Hà Nội không chỉ nổi tiếng bởi 36 phố phường mà còn là trung tâm ẩm thực với các món ăn ngon, từ đặc sản đến dân dã, đến từ nhiều miền
quê trên cả nước.
Phở Hà Nội có cái ngọt chất của xương bò, vị thơm của thịt bò ngon vừa chín đến độ dẻo mà không dai. Màu nước phở trong, bánh phở mỏng và mềm. Một nhúm bánh phở trần qua nước nóng trắng mềm, bên trên là những lát thịt thái mỏng như lụa điểm mấy ngọn hành hoa, rau thơm xanh nõn, vài lát gừng vàng, lại thêm mấy lát ớt đỏ tươi thái mỏng. Chỉ trong một bát phở đã hội tụ đủ màu sắc và hương vị một cách tinh tế và ngon tuyệt vời.
Chả cá Lã Vọng
Chả cá Lã Vọng là món cá được tẩm ướp, nướng trên than rồi rán lại trong chảo mỡ, do gia đình họ Đoàn tại số nhà 14 phố Chả Cá (trước là phố Hàng Sơn) trong khu phố cổ giữ bí quyết kinh doanh và đặt tên.
Cá làm chả thường là cá lăng tươi - loại cá ít xương, ngọt thịt và thơm. Có thể thay cá lăng bằng cá nheo, cá quả cũng rất ngon. Nhưng ngon nhất vẫn là chả cá anh vũ, loài cà đánh bắt ở ngã ba Bạch Hạc (Việt Trí - Phú Thọ).
Thịt cá được lọc theo kiểu lạng từ hai bên sườn, thái mỏng, ướp với nước riềng, nghệ, mẻ, hạt tiêu, nước mắm theo một phương cách bí truyền đặc biệt ít nhất trong hai giờ đồng hồ, sau đó kẹp vào cặp tre (hoặc vỉ nướng chả có quết một lớp mỡ cho đỡ dính), và nướng sao cho hai mặt đều chín vàng như nhau.
Chả cá phải ăn nóng. Khi ăn, gắp từng miếng cá vàng ruộm vào bát, rưới nước mỡ (đang sôi) lên trên, ăn kèm với bánh đa nướng hay bún rối, lạc rang, rau mùi, húng Láng, thì là, hành củ tươi chẻ nhỏ chấm với mắm tôm. Đến Hà Nội vào mùa Đông mà được thưởng thức chả cá Lã Vọng thì không có gì thú bằng.
Bún chả
Nhắc đến các món ngon đất Hà thành thì không thể không kể đến bún chả. Dân sành ăn Hà Nội hầu như ai cũng biết quán Đắc Kim - số 1 Hàng Mành, thường được gọi tắt là bún chả Hàng Mành.
Bún chả ở đây được làm khá cầu kỳ do trải qua nhiều công đoạn chế biến. Có hai loại chả là chả băm và chả miếng. Thịt lợn làm chả được ướp tẩm kỹ lưỡng rồi đem nướng trên than hoa. Với người đầu bếp khéo léo, chả miếng và chả băm đều rất thơm với màu vàng rộm, vị ngon vừa giòn vừa dẻo. Mùi thơm của bún chả rất thôi thúc và lan tỏa rất xa.
Nước chấm chả được coi là linh hồn của món này, nó tổng hòa giữa các vị chua, cay, mặn, ngọt. Bún chả rất ngon khi ăn kèm với đĩa rau sống gồm xàlách, kinh giới, tía tô, rau muống chẻ…
Bún ốc nguội
Hà Nội có hai làng nổi tiếng về bún ốc là Tây Hồ và Pháp Vân ở huyện Thanh Trì.
Xưa kia, người Hà Nội hay ăn bún ốc nguội với nước chấm nhưng bây giờ đã có cả bún chan như phở, song nhiều người sành ăn vẫn luôn thích ăn bún ốc nguội.
Bún ốc chỉ nên ăn từ sáng đến trưa, còn vào chiều tối, người Hà Nội không ăn bún ốc vì món này lạnh.
Bún ốc Hà Nội ngon với vị cay của ớt, vị chua thanh và rất thơm của bỗng rượu. Gia vị của món bún ốc không có nhiều thay đổi như các món ăn Hà Nội khác, chủ yếu vẫn là ớt chưng và lá tía tô.
Bát bún ốc cực kỳ hấp dẫn về cảm quan với màu đỏ của ớt chưng, tía tô cắt nhỏ và những con ốc béo ngậy tròn xoe nằm trên vắt bún trắng muốt.
Bánh tôm Hồ Tây
Gọi là bánh tôm Hồ Tây vì những con tôm đỏ rực nằm trên chiếc bánh vàng rộm giòn tan được bắt lên từ Hồ Tây. Loại tôm này thịt ngon, hương vị đậm đà.
Bột làm bánh tôm được chưng cất rất cầu kỳ và pha chế thêm những gia vị theo bí quyết riêng của những người làm bánh.
Bánh tôm to bằng lòng bàn tay được rán giòn điểm một con tôm bằng ngón tay ở giữa. Bánh tôm ăn kèm với một bát nước chấm được pha chế riêng, có vị chua, ngọt và cay, thêm chút dưa góp làm từ đu đủ, cà rốt thái nhỏ ngâm giấm.
Bánh cuốn Thanh Trì
Từ Bắc tới Nam, vùng miền nào cũng trồng lúa gạo, cũng có bánh cuốn, bánh tráng nhưng bánh cuốn Thanh Trì của Hà Nội vẫn không thể lẫn với loại bánh tương tự ở các địa phương khác.
Lá bánh cuốn được làm từ loại gạo ngon tráng ra mỏng tang, trắng trong như lụa mà không nát. Mỗi lá chỉ cần thoa thêm chút mỡ, rắc chút hành khô phi thơm là nổi vị.
Bánh cuốn ăn với nước chấm thơm vị cà cuống đặc trưng, đây chính là yếu tố làm nên phong vị đặc sắc của bánh cuốn Thanh Trì. Vị ngon của bánh cuốn, vị bùi của mộc nhĩ, chút vị béo thoảng qua của mỡ và hành phi quyện với vị chua cay mặn ngọt thơm phức tinh dầu cà cuống của nước chấm, đã đưa món ăn này lên hàng đặc sản.
Cốm Vòng
Đây là một thứ quà đặc biệt trong mọi thứ quà Hà Nội, được làm từ giống nếp cái hoa vàng ở làng Vòng.
Lúa làm cốm được gặt về khi vẫn còn xanh, thóc nếp non sau đó được đồ chín rồi qua cả một công đoạn khá vất vả tỉ mỉ. Người làm cốm phải giã thóc nếp thật nhanh và đều tay, sau đó sàng sảy, ủ kín rồi mới ra được cốm thành phẩm dẻo và thơm.
Để cốm có màu xanh hấp dẫn, người làm hồ thêm nước lá cơm xôi. Cốm được gói trong lá sen vừa để giữ ẩm và đượm lấy hương thơm ngát của lá sen tơ, làm tăng thêm vị cốm.
Cốm để khô có thể đem thắng nước đường làm món cốm xào. Đây cũng là món cốm nhiều người Hà Nội thích ăn.
Đậu phụ làng Mơ
Nghề làm đậu phụ thì vùng miền nào cũng có. Thế nhưng nhiều người khi đã được thưởng thức đậu phụ làng Mơ (Mai Động, Hà Nội) phải thừa nhận đây không chỉ là một món ăn dân dã thông thường giống như ở nơi khác.
Người Hà Nội rất tự hào với món đậu Mơ mềm, béo, ngậy mà không nát. Tuy là một món ăn bình dị nhưng đậu Mơ được chế biến rất công phu.
Đậu Mơ là một món ăn phổ biến, ngon miệng, lại có lợi cho sức khỏe, là một điển hình cho đặc trưng ẩm thực Hà thành: Chân tình, ấm cúng mà cầu kỳ, tinh tế.
Hầu như quà từ khắp
các làng quê cả nước đều có mặt ở Hà Nội, nếu ngon sẽ trở thành một
trong những món ăn người Hà Nội ưa dùng. Trong số đó có những món ăn
vặt, quà sáng, quà trưa, quà chiều, những món ăn đêm và có cả những món
ăn gắn với tục lệ thờ cúng tổ tiên, hay phong tục ngày tết.
Từ xa xưa và cho đến cả bây giờ, chế biến và thưởng thức các món ăn luôn là cả một nghệ thuật. Với người Hà Nội, điều này càng trở thành một nét văn hóa riêng độc đáo, hấp dẫn mọi du khách.
Cái tinh tế trong ẩm thực Hà Nội thể hiện từ cách chọn nguyên liệu đến chế biến, phong cách thưởng thức và cả ở tấm lòng người trao kẻ nhận. Mỗi món ăn Hà Nội đều có hương vị, nét đẹp riêng và đặc biệt là có truyền thống trong cách thưởng thức, được nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực.
Một số món ngon nổi tiếng của Hà Nội luôn khiến du khách muốn được thưởng thức khi đến và nhớ đến khi đi xa:
Phở Hà Nội
Phở Hà Nội mang một vị rất riêng, đặc biệt và không thể lẫn với bất kỳ thứ phở nơi nào khác. Nước phở ngon nhờ có ba thứ gồm xương bò, nước mắm và gừng nướng.
Từ xa xưa và cho đến cả bây giờ, chế biến và thưởng thức các món ăn luôn là cả một nghệ thuật. Với người Hà Nội, điều này càng trở thành một nét văn hóa riêng độc đáo, hấp dẫn mọi du khách.
Cái tinh tế trong ẩm thực Hà Nội thể hiện từ cách chọn nguyên liệu đến chế biến, phong cách thưởng thức và cả ở tấm lòng người trao kẻ nhận. Mỗi món ăn Hà Nội đều có hương vị, nét đẹp riêng và đặc biệt là có truyền thống trong cách thưởng thức, được nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực.
Một số món ngon nổi tiếng của Hà Nội luôn khiến du khách muốn được thưởng thức khi đến và nhớ đến khi đi xa:
Phở Hà Nội
Phở Hà Nội mang một vị rất riêng, đặc biệt và không thể lẫn với bất kỳ thứ phở nơi nào khác. Nước phở ngon nhờ có ba thứ gồm xương bò, nước mắm và gừng nướng.
Phở Hà Nội có cái ngọt chất của xương bò, vị thơm của thịt bò ngon vừa chín đến độ dẻo mà không dai. Màu nước phở trong, bánh phở mỏng và mềm. Một nhúm bánh phở trần qua nước nóng trắng mềm, bên trên là những lát thịt thái mỏng như lụa điểm mấy ngọn hành hoa, rau thơm xanh nõn, vài lát gừng vàng, lại thêm mấy lát ớt đỏ tươi thái mỏng. Chỉ trong một bát phở đã hội tụ đủ màu sắc và hương vị một cách tinh tế và ngon tuyệt vời.
Chả cá Lã Vọng
Chả cá Lã Vọng là món cá được tẩm ướp, nướng trên than rồi rán lại trong chảo mỡ, do gia đình họ Đoàn tại số nhà 14 phố Chả Cá (trước là phố Hàng Sơn) trong khu phố cổ giữ bí quyết kinh doanh và đặt tên.
Cá làm chả thường là cá lăng tươi - loại cá ít xương, ngọt thịt và thơm. Có thể thay cá lăng bằng cá nheo, cá quả cũng rất ngon. Nhưng ngon nhất vẫn là chả cá anh vũ, loài cà đánh bắt ở ngã ba Bạch Hạc (Việt Trí - Phú Thọ).
Thịt cá được lọc theo kiểu lạng từ hai bên sườn, thái mỏng, ướp với nước riềng, nghệ, mẻ, hạt tiêu, nước mắm theo một phương cách bí truyền đặc biệt ít nhất trong hai giờ đồng hồ, sau đó kẹp vào cặp tre (hoặc vỉ nướng chả có quết một lớp mỡ cho đỡ dính), và nướng sao cho hai mặt đều chín vàng như nhau.
Chả cá phải ăn nóng. Khi ăn, gắp từng miếng cá vàng ruộm vào bát, rưới nước mỡ (đang sôi) lên trên, ăn kèm với bánh đa nướng hay bún rối, lạc rang, rau mùi, húng Láng, thì là, hành củ tươi chẻ nhỏ chấm với mắm tôm. Đến Hà Nội vào mùa Đông mà được thưởng thức chả cá Lã Vọng thì không có gì thú bằng.
Bún chả
Nhắc đến các món ngon đất Hà thành thì không thể không kể đến bún chả. Dân sành ăn Hà Nội hầu như ai cũng biết quán Đắc Kim - số 1 Hàng Mành, thường được gọi tắt là bún chả Hàng Mành.
Bún chả ở đây được làm khá cầu kỳ do trải qua nhiều công đoạn chế biến. Có hai loại chả là chả băm và chả miếng. Thịt lợn làm chả được ướp tẩm kỹ lưỡng rồi đem nướng trên than hoa. Với người đầu bếp khéo léo, chả miếng và chả băm đều rất thơm với màu vàng rộm, vị ngon vừa giòn vừa dẻo. Mùi thơm của bún chả rất thôi thúc và lan tỏa rất xa.
Nước chấm chả được coi là linh hồn của món này, nó tổng hòa giữa các vị chua, cay, mặn, ngọt. Bún chả rất ngon khi ăn kèm với đĩa rau sống gồm xàlách, kinh giới, tía tô, rau muống chẻ…
Bún ốc nguội
Hà Nội có hai làng nổi tiếng về bún ốc là Tây Hồ và Pháp Vân ở huyện Thanh Trì.
Xưa kia, người Hà Nội hay ăn bún ốc nguội với nước chấm nhưng bây giờ đã có cả bún chan như phở, song nhiều người sành ăn vẫn luôn thích ăn bún ốc nguội.
Bún ốc chỉ nên ăn từ sáng đến trưa, còn vào chiều tối, người Hà Nội không ăn bún ốc vì món này lạnh.
Bún ốc Hà Nội ngon với vị cay của ớt, vị chua thanh và rất thơm của bỗng rượu. Gia vị của món bún ốc không có nhiều thay đổi như các món ăn Hà Nội khác, chủ yếu vẫn là ớt chưng và lá tía tô.
Bát bún ốc cực kỳ hấp dẫn về cảm quan với màu đỏ của ớt chưng, tía tô cắt nhỏ và những con ốc béo ngậy tròn xoe nằm trên vắt bún trắng muốt.
Bánh tôm Hồ Tây
Gọi là bánh tôm Hồ Tây vì những con tôm đỏ rực nằm trên chiếc bánh vàng rộm giòn tan được bắt lên từ Hồ Tây. Loại tôm này thịt ngon, hương vị đậm đà.
Bột làm bánh tôm được chưng cất rất cầu kỳ và pha chế thêm những gia vị theo bí quyết riêng của những người làm bánh.
Bánh tôm to bằng lòng bàn tay được rán giòn điểm một con tôm bằng ngón tay ở giữa. Bánh tôm ăn kèm với một bát nước chấm được pha chế riêng, có vị chua, ngọt và cay, thêm chút dưa góp làm từ đu đủ, cà rốt thái nhỏ ngâm giấm.
Bánh cuốn Thanh Trì
Từ Bắc tới Nam, vùng miền nào cũng trồng lúa gạo, cũng có bánh cuốn, bánh tráng nhưng bánh cuốn Thanh Trì của Hà Nội vẫn không thể lẫn với loại bánh tương tự ở các địa phương khác.
Lá bánh cuốn được làm từ loại gạo ngon tráng ra mỏng tang, trắng trong như lụa mà không nát. Mỗi lá chỉ cần thoa thêm chút mỡ, rắc chút hành khô phi thơm là nổi vị.
Bánh cuốn ăn với nước chấm thơm vị cà cuống đặc trưng, đây chính là yếu tố làm nên phong vị đặc sắc của bánh cuốn Thanh Trì. Vị ngon của bánh cuốn, vị bùi của mộc nhĩ, chút vị béo thoảng qua của mỡ và hành phi quyện với vị chua cay mặn ngọt thơm phức tinh dầu cà cuống của nước chấm, đã đưa món ăn này lên hàng đặc sản.
Cốm Vòng
Đây là một thứ quà đặc biệt trong mọi thứ quà Hà Nội, được làm từ giống nếp cái hoa vàng ở làng Vòng.
Lúa làm cốm được gặt về khi vẫn còn xanh, thóc nếp non sau đó được đồ chín rồi qua cả một công đoạn khá vất vả tỉ mỉ. Người làm cốm phải giã thóc nếp thật nhanh và đều tay, sau đó sàng sảy, ủ kín rồi mới ra được cốm thành phẩm dẻo và thơm.
Để cốm có màu xanh hấp dẫn, người làm hồ thêm nước lá cơm xôi. Cốm được gói trong lá sen vừa để giữ ẩm và đượm lấy hương thơm ngát của lá sen tơ, làm tăng thêm vị cốm.
Cốm để khô có thể đem thắng nước đường làm món cốm xào. Đây cũng là món cốm nhiều người Hà Nội thích ăn.
Đậu phụ làng Mơ
Nghề làm đậu phụ thì vùng miền nào cũng có. Thế nhưng nhiều người khi đã được thưởng thức đậu phụ làng Mơ (Mai Động, Hà Nội) phải thừa nhận đây không chỉ là một món ăn dân dã thông thường giống như ở nơi khác.
Người Hà Nội rất tự hào với món đậu Mơ mềm, béo, ngậy mà không nát. Tuy là một món ăn bình dị nhưng đậu Mơ được chế biến rất công phu.
Đậu Mơ là một món ăn phổ biến, ngon miệng, lại có lợi cho sức khỏe, là một điển hình cho đặc trưng ẩm thực Hà thành: Chân tình, ấm cúng mà cầu kỳ, tinh tế.
Tổng hợp, Ngọc Anh
Amthuc365.vn