Đất tổ với những món ngon dân dã truyền thống từ bao đời. Bạn
không khó tìm thấy và thưởng thức những món ngon dễ làm đó ngay trên đất tôt
Hùng Vương.
Như bao miền quê khác, mảnh đất trung du Phú Thọ cũng có cho riêng mình những món ăn dân dã từ đồng quê, những món ăn tuy không cao sang nhưng đậm đà hương vị quê hương, bất cứ người con Phú Thọ xa quê nào cũng nhớ mãi khôn nguôi. Giới thiệu tới bạn một số món ăn quen thuộc nhé
Món cá Sỉnh
Chỉ có ngòi Lao mới có loại cá Sỉnh. Con to nhất nặng 1 kg. Cá dày mình như cá trôi nhưng mõm bẹp như cá mè. Nấu với riêng nước lã ăn đã thơm ngon thịt. Cá Sỉnh quý hiếm chẳng kém gì cá Anh Vũ vùng ngã ba Hạc Trì.
Củ dòm
Có nơi gọi là củ ngỗng hoặc củ gà ấp. Loại cây này thường mọc ở núi đá cao 300-500m hoặc núi đất có nhiều đá lộ đầu. Vì chúng mọc ven bờ suối, củ cái và củ đực đối nhau hai bên bờ suối. Nếu đào được 1 củ ở bờ suối bên này ắt sang bờ suối bên kia sẽ đào được 1 củ nữa và thế người Thanh Sơn gọi là củ dòm.
Loại củ này ngâm rượu chữa các bệnh đau bụng, đau đầu, sốt rét, phù thũng; rất bổ dưỡng với người ốm yếu.
Cơm non
Cơm non được người Mường ở Mỹ Lương làm từ một loại gạo nếp cái tốt nhất mà họ trồng. Khi lúa vừa chín (lúa đang ở giai đoạn đỏ đuôi) cắt lấy những bông to đem về luộc chín, sau đó phơi hoặc sấy khô giòn cho vào cối giã cả bông rồi lọc lấy gạo.
Lấy lá gừng (hoặc lá giềng) rửa sạch, giã nát vắt lấy nước. Đổ nước gừng vào gạo và đem nấu thành cơm. Tốt nhất là đun nước lá trước (hòa thêm ít nước lã vào nước lá gừng, giềng để nấu đủ lượng gạo cần thiết). Nước sôi, cho gạo vào, không để gạo sôi quá 2 phút, sau đó đem vần. Khi cơm chín sẽ có màu xanh, xơi ra gói lại bằng lá dong, nén chặt. Khi gói chiếc bánh có hình thù nhỏ như bánh cốm hoặc bánh chưng con trông sẽ đẹp mắt và tiện lợi khi ăn. Người Mường không gọi đó là bánh mà gọi là cơm non. Đây là món ăn truyền thống không thể thiếu được của dân tộc Mường vào ngày Tết mừng lúa mới mùng 10 tháng 10 âm lịch hàng năm. Theo quan niệm của họ, sau khi lúa được thu hoạch, cơm mới phải đem cúng ông bà tổ tiên trước sau đó mới được dùng, nếu không vụ sau sẽ mất mùa. Hương vị thơm ngon ngọt ngào của hương lúa đầu mùa hòa quyện với hương vị của nước lá gừng (giềng) tạo nên mùi vị hấp dẫn lạ thường của cơm non.
Rau đắng cảy
Rau đắng cảy là một món ăn dân dã. Rau đắng cảy thường mọc ở những quả đồi thấp hoặc ở gần ven suối, dễ kiếm. Tuy nhiên, để chọn được rau đắng cảy ngon cũng phải tùy thuộc vào thời gian. Rau đắng cảy ngon thường vào khoảng tháng giêng (đây là thời gian người Mường thường trồng sắn). Khi chưa có tiếng sấm, rau đắng cảy chưa có vị đắng, vị chát, búp non, nụ chưa xòe. (Khi có tiếng sấm rau đắng cảy đắng vì nụ rau đã xòe thành lá).
Sau khi đã lựa chọn được những búp đắng cảy non, vừa đủ bữa, người ta mang về, rửa sạch, để róc nước, rồi xào, luộc hoặc nấu canh.
Thông thường rau đắng cảy được chế biến đơn giản, nhưng để rau đắng cảy không mất đi vị ngọt, người ta thường hấp hoặc đồ xôi. Người Mường thường cho rau vào một cái chõ, hấp cách thủy để rau không bị mất nước và vẫn giữ nguyên được vị ngăm ngăm đắng, nhưng nhai kỹ lại có vị ngọt.
Rau đắng cảy hấp chín chấm với nước giấm rút.
Trong những bữa cơm thường ngày của người Mường thường dùng giấm rút.
Như bao miền quê khác, mảnh đất trung du Phú Thọ cũng có cho riêng mình những món ăn dân dã từ đồng quê, những món ăn tuy không cao sang nhưng đậm đà hương vị quê hương, bất cứ người con Phú Thọ xa quê nào cũng nhớ mãi khôn nguôi. Giới thiệu tới bạn một số món ăn quen thuộc nhé
Món cá Sỉnh
Chỉ có ngòi Lao mới có loại cá Sỉnh. Con to nhất nặng 1 kg. Cá dày mình như cá trôi nhưng mõm bẹp như cá mè. Nấu với riêng nước lã ăn đã thơm ngon thịt. Cá Sỉnh quý hiếm chẳng kém gì cá Anh Vũ vùng ngã ba Hạc Trì.
Củ dòm
Có nơi gọi là củ ngỗng hoặc củ gà ấp. Loại cây này thường mọc ở núi đá cao 300-500m hoặc núi đất có nhiều đá lộ đầu. Vì chúng mọc ven bờ suối, củ cái và củ đực đối nhau hai bên bờ suối. Nếu đào được 1 củ ở bờ suối bên này ắt sang bờ suối bên kia sẽ đào được 1 củ nữa và thế người Thanh Sơn gọi là củ dòm.
Loại củ này ngâm rượu chữa các bệnh đau bụng, đau đầu, sốt rét, phù thũng; rất bổ dưỡng với người ốm yếu.
Cơm non
Cơm non được người Mường ở Mỹ Lương làm từ một loại gạo nếp cái tốt nhất mà họ trồng. Khi lúa vừa chín (lúa đang ở giai đoạn đỏ đuôi) cắt lấy những bông to đem về luộc chín, sau đó phơi hoặc sấy khô giòn cho vào cối giã cả bông rồi lọc lấy gạo.
Lấy lá gừng (hoặc lá giềng) rửa sạch, giã nát vắt lấy nước. Đổ nước gừng vào gạo và đem nấu thành cơm. Tốt nhất là đun nước lá trước (hòa thêm ít nước lã vào nước lá gừng, giềng để nấu đủ lượng gạo cần thiết). Nước sôi, cho gạo vào, không để gạo sôi quá 2 phút, sau đó đem vần. Khi cơm chín sẽ có màu xanh, xơi ra gói lại bằng lá dong, nén chặt. Khi gói chiếc bánh có hình thù nhỏ như bánh cốm hoặc bánh chưng con trông sẽ đẹp mắt và tiện lợi khi ăn. Người Mường không gọi đó là bánh mà gọi là cơm non. Đây là món ăn truyền thống không thể thiếu được của dân tộc Mường vào ngày Tết mừng lúa mới mùng 10 tháng 10 âm lịch hàng năm. Theo quan niệm của họ, sau khi lúa được thu hoạch, cơm mới phải đem cúng ông bà tổ tiên trước sau đó mới được dùng, nếu không vụ sau sẽ mất mùa. Hương vị thơm ngon ngọt ngào của hương lúa đầu mùa hòa quyện với hương vị của nước lá gừng (giềng) tạo nên mùi vị hấp dẫn lạ thường của cơm non.
Rau đắng cảy
Rau đắng cảy là một món ăn dân dã. Rau đắng cảy thường mọc ở những quả đồi thấp hoặc ở gần ven suối, dễ kiếm. Tuy nhiên, để chọn được rau đắng cảy ngon cũng phải tùy thuộc vào thời gian. Rau đắng cảy ngon thường vào khoảng tháng giêng (đây là thời gian người Mường thường trồng sắn). Khi chưa có tiếng sấm, rau đắng cảy chưa có vị đắng, vị chát, búp non, nụ chưa xòe. (Khi có tiếng sấm rau đắng cảy đắng vì nụ rau đã xòe thành lá).
Sau khi đã lựa chọn được những búp đắng cảy non, vừa đủ bữa, người ta mang về, rửa sạch, để róc nước, rồi xào, luộc hoặc nấu canh.
Thông thường rau đắng cảy được chế biến đơn giản, nhưng để rau đắng cảy không mất đi vị ngọt, người ta thường hấp hoặc đồ xôi. Người Mường thường cho rau vào một cái chõ, hấp cách thủy để rau không bị mất nước và vẫn giữ nguyên được vị ngăm ngăm đắng, nhưng nhai kỹ lại có vị ngọt.
Rau đắng cảy hấp chín chấm với nước giấm rút.
Trong những bữa cơm thường ngày của người Mường thường dùng giấm rút.