sẽ được nhận thông báo (newsletters) về các sự kiện mà Quả Táo Vàng sắp tham gia, nhận được chiết khấu, giảm trừ, phiếu tiền mặt (cash coupon), quà tặng vào ngày sinh nhật và rất nhiều các ưu đãi khác. Chúng tôi cũng thường xuyên tổ chức và mời họp mặt trong các sự kiện mà Quả Táo Vàng tổ chức, tài trợ hoặc tham gia. Đăng ký làm thành viên câu lạc bộ tại đây. Quy chế thành viên Câu lạc bộ.


Để biến giấc mơ của bạn thành hiện thực hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại tư vấn trực tiếp: 

Hotline:  Mrs.Thơ: 090 556 0866;  - Mrs.Hương: 0982 059 660   -   043848 9899
Amthuc365.vn
Nguồn: Trung tâm cung cấp

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

Nhà hàng My Vy là một trong những khu du lịch lớn nhất Đông Nam Á, với thiết kế sang trọng, tinh tế, My Vy đã trở thành điểm đếm được nhiều người yêu thích và lựa chọn.
Đội ngũ nhân viên nhà hàng My Vy 


Nhà hàng-Cafe My Vy 

Vị trí nhà hàng MYVY: kế bên tàu lượn siêu tốc, Khu Du Lịch Đại Nam. Nhà hàng thoáng mát, chuyên phục vụ thức ăn nhanh đa dạng Âu – Á, Bắc – Trung – Nam. Đội ngũ đầu bếp của nhà hàng có kinh nghiệm lâu năm, yêu nghề và luôn đổi mới các món ăn.

 Nhà hàng MY VY có sức chứa khoảng 700 khách

Đặc biệt hệ thống phục vụ ăn uống NHÀ HÀNG CÀ FE MY VY trong khu du lịch Đại Nam có xe đưa đón tận nơi miễn phí .Nhà hàng rất chú trọng an toàn vệ sinh thực phẩm,chất lượng và giá cả phải chăng ,nên nhà hàng lúc nào cũng đông khách .

Cảnh Nhà Hàng café MYVY được du khách biết đến tới đăt ăn

Các điểm thăm quan: Rạp chiếu phim 4D, 18 tầng địa ngục, Thập nhị kỳ án, Hồ ngọc bích, Kim điện, Dòng bảo giang, Ngũ hành sơn, Cung ngũ long, ngũ phụng.
Đây là nơi lý tưởng có sông ,có núi, có biển, có trường thành để được chọn làm điểm đến cho của các thầy cô, học sinh và người dân việt nam cũng như khách du lịch nước ngoài đến việt nam .
Khu vực ăn uống đáng tin cậy về an toàn vệ sinh thực phẩm đó là: – Nhà hàng cà phê My Vy là nhà hàng nằm tại trọng điểm du lịch của khu du lịch Đại Nam : Vị trí nằm trung tâm khu trò chơi, khu mua sắm, kế bên làu lượn siêu tốc

Cảnh múa Rồng Phục trước sân NHÀ HÀNG CÀFÉ MYVY ngày lễ 30-04-2009

Cảnh múa Rồng trước Nhà Hàng MY VY ngày lễ mừng 01 -05 -2009

Nhà Hàng được thành lập và điều hành bởi những nhà tổ chức phục vụ TOUR du lịch chuyên nghiệp, phục vụ nhu cầu ăn uống của khách hàng trong khu du lịch (với hệ thống xe đưa đón tận nơi)

NHÀ HÀNG CàFé MY VY ( Với các món ăn âu – Á - Việt và tiệc chay cho quý khách tới thăm quan Đền, đặc biệt có càfé tên gọi My Vy ngon đặc biệt, chưa từng có, xứng với tên gọi và cảnh quan Nhà hàng Café My Vy) .Giá Từ bình dân tới cao cấp phù hợp với túi tiền và khẩu vị của quý thập phương du khách

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Đến với miền Tây sông nước, bạn có thể cảm nhận sâu sắc văn hóa Nam Bộ qua ẩm thực. Cần Thơ, tỉnh trung tâm của Đồng Bằng Sông Cửu Long, cho đến nay vẫn tồn tại nhiều món ngon hấp dẫn, là đặc sản không thể bỏ qua khi du khách tới nơi đây.


1. Bánh tét lá cẩm

Ở Cần Thơ, bánh tét ngon nhất thuộc về gia tộc họ Huỳnh ở Bình Thuỷ. Con cháu họ Huỳnh đã làm cho đòn bánh tét độc đáo hơn bằng cách nấu lá cẩm lấy nước xào nếp dẻo với nước cốt dừa và dùng thịt, trứng vịt muối làm nhân.
Muốn bánh ngon phải lựa nếp thật tốt, không lẫn gạo tẻ mới làm cho đòn bánh dẻo, ngâm với lá cẩm để có màu tím tự nhiên. Lá cẩm phải tươi, lá úa sẽ làm cho nước lá cẩm xuống màu. Thịt làm nhân phải là thịt tươi, ướp cho thịt tẩm thấm. Sau đó, cho nếp xào với nước cốt dừa trước khi gói. Bánh nấu từ 4 đến 5 tiếng là chín. Cắt bánh, vành ngoài ánh lên một màu tím mượt mà của nếp, bên trong là thịt, lòng đỏ trứng vịt muối, mỡ và đỗ tỏa mùi thơm.
Cắn một miếng bánh tét màu tím, nếp dẻo và cái vị ngọt của thịt, của hương thơm trứng muối như đọng trong đầu lưỡi. Nó khác với những đòn bánh tét đậu trắng, đậu đen nhân mỡ hành, nhân chuối theo kiểu truyền thống của người Việt.
Bánh tét từ lò Chín Cẩm, Tư Đẹp khá nổi tiếng, ngày thường bán ở chợ Xuân Khánh, An Thới, Mít Nài... nhiều du khách thập phương biết tiếng đều tới tận điểm bán hàng mua về làm quà.
2. Nem nướng Cái Răng

Nem nướng thì vùng đất nào cũng có, nhưng mỗi nơi lại mang một hương vị, sắc thái riêng gắn với con người và thổ nhưỡng nơi đó. Bên bờ kinh Cái Răng từ hơn nửa thế kỷ trước đã nổi lên một đặc sản nem do chính tay người phụ nữ mà dân trong vùng gọi là Tư Khem sáng tạo nên. Nem Cái Răng không chỉ nổi danh trong thời gian đó mà lưu lại cho đến hôm nay, cho biết bao người khi đến vùng đất này phải tìm mà thưởng thức cho thỏa lòng.
Nem nướng Cái Răng ngon nhất vẫn là làm từ thịt lợn tươi, quết dẻo rồi vo tròn nướng trên than hồng. Từng viên nem tròn trĩnh, xâu bởi thanh tre chuốt nhỏ, mướt rượt mỡ, vàng rượm do được nướng khéo. Tuốt nhẹ một cái, những viên nem đã nằm gọn trong đĩa, bên cạnh rê bánh hỏi trắng tinh, nhất là bánh hỏi Phong Điền thì không còn gì bằng.
Cũng như một vài món ăn khác, người phương Nam ưa dùng rau thơm gói bánh tráng. Món nem nướng Cái Răng lại càng cần rau thơm, chuối chát, dưa leo, dứa, khế... mà phải là loại khế chua thì mới thấm vị. Cầm một nửa chiếc bánh tráng nem mỏng tang, gắp ít rau đặt thêm khoanh chuối chát, dứa, khế rồi để viên nem lên, cuốn lại, chấm vào chén tương xay đặc sệt. Tương xay vừa mịn, vừa ngọt thơm, rắc thêm nhúm đậu phộng và chút ớt đỏ mới nhìn đã thích mắt. Ngoài món nước chấm bằng tương xay, thực khách có thể chấm cùng nước mắm chanh tỏi ớt pha thật khéo thì ai một lần thưởng thức sẽ không thể nào quên.
Ngày nay đến Cái Răng mặc dù người tạo nên món ăn để đời này không còn nhưng con cháu bà vẫn giữ lấy nghề. Hương vị không còn như xưa nhưng đây vẫn là một món ăn du khách nên thưởng thức mỗi lần có dịp ngang qua.
3. Chuối nếp nướng

Ở đâu thì người bán cũng nướng khoai, nướng chuối, nướng ngô theo cùng một kiểu, còn chuối nếp nướng lại khác. Sài Gòn thì trái chuối nếp thon dài, Mỹ Tho thì trái to bự ăn một quả là căng bụng, còn ở Cần Thơ, trái chuối nướng be bé, xinh xinh, không thon dài mà cũng không mập. Chuối nếp nướng ngon là những trái có màu nâu giòn của lớp nếp ngoài, màu trắng mềm của lớp nếp trong, màu vàng vừa chín tới của trái chuối không hề nhũn.
Trời mưa, cầm trái chuối nướng nóng vùi trong tấm lá chuối tươi vừa mua ở gánh hàng rong, vừa xuýt xoa thổi vừa cắn ngập hàm răng vào, vừa la ngon quá, là cũng đủ làm nên những phút giây hạnh phúc. Không sơn hào hải vị, chỉ là thú ăn chơi, nhưng ăn một lần là ghiền luôn món chuối nướng thơm thảo mùi ruộng đồng dân dã.
4. Ốc nước tiêu

Ốc được luộc sơ cho rồi bỏ lên lửa than nướng, vừa nướng vừa bỏ nước mắm đã làm sẵn gia vị như tiêu, tỏi, bột ngọt… khi thấy nước bên trong con ốc sôi lên, hơi cạn xuống thì cho vào đĩa lót rau răm thơm phức. Ốc nướng như vậy rất vừa ăn, hơi cay, vừa ngọt mặn, vừa giòn, ăn thịt rồi mà húp nước ốc cũng rất tuyệt. Hoặc ốc được nướng tươi sống trong lúc nướng cho nước mắm, lại có vị chua cay gia vị vào, nướng cho đến khi hơi khét vỏ thì mùi thơm của nó càng hấp dẫn hơn, khi ăn rất giòn.
5. Bánh cống

Bánh cống là thứ bánh dân dã, đã rẻ lại ngon, ai đã ăn một lần không dễ quên. Người Cần Thơ xem bánh cống là thứ quà vặt nên chỉ để ăn vào buổi chiều hay tối, từ khoảng 16, 17h trở đi.
Cái cống để đổ bánh là một vật dụng nhỏ và sâu lòng, hình dáng tựa như cái phin cà phê, lại có tay cầm dài như cái muôi múc canh. Thời xa xưa, nó được đẽo gọt từ thân cây tre, sau này người ta làm cống bằng nhôm để bánh to hơn, sử dụng lâu hỏng hơn.
Nguyên liệu chính để làm bánh là bột, đậu xanh và tôm. Bột pha chế qua nhiều công đoạn. Ba phần gạo, một phần nếp, ngâm một đêm rồi xay mịn. Sau khi lọc bột gạo nếp trong một túi vải cho ráo nước, người ta lại pha vào bột gạo nếp này một phần ba bột mì loại ngon, thêm nước, hành lá cắt nhỏ và gia vị. Hỗn hợp bột này không được lỏng như bột đổ bánh xèo. Có người còn cho thêm vào bột vài quả trứng gà cho thêm phần thơm ngon.
Đậu xanh đãi vỏ cho sạch, nấu chín mà không nát. Thịt heo băm nhuyễn, xào chín, trộn chung với đậu xanh. Sau cùng cho vào chút muối, chút bột nêm. Tôm tươi rửa sạch, để ráo, cắt bớt chân và râu. Tôm không nên bỏ vỏ vì lột vỏ đi chiên lên mất giòn.
Sau đó chuẩn bị chảo loại sâu lòng. Dầu ăn cho vào chảo phải đủ ngập một cái cống. Chờ cho dầu sôi, người ta cho ít bột vào cống, sau đó cho vào một muỗng đậu xanh và thịt làm nhân bánh. Đổ thêm trên nhân bánh một lớp bột. Sau cùng để lên đó một vài con tôm. Nhúng cống ngập trong dầu đang sôi riu riu trong chảo. Lửa nhỏ bánh mới giòn đều từ ngoài vào trong. Chờ bánh chín vàng rồi mới nhấc cống ra, khéo léo đổ bánh ra đĩa.
Bánh cống ăn với nước mắm chua ngọt và các loại rau diếp cá, đọt xoài, cải đắng, xà lách, húng quế… Chỉ nhìn đĩa bánh vàng ươm và rổ rau tươi xanh là đã muốn thưởng thức. Mùi đậu xanh, mùi thịt, mùi tôm chiên trộn lẫn vào nhau thơm nức mũi, bát nước mắm lấm tấm hạt ớt, tép chanh, trong veo mấy cọng dưa chua đu đủ. Đúng là một món ăn phong phú về cả mùi vị và màu sắc.
6. Bánh tầm bì

Hương vị bánh tầm bì ở Cần Thơ rất đặc biệt: bánh được hấp trong cái xững trên bếp than, nên luôn nóng hổi. Những sợi bì óng ánh tươm mỡ, thơm ngon. Còn nước mắm thì vàng sóng sánh, trong vắt. Cái vị béo của nước cốt dừa luôn hoà quyện vào những sợi bánh tầm trắng phau đi cùng rau, giá, dưa chua Còn nếu thêm chút xíu mỡ hành nữa thì quá lại tuyệt vời. Một món ăn sáng vừa rẻ tiền, lại vừa giản dị. Cho dù đi nơi đâu, hay là người Cần Thơ xa quê hương sẽ luôn nhớ về hương vị ấy.
7. Bánh hỏi - heo quay Phong Điền

Đến vùng đất Cần Thơ, nếu có dịp ghé thăm Phong Điền với những vườn trái cây trĩu quả, tham gia tour dã ngoại một ngày tập làm nông dân với các họat động như hái rau vườn, bơi thuyền và giăng lưới bắt cá khách phương xa đừng quên ghé Nhà vườn Minh Cảnh, thưởng thức bánh hỏi – heo quay ngon tuyệt do chính nhà vườn làm ra.
Bánh hỏi là món ăn được làm từ bột gạo, được ăn kèm với thịt heo quay, rau thơm và chấm nước mắm, nước tương chua cay ngọt. Người miền Nam ăn bánh hỏi có tẩm mỡ hành. Người dân miền Trung ăn bánh hỏi thoa dầu lạc hoặc dầu dừa, trộn với lá hẹ xắt nhỏ. Những cuốn bánh hỏi trăng tinh, nhỏ xíu,ăn kèm rau sống, heo quay nóng hổi, chấm nước mắm chua ngọt ăn thiệt dễ ghiền.
8. Bánh xèo

Ở miền Tây, người ta không gọi là “làm” bánh xèo mà là “đổ” bánh xèo. Khi đổ, người ta múc một chén bột đổ vào một chảo gang nóng bừng, nghe “xèo” một tiếng, cái tên bánh "xèo" cũng có lẽ khởi nguồn từ âm thanh vui tai ấy.
Loại bột để làm bánh xèo là bột gạo pha nước cốt dừa, nghệ củ cho có màu vàng tươi và một ít hành lá thái mỏng tạo màu xanh non nổi bật trên chiếc bánh vàng rộm sau khi đổ.
Khi lớp vỏ bánh gần chín, người ta mới tiếp tục cho nhân bánh vào. Nhân bánh thông thường gồm có: tôm, thịt, giá sống, củ sắn sống, nhưng cũng có những quán muốn tạo hương vị đặc biệt, lạ miệng lại cho thêm củ hủ dừa và thịt vịt xiêm sắt sợi nhỏ.
Cái hồn để làm nên mùi vị bánh xèo đặc trưng, không lẫn vào đâu được là ở phần nước chấm. Nước chấm phải được pha chế đúng kỹ thuật mới làm tôn hương vị của món ăn nóng sốt này. Chính vì vậy, mỗi người lại có một bí quyết làm nước chấm riêng.
Bánh xèo ăn kèm với nhiều loại rau như: cải xanh, xà lách, cùng các loại rau thơm. Cũng như bánh cống, ăn bánh xèo đúng điệu phải dùng tay chứ không dùng đũa.
9. Lẩu bần Phù Sa

Sự hấp dẫn của lẩu bần không chỉ nằm ở cái tên “trái bần” đồng quê dân dã mà chính là hương vị rất đặc trưng của món ăn. Vị chua của lẩu bần rất thanh và dịu. Tinh tế một chút khi thưởng thức lẩu bần, người ăn còn cảm nhận ra mùi thơm dịu nhẹ của hương bần, gợi thương, gợi nhớ về “hương đồng gió nội”.
Nồi lẩu ngon, phải dùng bần chín bởi bần sống sẽ làm cho nồi lẩu có vị chát. Cũng có thể biến tấu các loại thực phẩm chính để nấu lẩu bần. Tùy theo mùa, đó có thể là các loại cá da trơn như cá tra, cá ba sa, cá ngát hoặc cá điêu hồng... sang hơn khách có thể thưởng thức món lẩu bần nấu ba ba, cua đinh.
Vào mùa nước nổi, rau ăn kèm với lẩu bần ngoài bông so đũa, bắp chuối hột, cọng bông súng và một số loại rau canh chua thông thường khác, khách còn được thưởng thức bông điên điển - một loại bông dân dã nên rất “hợp tình hợp cảnh”.
Đăc biệt là khách đến khu du lịch Phù Sa có thể gọi món lẩu bần vào bất cứ mùa nào dù đó là mùa không có bần chín bởi nhà bếp ở đây đã có cách chiết xuất nước cốt trái bần để phục vụ du khách quanh năm.

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Giữa chốn Hà thành đông đúc, quán xá tấp nập, của ngon vật lạ cái gì cũng có, chợt thấy xao xuyến nhớ về tuổi thơ nghèo nơi đồng quê xứ Việt. Thủa ấy, ngoài những bữa cơm gia đình đạm bạc, bọn trẻ chúng tôi mải miết tìm những bông hoa, những chiếc lá, hay quả dại như một thú vui hồn nhiên dân dã.


               1. Hoa râm bụt
Vui nhất là những cuộc “đi săn” hoa râm bụt. Sở dĩ nói là “đi săn” bởi hoa râm bụt thường được các gia đình trồng làm cảnh, chúng tôi phải “rình” để trộm về. Hoa râm bụt đỏ chót bên bờ tường là món ăn chơi mà tụi trẻ con mê nhất.
Hoa râm bụt sau khi rút khỏi đài hoa sẽ để lộ ra một đầu thủng lỗ trông như ống hút. Cầm cả bông hoa ấy cho lên miệng hút sẽ cảm thấy có một loại nước ngọt của thiên nhiên tan ra trong khoang miệng. Mỗi bông hoa chỉ có một chút xíu chất ngọt ấy thôi nhưng đủ khiến chúng tôi say mê không dứt.
Mỗi bông hoa chỉ có một chút xíu chất ngọt nhưng đủ khiến chúng tôi say mê không dứt (Ảnh: internet)
Điều thú vị ở hoa râm bụt không chỉ ở chỗ nước ngọt tự nhiên lạ lùng của nó. Cái thú còn nằm ở trong quá trình thưởng thức. Ngậm trong miệng một bông hoa, bạn có thể cảm nhận được vị ngon bằng cả khứu giác, vị giác, thị giác và xúc giác. Mặc dù hoa râm bụt không thơm ngào ngạt, quyến rũ như các loài hoa khác, bạn vẫn có thể cảm nhận được một mùi hương thanh thanh của một tặng phẩm thiên nhiên. Ấy là cảm nhận của khứu giác. Vị ngọt như nước đường nhưng dễ chịu và êm ái, ấy là cảm nhận của vị giác. Nhẹ nhàng túm những cánh hoa mềm mềm trong tay lại, dâng lên môi để ngậm đầu hút, bạn có thể ngắm nhìn rất gần bông hoa đỏ tươi xinh xắn ngay trước mặt. Bốn cảm nhận của bốn loại giác quan hòa quện với nhau tạo nên một cảm xúc tuyệt diệu mà giản dị. Cảm xúc ấy chỉ hiển hiện trong khoảnh khắc bởi chất ngọt trong hoa rất ít, nhưng đó là một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất của tuổi thơ.
           2. Lá me đất
Một trong những món ăn vặt xinh xắn và dễ kiếm nhất là lá me đất. Lá me đất có hình dáng rất đáng yêu với những cánh lá hình trái tim. Nhiều nơi còn gọi đây là cỏ bốn lá.
Lá me đất có hình dáng rất đáng yêu với những cánh lá hình trái tim (Ảnh: internet)
Lá me đất có vị chua chua dễ chịu. Hái những chiếc lá me nhỏ xinh cho lên miệng ngậm một chút rồi nhai chầm chậm bạn sẽ cảm nhận được hương vị của đất mẹ. Lá me tiết ra vị chua thanh dịu. Đặc biệt, me đất có hương thơm như sự kết hợp của mùi cỏ và đất tinh khiết.
       3. Quả bàng
Mùa hè, những quả bàng chín vàng rượi trên cây. Bàng dường như là loại quả quen thuộc của bất kỳ đứa trẻ nào. Bàng có vị chát, bùi, giòn. Với những ai đã ăn quen, bàng là món ngon đáng yêu, đến mùa bàng là lại nhớ.
Cây bàng khá cao, có nhiều cậu nhóc vì muốn lấy lòng các bạn gái thường trèo lên cây rồi hái xuống. Những quả bàng chín nhất, vàng nhất sẽ được dành cho cô bé xinh xắn nhất. Đó là món quà quý giá của tuổi thơ.
Bàng là món quà quý giá của tuổi thơ (Ảnh: internet)
               4. Lá hồng xiêm non
Bạn đã từng ăn lá hồng xiêm non chấm muối chưa? Rất thú vị đấy. Lá hồng xiêm non mỏng tang như đôi mắt lấp lánh ngây thơ của một chồi xanh mới nhú. Lá hồng xiêm già không ăn được nhưng lá hồng xiêm non ăn lại khá ngon. Chiếc lá có vị chát, nhai kỹ sẽ có cảm nhận được vị bùi bùi. Lá hồng xiêm non ăn không thì không ngon. Vẫn chiếc lá ấy, chấm thêm chút muối tinh thì lại trở thành tuyệt phẩm. Vị chát của lá và vị mặn của muối dung hòa với nhau cùng tấn công đầu lưỡi khiến cho bạn cảm thấy hơi tê tê trong khoang miệng. Tận hưởng cảm giác ấy kết hợp với hương thơm của lá non, chúng tôi vắt vẻo trên cành hồng, một tay cầm lá, một tay đựng muối và hí hửng thưởng thức trong gió cuối chiều mát rượi.
Tuổi thơ của mỗi người có những kỷ niệm đáng nhớ riêng. Một phần trong đó là những loại quà vặt tự kiếm dân dã mà vui. Ngoài những loại kể trên còn có duối, châu chấu nướng, chuột… Đó là những món ngon mà trẻ con ngày xưa hay tìm kiếm, còn bây giờ, chúng ta mải miết tìm lại cảm giác tuyệt vời ấy trong hồi ức tuổi thơ.

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Trời lạnh như thế này thì những món chiên quả là lý tưởng cho bữa cơm gia đình. Bạn nhanh tay làm món chiên theo gợi ý sau đây nhé!


Cá diêu hồng chiên xù

Nguyên liệu:
  • Cá diêu hồng phi lê: 600 g
  • Bột chiên xù: 1 gói
  • Bột chiên giòn: 1 gói
  • Trứng gà: 1 quả
  • Dầu ăn.
Cách làm:

  • Đổ một ít bột chiên giòn, bột chiên xù ra đĩa, đánh tan trứng gà.
  • Lăn từng miếng cá diêu hồng qua lớp bột chiên giòn.
  • Tiếp đến lăn qua một lớp trứng.
  • Cuối cùng là bột chiên xù.
  • Đặt chảo lên bếp và đổ dầu ăn vào. Đợi dầu sôi thả từng miếng cá đã lăn qua bột vào rán.
  • Rán vàng hai mặt cá.
  • Cá chín, gắp cá diêu hồng chiên xù đặt lên một lớp giấy thấm dầu rồi bày lên đĩa dùng nóng.
  • Vị thơm, mềm của thịt cá, vị giòn giòn của lớp vỏ bột bên ngoài sẽ khiến các thành viên trong gia đình vô cùng thích thú. Món này chấm với tương ớt sẽ rất tuyệt.
Đùi gà chiên giòn

Nguyên liệu:
  • Đùi gà ta: 1 cái
  • Sữa tươi không đường: 200 ml
  • Bột chiên giòn
  • Bột chiên xù
  • Trứng gà: 1 quả
  • Nước cốt dừa: 1 thìa ăn phở
  • Hạt nêm.
Cách làm:

  • Đùi gà rửa sạch, bỏ da hoặc giữ nguyên da tùy vào sở thích của các bạn. Đem ướp cùng 100ml sữa tươi + hạt nêm + nước cốt dừa trong 2 giờ.
  • Cho gà và 100 ml sữa vào nồi, đun sôi rồi hạ thật nhỏ lửa, đậy vung om cho gà vừa chín tới.
  • Vớt ra, để miếng thịt nguội và ráo nước. Đánh tan trứng.
  • Lăn miếng thịt gà qua bột chiên giòn rồi nhúng vào trứng, để khoảng 15 phút cho khô bớt.
  • Lăn qua 1 lớp mỏng bột chiên xù rồi lại nhúng trứng và lăn tiếp với bột chiên xù cho bột bám kín miếng thịt.
  • Chiên ngập dầu cho miếng thịt vàng đều, vớt ra cho ráo dầu. Vì gà đã chín nên không cần chiên lâu và kỹ như dùng gà sống. Ăn nóng đùi gà chiên xù cho giòn các bạn nhé.
Thịt heo chiên xù

Nguyên liệu:
  • Thịt heo: 300 g
  • Bột chiên xù: 1 gói
  • Trứng gà: 1 quả
  • Xà lách, rau thơm, cà chua, dưa chuột.
  • Dầu ăn, dầu hào, muối, mỳ chính.
Cách làm:
  • Thịt heo rửa sạch thái miếng dày 5 mm, ướp với 1 thìa dầu hào, nêm một ít bột canh, mỳ chính.
  • Cho bột chiên xù ra đĩa.
  • Và đánh tan trứng trong bát.
  • Nhúng thịt qua trứng, lăn qua bột chiên xù rồi cho vào chảo dầu sôi chiên vàng.
  • Khi rán lăn đều 2 mặt đến khi miếng thịt chín vàng đều là được.
Tôm tẩm bột chiên xù

Nguyên liệu:
  • Tôm sú
  • Trứng gà
  • Bột mù
  • Bột năng
  • Bột chiên xù
  • Hạt nêm.
Cách làm:

  • Tôm bóc bỏ vỏ và đầu, chừa lại phần đuôi để trình bày cho đẹp, ướp tôm với chút hạt nêm.
  • Trứng tách riêng lòng đỏ. Đánh tan lòng trắng với bột mì, bột năng theo tỉ lệ 1:2 rồi cầm đuôi tôm nhúng vào bát bột.
  • Vớt tôm ra lăn qua lớp bột chiên xù. Tiếp đó, lặp lại thao tác như ở bước 2 và bước 3 một lần nữa để tạo lớp vỏ dày bọc quanh mình tôm.
  • Đợi dầu nóng già mới thả tôm vào chiên ngập dầu với lửa vừa, khi lớp bột chiên xù bên ngoài chuyển sang màu vàng ruộm và nổi lên thì vớt tôm ra đĩa đã lót giấy thấm dầu rồi thưởng thức nhé.
  • Tôm tẩm bột chiên xù chấm với xốt cà chua hoặc tương ớt chua ngọt rất hợp.
Chúc bạn thành công và ngon miệng!

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Thịt bò, thịt thú rừng, thịt cừu, thịt vịt và thịt lợn... với lượng carnitine có thể là nguyên nhân dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tim. Carnitine không phải là một chất dinh dưỡng cần thiết và nó có thể làm tăng nguy cơ tim mạch.


Các nhà nghiên cứu cho biết, vi khuẩn đường ruột chuyển hóa carnitine thành trimethylamine-N-oxide (TMAO), một chất chuyển hóa mà trước đây được cho rằng có liên quan đến việc thúc đẩy xơ vữa động mạch ở người.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu nói rằng một chế độ ăn uống giàu carnitine sẽ thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn chuyển hóa carnitine, khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn bằng việc sản sinh nhiều TMAO gây tắc nghẽn động mạch.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Stanley Hazen đến từ Bệnh viện Clevelandcho biết: “Việc chuyển hóa carnitine gợi mở một cách mới giúp giải thích tại sao một chế độ ăn uống nhiều thịt đỏ lại thúc đẩy xơ vữa động mạch”.

Nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng một chế độ ăn uống nhiều thịt đỏ có liên quan tới việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, cholesterol và chất béo bão hòa trong thịt đỏ có vẻ không đủ để giải thích cho việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 2.595 bệnh nhân tim mạch, đồng thời kiểm tra các tác động của một chế độ ăn uống tăng cường carnitine đối với tim ở những con chuột bình thường so với những con chuột có nồng độ ức chế vi khuẩn đường ruột.
Cuối cùng, họ phát hiện ra một mối liên quan giữa thịt đỏ và bệnh tim mạch.
TS Hazen cho biết: “Carnitine không phải là một chất dinh dưỡng cần thiết, cơ thể chúng ta tự sản sinh tất cả những thứ chúng ta cần”.
Carnitine có trong thịt đỏ như thịt bò, thịt thú rừng, thịt cừu, thịt vịt và thịt lợn. Nó cũng có dưới dạng thuốc viên bổ sung và là một thành phần phổ biến trong các loại nước tăng lực.
TS Hazen cảnh báo rằng cần nghiên cứu thêm để xác định mức độ an toàn của việc bổ xung carnitine thường xuyên.

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

Là gia vị chính tạo nên hương vị đặc biệt cho nhiều món ăn, cà ry không chỉ mang đến mùi vị đậm đà, hấp dẫn mà còn là vị thuốc hiệu quả. Sự kết hợp đa dạng các thành phần nguyên liệu đã giúp cho cà ry ngày càng được nhiều chị em nội trợ ưa chuộng.


Cây cà ry, còn gọi là nguyệt quế Koeing, có tên khoa học là Murraya Koeningii, tên tiếng anh là curry, họ Ruteceac. Xuất phát từ Ấn Độ, ngày nay cây cà ry được trồng ở nhiều nước châu Á như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam… Vì chứa mùi thơm rất đặc biệt nên lá và trái cà ry được các bà nội trợ sử dụng nhiều trong việc chế biến món ăn.

Vì có giá trị dinh dưỡng cao nên từ lâu, trong nền y học cổ truyền, người dân Ấn Độ đã biết lấy lá cà ry để làm gia vị ướp món ăn hoặc dùng kèm lá cà ry tươi với các loại rau ghém khác.

Gia vị tốt cho sức khỏe

Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn cây cà ry với cây điều nhuộm được dùng để làm màu tự nhiên trong thực phẩm. Song, quả điều nhuộm có màu đỏ giống như quả chôm chôm, trong khi quả cà ry có màu xanh khi còn non và đen khi đã chín. Lớp vỏ bên ngoài trơn, bóng như trái nho. Tại Ấn Độ và Sri Lanka, các bộ phận của cây cà ry được người dân tận dụng khá triệt để, đặc biệt là lá và quả cà ry. Tùy mục đích sử dụng mà lá cà ry được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau. Người ta có thể lấy lá cà ry tươi ép cho ra nước hoặc nghiền thành bột để chữa các chứng bệnh đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa. Hoặc dùng lá cà ry non để ăn sống sẽ giúp giảm lượng cholesterol, ngăn ngừa chứng béo phì. Trong một số món ăn, lá cà ry được thả vào chảo dầu nóng để tạo mùi thơm trước. Nếu muốn dự trữ lá được lâu, người ta sẽ để lá đông lạnh hoặc mang đi sấy khô. Theo nghiên cứu, trong lá cà ry còn tươi sẽ chứa các thành phần như nước,  chất béo, protein, carbobydrat và các nguyên tố vi lượng khác như photpho, sắt, canxi, vitamin C. Vì có giá trị dinh dưỡng cao nên từ lâu, trong nền y học cổ truyền, người dân Ấn Độ đã biết lấy lá cà ry để làm gia vị ướp món ăn hoặc dùng kèm lá cà ry tươi với các loại rau ghém khác.


Với người Ấn Độ, từ lâu cà ry là món ăn được xem là đặc trưng của dân tộc

Ngày nay, ngoài dạng tươi được chiết xuất từ lá thì cà ry còn được nghiền thành bột, giúp cho người nội trợ tiện lợi hơn trong việc nấu nướng. Bột cà ry là hỗn hợp được kết hợp từ nhiều loại gia vị và thảo mộc như tiêu, bột nghệ, ớt, mù tạc, thì là… Tùy vào từng món ăn và từng nơi mà các thành phần kết hợp trong cà ry có sự thay đổi. Ngoài các loại gia vị căn bản thì một số nơi còn cho thêm đinh hương vị mới lại cho bột cà ry. Hỗn hợp gia vị này sau khi trộn đều sẽ tạo ra thứ bột mịn, có màu vàng, đỏ và vị cay, nồng đặc trưng. Từ hỗn hợp bột này, người nấu sẽ dùng để tẩm ướp các loại thịt bò, heo, gia cầm, làm tăng mùi thơm và giúp cho món ăn thêm đậm đà, thơm ngon. Không chỉ đơn thuần là gia vị tăng hương vị cho món ăn, các thành phần trong bột cà ry được đánh giá cao vì tốt cho sức khỏe.

Theo nghiên cứu, thành phần nghệ vàng trong bột cà ry ngoài việc tạo màu cho món ăn còn chứa hợp chất curcumin giúp cơ thể đề kháng lại tế bào gây bệnh ung thư rất hiệu nghiệm. Ớt tăng cường hàm lượng vitamin A, C, trong khi đó, quế có tác dụng giảm đường máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch… Các nghiên cứu đều cho thấy các thành phần trong bột cà ry có thể giúp phòng ngừa ung thư ruột kết và bệnh alzheimer rất hiệu nghiệm.


Cà ry trong ẩm thực

Giữa thế kỷ 19, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp, cà ry đã được người dân Ấn Độ mang tới Anh. Đến thế kỷ 20, cà ry được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Người ta xem cà ry là một loại gia vị đặc biệt, góp phần làm cho món ăn thêm hấp dẫn hơn. Cũng từ đây, cà ry bắt đầu xuất hiện nhiều trong các quán ăn, nhà hàng lớn bé ở mọi nơi và trở thành đề tài chính trong nhiều cuốn sách, tạp chí nghiên cứu. Nhờ sự quan tâm này mà cà ry càng được ưa chuộng và biết đến nhiều hơn. Sự phát tán mạnh mẽ của loại gia vị này đã góp phần làm cho nền ẩm thực ở một số nước Âu, Á mang những nét đặc sắc và nổi bật hơn. Nhiều món ăn nổi tiếng được biết đến nhờ có sử dụng gia vị chính từ bột cà ry.


Cà ry có thể dùng cho các món mặn lẫn món chay

Với người Ấn Độ, từ lâu cà ry là món ăn được xem là đặc trưng của dân tộc. Đây cũng là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm hằng ngày của người đân nơi đây. Nếu có dịp đến Ấn Độ, bạn sẽ được thưởng thức rất nhiều món cà ry với nhiều hương vị khác nhau với đa dạng nguyên liệu như cà ry rau củ, cà ry gà, cà ry dê, cà ry cá… Đặc biệt nhất là cà ry Phaal, đây là món cà ry được bình chọn là cay nhất thế giới vì sử dụng đến 10 loại ớt cực cay như Hababerp, Scotch Bonnet, Bhut Joikia… Khi ăn cà ry Phaal, bạn sẽ thấy bỏng rát kinh khủng, người toát mồ hôi, rơi lệ, tê rát lưỡi. Vì nét văn hóa ăn bằng tay nên cà ry Ấn được chế biến ở dạng hơi khô so với các nước khác. Tại Thái Lan, bên cạnh hững món ăn đặc sắc như tom yum, gỏi đu đu thì cà ry cũng được đánh giá cao. Tùy vào mỗi khu vực mà người Thái chế biến cà ry dưới nhiều dạng khác nhau. Nhưng nổi bật và được biết đến nhiều nhất vẫn là cà ry đỏ, cà ry xanh, cà ry Penang, cà ry Massaman. Ở Việt Nam, người ta dùng gia vị này để nấu cà ry, nêm vào các món cơm chiên, xào lăn, hoặc tăng vị thơm cho bánh xèo.

Cà ry có thể dùng cho các món mặn lẫn món chay và tùy vào từng món cũng như sự sáng tạo của mình mà đầu bếp sẽ kết hợp thêm nhiều nguyên liệu và gia vị đi kèm như nước cốt dừa, hành, tỏi, gừng… để tăng vị cho món ăn. Bột cà ry càng để lâu thì càng giảm đi tác dụng cũng như mất đi mùi vị. Vì thế, chúng ta chỉ nên lưu trữ bột trong khoảng 2 tháng. Nếu thích, chị em nội trợ cũng có thể chọn các loại gia vị ở dạng thô và tự mình pha trộn một hỗn hợp bột cà ry theo công thức riêng, phù hợp với khẩu vị của mọi người.

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

Đến với Singapore thay vì ăn mỳ xào, cơm gà phổ biến tại đảo quốc này, bạn có thể mở rộng tầm mắt về ẩm thực cùng với những người sành ăn để thưởng thức các món lạ mắt mà ngay cả cư dân nơi đây còn ít khi dám thử.
1. Kacang Pool

Đây là phiên bản Đông Nam Á của món medammas ở Trung Đông. Món ăn này được làm từ thịt bò băm nhỏ trộn với đậu đã xay nhuyễn và cắt nhỏ rồi ướp các loại gia vị địa phương và một loại nước sốt giống như nước sốt đậu phộng sa tế.

Phần rắc trên món súp là hành tây thái nhỏ, vài lát ớt xanh và một quả trứng lòng đào. Khi ăn bạn trộn tất cả lên và thưởng thức cùng với vài lát bánh mỳ.


Bạn có thể tìm kiếm món ăn này tại trung tâm ẩm thực Food Centre số 26 đường Bedok.

2. Bánh sò UFO Phúc Châu

Loại bánh này có biệt danh là UFO vì nó có hình dạng gần giống như chiếc đĩa bay.  Bánh được làm từ bột với nhân bằng thịt sò, thịt lợn băm nhỏ, tôm rồi chiên lên thành bánh rán. Bánh ngon nhất khi ăn với một chút tương ớt và thêm một cốc nước mía lạnh nữa thì thật tuyệt vời.

Bạn có thể ăn món này tại trung tâm ăn uống Maxwell.


3. Da lươn chiên giòn

Nếu không biết quá trình chế biến của món này thì bạn có thể nghĩ ngay rằng đây là món bánh cá chiên giòn mà không ngờ rằng đây là làn da mỏng manh của loài lươn. Món ăn này ngày càng trở nên phổ biến như món khai vị trong bữa ăn và thường được phục vụ với nước sốt đậu nành. Da lươn vẫn còn rất là rõ nét ngay cả khi đã ngấm trong nước dùng.

Món ngon này thường thấy trong các quán ăn Quảng Đông hoặc tại Wo Peng số 476/478 đường Macpherson.

4. Đầu cá mập hấp

Về cơ bản thì bỏ đi thứ gì của cá mập cũng là sự lãng phí nên một số nhà hàng đã làm món đầu cá mập hấp. Đầu cá mập không có thịt nhưng sụn cá mập sền sệt cùng một số chất béo đã tạo nên cảm giác thèm muốn cho người dùng. Một ít nước sốt đậu nành, dầu mè nhẹ, ngọt sẽ làm tăng thêm mùi vị của món ăn.


Số 70 đường Zion, Zion Riverside Food Centre là nơi bạn có thể tìm thấy món ăn này.

5. Chân cá sấu

Khi bạn đặt hàng món này bạn sẽ có được toàn bộ chân cá sấu với móng vuốt, da trong bát súp của mình. Nó thực sự rất lớn. Một khi bạn lấy hết can đảm cắn ngập răng vào nó thì bạn sẽ thấy da nó mềm, dai và sền sệt, mùi vị gần giống như thịt gà. Rất nhiều người cho rằng ăn những động vật bò sát như cá sấu rất tốt cho sức khỏe vì nó cải thiện sự trao đổi chất, tăng khả năng miễn dịch và ham muốn tình dục.

Món chân cá sấu có thể được tìm thấy tại  nhà hàng có tên Cafe de Hong Kong ở số 586 đường Balestier tòa nhà Eastpac. Tại đây bạn sẽ phải đặt món này trước ít nhất 1 giờ. Ngoài ra, còn có ở nhà hàng chuyên món ăn cá sấu tại Food Centre lô số 51 đường Old Airport.
Có nhiều con đường để khám phá văn hóa của một cộng đồng người. Trong đó có một con đường nhanh, hiệu quả và hấp dẫn nhất, ấy là ẩm thực. Văn hóa ẩm thực không chỉ được thể hiện ở hương vị món ăn, cách chế biến, cách trình bày... mà còn nằm trong quy tắc ăn uống.


Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống. Đối với người Việt, ẩm thực không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn là văn hóa về tinh thần. Qua ẩm thực người ta có thể hiểu được nét văn hóa thể hiện phẩm giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép tắc, phong tục trong cách ăn uống.
Cách ăn uống, phép tắc ăn uống, cách chế biến thực phẩm, cách chọn thực phẩm của người Việt biểu hiện đặc tính, cách suy tư, cũng như mối quan hệ giữa con người với nhau và cả giữa con người với thế giới thần thánh và ma qủy. Cho nên, ăn uống mang chiều sâu triết học và quan niệm tâm linh không ai có thể chối bỏ được. Từ ăn uống bao gồm hai động tác là ăn và uống. Người Việt đều hiểu ăn uống theo một cách chung như là cách sống.
Văn hóa ẩm thực của người Việt có những nét đặc trưng như: tính hòa đồng, đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với sự kết hợp nhiều loại gia vị làm tăng sức hấp dẫn trong các món ăn. Việc ăn thành mâm, sử dụng đũa và đặc biệt trong bữa ăn không thể thiếu cơm là tập quán chung của tất cả các dân tộc sinh sống trên đất Việt.
Văn hóa tinh thần của người Việt trong ẩm thực chính là sự thể hiện nét đẹp trong văn hóa giao tiếp, là sự cư xử giữa người với người trong bữa ăn, làm vui lòng nhau qua thái độ ứng xử lịch lãm. Việc ăn uống đều có những phép tắc, lề lối riêng của từng người, của từng gia đình,  của từng cộng đồng dân cư và của cả xã hội.

Bản thân mỗi người biết giữ gìn, thận trọng trong khi ăn, cũng như đề cao danh dự của mình: “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, hay “ăn phải nhai, nói phải nghĩ”… phản ảnh tinh thần thanh cao trong văn hóa ẩm thực.
Trong gia đình: Ăn chung mâm, ưu tiên thức ăn ngon cho người lớn tuổi, trẻ nhỏ "kính trên nhường dưới", thể hiện sự kính trọng, tình cảm yêu thương. Bữa cơm hàng ngày được xem là cơ hội xum họp gia đình, mọi người quây quần bên nhau vui vầy sau một ngày làm việc.
Ngoài xã hội: Việc mời khách đến nhà thể hiện nét văn hóa giữa người với người trong xã hội. Khi có dịp tổ chức ăn uống, gia chủ thường làm những món ăn thật ngon, nấu thật nhiều để đãi khách. Chủ nhà thường gắp thức ăn mời khách, tránh việc dừng đũa trước khách, và có lời mời ăn thêm khi khách dừng bữa. Bữa cơm không chỉ đơn thuần là cuộc vui mà còn thể hiện tấm lòng hiếu khách đặc trưng của người Việt.
Ẩm thực Việt Nam là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý phối trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung và nghi thức ăn uống nói riêng của mọi người Việt trên đất nước Việt Nam. Tuy hầu như ít nhiều có sự khác biệt, ẩm thực Việt Nam vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng các dân tộc thiểu số nhưng đã tương đối phổ biến trong cộng đồng người Việt.

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

Trứng mặc dù chứa ít calo nhưng lại chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trứng là một thực phẩm lý tưởng ở mọi giai đoạn của cuộc sống, cũng như dễ dàng để chế biến thành những món ăn thú vị.


Một quả trứng cung cấp cho cơ thể khoảng 70 calorie và không có carbohydrate. Tuy nhiên, trứng lại cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và protein cần thiết. Chính vì vậy, trứng là sự lựa chọn khôn ngoan cho những ai muốn giảm cân và kiểm soát lượng calorie đưa vào cơ thể mỗi ngày.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm với 20 tình nguyện viên thừa cân hoặc béo phì phát hiện ra rằng, những người ăn một quả trứng cho bữa ăn sáng, chứ không phải là ngũ cốc ít cảm thấy đói vào bữa trưa và do đó họ bữa trưa họ có nhu cầu ăn ít hơn. Bởi vì protein trong trứng giúp người ăn kiêng có cảm giác no lâu hơn, nhờ đó có thể giúp họ tuân thủ tốt hơn chế độ ăn để giảm cân.

Khi bắt đầu một kế hoạch chế độ ăn uống, một trong những cách dễ nhất để giảm cân là để thay thế calo buổi sáng của bạn bằng trứng. Trong thực tế, một nghiên cứu trên tạp chí Béo phì quốc tế cho thấy rằng ăn 2 quả trứng mỗi sáng sẽ dẫn đến giảm cân nhanh hơn 65%.


Hầu hết mọi người thường nghĩ ăn trứng sẽ làm tăng lượng cholesterol nên hạn chế ăn nhưng theo nghiên cứu này thì bạn không cần hạn chế lượng trứng mà mình sẽ ăn. Điều đáng chú ý là bạn cần phải biết chế biến trứng như thế nào để giữ được các chất dinh dưỡng và tránh sinh độc tố. Bạn không nên ăn trứng sống bởi cơ thể rất dễ bị nhiếm khuẩn. Hãy dùng một quả trứng luộc vào buổi sáng, thêm một lát bánh mỳ, vài miếng cà chua cùng một ly nước ép trái cây không đường. Đây được xem là bữa sáng rất lành mạnh cho những người muốn giảm cân. Ngoài ra, vào buổi trưa và tối khác trong tuần, bạn có thể dùng trứng luộc chung với cơm và các loại rau củ quả khác.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, trứng luộc chính là món có giữ lại nhiều chất dinh dưỡng nhất. Ngoài ra, lòng đỏ trứng chứa chất lutein và zeaxanthin, bảo vệ da khỏi các vết tàn nhang, lòng đỏ trứng còn cung cấp vitamin D tự nhiên, canxi dồi dào, giúp xương chắc khỏe. Đặc biệt, lòng đỏ còn giúp cơ thể thu nạp folate, ngăn chặn sự thiếu hụt folate ở trẻ em và bệnh tim mạch ở người lớn tuổi.

Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng món ăn này để giảm cân. Giảm cân bằng trứng chỉ mang lại hiệu quả khi bạn dùng đúng cách và vừa đủ lượng. Bạn chỉ nên dùng thực đơn giảm cân bằng trứng luộc từ 3-4 lần/tuần. Nếu ăn quá nhiều trứng, bạn sẽ bị mắc bệnh vàng da và cholesterol cao trong máu.

Lưu ý, một số người không nên giảm cân bằng trứng đó là những người bị mắc bệnh gan, tăng mỡ máu, tiền sử mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, trong trứng có chất gây dị ứng nên nếu bị dị ứng thì không nên ăn trứng.

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

Đà Nẵng là điểm đến du lich đang ngày càng được yêu thích. Du lịch Đà Nẵng phát triển mạnh không chỉ bởi những cảnh quan hấp dẫn, môi trường trong lành, an ninh trật tự tốt mà còn bởi nơi đây ẩn chứa nhiều hương vị đặc sắc của ẩm thực địa phương. Đi Đà Nẵng ắt hẳn bạn băn khoăn sẽ ăn ở đâu, món nào thì ngon? Sau đây là danh sách những địa điểm món ngon nổi tiếng ở Đà Nẵng.


1. Bánh tráng cuốn thịt heo quán Mậu, 35 Đỗ Thúc Tịnh, bánh tráng Trần số 4 Lê Duẩn.
2. Hải sản bà Thôi trên đường Lê Đình Dương, nhà hàng Mỹ Hạnh bên bờ biển Mỹ Khê (đường Trường Sa).
3. Bún chả cá trên đường Nguyễn Chí Thanh, Lê Hồng Phong, Lê Đình Dương...
4. Bánh xèo bà Dưỡng trong ngõ 11 phố Hoàng Diệu.
5. Bún mắm bà Thuyên trên đường Lê Duẩn, đối diện chi nhánh MobiFone và Nguyễn Thị Minh Khai.
6. Mì Quảng số 1 Hải Phòng.
7. Bánh canh dọc đường Nguyễn Chí Thanh, quán Bánh Canh, bún, bột lọc vỉa hè (nằm giữa bệnh Viện C và sân vận động Chi Lăng).
6. Bánh nậm lọc Hoàng Văn Thụ.
7. Cháo vịt cuối đường Phan Châu Trinh.
8. Cao lầu và cơm gà Hội An trên đường Lê Đình Dương.
9. Bánh tráng tương, báng tráng đập Phan Châu Trinh.
11. Chè Hương cũng trên đường Phan Châu Trinh, chè Xuân Trang, chè xoa xoa đường Trần Bình Trọng.
12. Tré bà Đệ trên đường Hải Phòng
13. Quán bún mắm tai nem đi vào đường Trần Kế Xương, rẽ vào hẻm lớn nhất.
Nếu nhà hàng của ban muốn thêm vào danh sách này, hãy đề cập
14. Quán nem lụi, bún thịt nướng... đường Yên Bái, Hoàng Diệu.
15. Bún riêu Lê Đình Dương, Yên Bái buổi sáng.
16. Bún nạm, giò, gân trên đường Hoàng Diệu.
17. Súp cua trên đường Phan Châu Trinh, có một vài ngõ quẹo, khác hẳn với mấy chỗ khác.
18. Cháo đêm (trứng muối, thịt, ruốc...) trên đường Phan Châu Trinh gần nhà hát Trưng Vương; cháo lươn ở gần chỗ bán ốc hút đường Lê Duẩn.
19. Bánh ướt ở chợ nào cũng có.
20. Xôi gà, bún gà Lê Hồng Phong, sát sân tennis. Xôi gà, bún gà gần trường Trần Văn Ơn.
21. Bò kho đường Huỳnh Thúc Kháng, chỉ bán buổi sáng, bên cạnh buổi chiều có bánh canh. Buổi sáng gần đó cũng có một quán bún mắm; ngoài ra có bún mắm chợ Hòa Khánh.
22. Quán Vịt quay, gà quay, lợn quay Hạnh Vận đường Yên Bái, gần trường Phù Đổng.
23. Cơm niêu Nhà Đỏ 1 và 2 trên đường Nguyễn Tri Phương và Phan Bội Châu, Cơm niêu 3 Cá Bống Nguyễn Tri Phương.
24. Bánh bèo, bánh lọc, bánh nậm (chỉ bán buổi chiều, hết sớm) đối diện khách sạn Nhật Hạ, 196 Nguyễn Chí Thanh.
25. Bún bà Thương đã có 20 năm nằm trên đường Trần Quốc Toản (gần ngã tư đường Yên Bái và Trần Quốc Toản).
26. Bò né - Ốp la Ba Quy 113 Lê Lợi.
27. Bê thui Cầu Mống bà Ngọc 228 Đống Đa, 99 Ông Ích Khiêm.
28. Cafe sinh viên đường Bạch Đằng, gần khách sạn Bạch Đằng hoặc Ủy ban Nhân dân, cafe Long gần ngã tư Quang Trung - Phan Châu Trinh, quán Ngọc Anh trên đường Trần Phú gần ngã tư Quang Trung - Trần Phú.
29. Các quán cafe lớn như Không Gian Xưa (Điện Biên Phủ), Phố Xưa (Phan Đình Phùng), Trúc Lâm Viên (Trần Quý Cáp), Memory (sát chân cầu Sông Hàn, trên đường Bạch Đằng), Bảo Nam Trân (Nguyễn Chí Thanh).
30. Các quán nhậu nằm trên đường đi từ Suối đá, Sơn Trà, núi Ngũ Hành Sơn, Bãi bụt, Suối Tiên, Suối Mơ về thành phố Đà Nẵng.
Nếu bạn đọc muốn biết thêm chi tiết, các nhà hàng muốn góp mặt trong danh sách của chúng tôi, vui lòng liên hệ với Ẩm thực 365.
Email: quangcao@amthuc365.vn
Hotline: 0983 2222 01
Điện thoại: 04 3644 6159