Những món ăn đậm chất miền Tây sông nước
không chỉ cho bạn cái cảm giác thích thú mà món ngon nơi đây cũng mang
dáng vẻ riêng. Tuy nhiên, bạn không chỉ ở nơi đây mới có thể thưởng thức
được những món ngon dễ làm này mà bạn có thể thưởng thức tại những quán ngon
trên đất Sài Gòn.
Lẩu mắm, mắm ba khía, cháo cá lóc, bánh cóng, bánh xèo... là những món ăn ngon, đậm chất miền Tây Nam Bộ, được rất nhiều người dân Sài Thành ưa thích.
Cần Thơ là một thành phố nằm bên bờ sông Hậu và được biết đến với nhiều địa điểm vui chơi, giải trí... Đặc biệt, nơi đây còn có nhiều món ăn ngon, đậm chất, được nhiều người ưa thích và biết đến.
1. Lẩu mắm
Mắm
là món ăn không thể thiếu đối với người dân miền sông nước Nam Bộ, bởi
món ăn này có vị thơm đặc trưng. Người dân nơi đây đã biến tấu thành lẩu
mắm mang nét đặc trưng rất độc đáo với nguyên liệu chế biến từ cá đồng,
cá sông và rau các loại rau sẵn có trong vườn nhà. Cho đến nay, lẩu mắm
đã trở thành một đặc sản trong các quán ăn, từ bình dân đến các nhà
hàng cao cấp và có mặt khắp nơi như một món ăn ngon không thể thiếu
trong văn hóa ẩm thực vùng miền.
Bạn có thể ghé quán Vy, tại số 190/19, Sư Vạn Hạnh, quận 5 để thưởng thức món này.
2. Bánh cóng
Bánh
được đổ trong chiếc cóng có dạng giống chiếc ca nhôm nhỏ, gắn với tay
cầm để tiện lợi cho việc đổ bột vào. Bánh có nét rất quen thuộc như
những món dân dã khác như bánh xèo, bánh khọt, bánh cuốn… và nguyên liệu
làm nên bánh cóng cũng khá đơn giản gồm: bột gạo, thịt xay nhuyễn trộn
hành và gia vị cho vừa ăn, tôm tươi, đậu xanh đã được luộc chín… Bánh
được cho vào chảo dầu thật sôi, chờ cho bánh chín rồi treo trên vỉ sắt
cho ráo dầu, sau đó lấy bánh ra. Món này dùng kèm rau xà lách, rau thơm
các loại, chấm với nước mắm chua cay ngọt, kết hợp một chút đồ chua làm
từ củ cải đỏ và trắng.
Ở Sài Gòn, món bánh cóng được bán trên đường Nguyễn Tri Phương (quận 10), Lê Đại Hành (quận 11), Lê Văn Sĩ (quận 3)…
3. Bánh tằm bì
Bánh
tằm bì có nhiều trong thực đơn miền Tây Nam Bộ. Những sợi bánh tằm
trắng, dai dai vừa được hấp chín thơm hương vị của bột gạo. Món này sẽ
ngon đậm đà hơn là nhờ vị béo của nước cốt dừa. Dừa tươi vắt lấy cốt,
sau đó trộn ít bột gạo, nêm ít muối, cho lên bếp khuấy sao cho có độ
sánh vừa phải. Nước mắm pha sao cho có độ chua ngọt và cay cay để món ăn
thêm phần hấp dẫn. Món ăn kèm ít rau sống, bì, giá sống, dưa leo băm
mịn.
Khi ăn, bạn xé những cọng bánh tằm vừa hấp chín vào một cái đĩa, sau đó để tất cả những nguyên liệu lên trên. Rưới một ít nước cốt dừa nóng và nước mắm. Chính cái vị béo, mặn, ngọt và thơm thơm làm cho món ăn thêm hấp dẫn. Món được bán trong chợ Vườn Chuối, quận 3.
4. Cháo cá lóc rau đắng
Miền
Tây sông nước phù sa với rau xanh, cá tươi và món cháo cá lóc rau đắng
được xem là món ăn dân dã, thơm ngon, và đậm chất. Nguyên liệu nấu món
cháo cá lóc rau đắng gồm cá lóc đồng làm sạch, lọc hết xương và ướp gia
vị cho vừa ăn rồi mang hấp chín. Rau đắng là loại rau đắng đất, được mọc
tự nhiên trong vườn nhà. Nấm rơm còn nụ tươi, hành ngò, gừng tươi cắt
lát mỏng, tiêu, ớt, chanh, giá… Đặc biệt món cháo cá miền Tây này còn để
thêm tương ngọt và lạc rang giã nhỏ cho có nhiều vị thơm ngon. Bạn có
thể tìm ăn món này tại chợ Vườn Chuối, quận 3.
5. Bún mắm
Bún
mắm có nước lèo từ cá linh, cá sặc đồng có mùi vị đặc biệt và lấy chất
ngọt từ con cá lóc hay xương lợn… Ngoài ra, món ăn còn có sả băm nhuyễn,
nấm rơm, cà tím cắt khúc vừa ăn tăng thêm chất lượng thơm ngon, đậm đà
của nồi nước lèo. Món kèm cá hấp, lát thịt ba rọi (hay lợn quay), tôm,
mực, cà tím, chả nhồi ớt đỏ bên trên, kèm theo rau thơm, hoa chuối thái
mỏng, giá, rau muống bàu, hoa súng, và rau đắng… Đặc biệt, món ăn sẽ
thêm phần thú vị khi có chén nước mắm me, ớt tươi thái mỏng và vắt thêm
một miếng chanh cho có vị chua chua để tô bún thêm thơm ngon và thú vị
hơn.
Bạn có thể tới số 190/19, Sư Vạn Hạnh, quận 5 để thưởng thức món ăn này.
6. Bánh xèo
Ở
miền Tây, bánh xèo được tráng trong chảo lớn, trên bếp củi chắc hoặc
than. Người tráng bánh phải thật nhanh tay và ước lượng thời gian chính
xác thì bánh mới mỏng và giòn đều. Bánh xèo đổ đúng điệu phải có tiếng
kêu "xèo" khi vừa cho bột vào. Bạn phải đợi chảo thật nóng, cho dầu ăn
vào, chờ dầu sôi mới đổ bánh. Khi bánh chín gấp đôi lại, đặt dưới bánh
trong một cái đĩa có lót lá chuối để khỏi dính giữa bánh này và bánh
kia. Bánh ăn kèm với rau xà lách, cải bẹ xanh, rau thơm các loại. Nếu
muốn ăn món bánh xèo miền Tây Nam Bộ, bạn có thể ghé tại chợ Hoàng Hoa
Thám (quận Tân Bình), chợ Nguyễn Văn Trỗi đường Lê Văn Sỹ (quận 3), góc
gần Cách Mạng Tháng Tám và Điện Biên Phủ (quận 10)...
7. Cá lóc cuốn bánh tráng
Món
cá lóc sẽ rất ngon và thú vị nhờ vào những bàn tay khéo léo và tỉ mỉ
của người chế biến. Bạn cần một con cá lóc đồng cỡ nửa kg, mổ và làm
sạch nội tạng bằng muối, rửa nước lạnh vài lần cho sạch, để ra rổ cho
ráo. Đun chảo thật nhiều mỡ cho thật nóng, nhẹ nhàng bỏ nguyên con cá
lóc vừa làm sạch vào, khoảng 20 phút sau, khi thấy da cá vàng ươm, thịt
cá thơm lừng là chín. Tiếp đó, lấy chảo phi dầu hành lá xắt nhuyễn cùng
mỡ thơm rưới lên thịt cá, múc cá ra cho vào đĩa có trang trí xà lách,
dưa chuột, cà chua là xong.
Chuẩn bị một đĩa bánh tráng nhúng, đĩa rau sống (rau thơm, dưa leo, giá sống, dứa), đĩa bún và một chén nước chấm cay xem như tròn vị. Bạn có thể hòa chung me chín vào chén nước mắm ngon, thêm tỏi, ớt, đường cho vừa ăn để làm nước chấm. Đây là điểm đặc biệt góp phần làm món ăn thêm hấp dẫn và ngon miệng hơn. Món ăn có tại số 28 Lê Bình, phường 4, Tân Bình.
8. Ba khía trộn tỏi ớt
Nếu có một lần bạn về miền Tây và được thưởng thức món mắm ba khía, chắc hẳn bạn sẽ không thể nào quên được món dân dã mang hương vị đậm đà từ đặc sản vùng sông nước này. Thoạt nhìn vào bạn sẽ thấy hình dáng con ba khía rất giống cua đồng, nhưng nhỏ hơn, càng dẹp, ại có thêm ba vạch ở trên chiếc mai màu sẫm. Ba khía sau khi trải qua nhiều công đoạn chế biến sẽ trở thánh một món ăn ngon. Trước tiên, tách phần mình ba khía ra làm nhiều phần, sau đó thêm vào chanh, ớt, tỏi, đường.
Vào mùa me non, bạn có thể giã nhuyễn me, tỏi, ớt để trộn ba khía.Tuy nhiên, ở Sài Gòn, ba khía ăn với cháo là món ăn đang được nhiều người ưa thích. Bạn có thể ghé tại số 174 Nguyễn Tri Phương, quận 5 để thưởng thức.
Nguồn:Ẩm thực 365.vn
Lẩu mắm, mắm ba khía, cháo cá lóc, bánh cóng, bánh xèo... là những món ăn ngon, đậm chất miền Tây Nam Bộ, được rất nhiều người dân Sài Thành ưa thích.
Cần Thơ là một thành phố nằm bên bờ sông Hậu và được biết đến với nhiều địa điểm vui chơi, giải trí... Đặc biệt, nơi đây còn có nhiều món ăn ngon, đậm chất, được nhiều người ưa thích và biết đến.
1. Lẩu mắm
Vị ngọt đậm đà, cay cay dậy lên mùi thơm của sả, quyện cùng mùi thơm của mắm, tạo nên món lẩu mắm thơm ngon đặc trưng |
Bạn có thể ghé quán Vy, tại số 190/19, Sư Vạn Hạnh, quận 5 để thưởng thức món này.
2. Bánh cóng
Cách làm bánh cóng ở mỗi nơi có một nét đặc trưng riêng, độc đáo được nhiều người ưa chuộng |
Ở Sài Gòn, món bánh cóng được bán trên đường Nguyễn Tri Phương (quận 10), Lê Đại Hành (quận 11), Lê Văn Sĩ (quận 3)…
3. Bánh tằm bì
Khi ăn, bạn xé những cọng bánh tằm vừa hấp chín vào một cái đĩa, sau đó để tất cả những nguyên liệu lên trên. Rưới một ít nước cốt dừa nóng và nước mắm. Chính cái vị béo, mặn, ngọt và thơm thơm làm cho món ăn thêm hấp dẫn. Món được bán trong chợ Vườn Chuối, quận 3.
4. Cháo cá lóc rau đắng
Bát cháo cá lóc nóng hổi, thơm ngon cùng đĩa rau đắng xanh mướt sẽ giúp bạn ngon miệng hơn |
5. Bún mắm
Món bún đã có mặt khắp nơi trong đời sống của người dân Nam bộ, gắn liền với tên gọi từng địa danh |
Bạn có thể tới số 190/19, Sư Vạn Hạnh, quận 5 để thưởng thức món ăn này.
6. Bánh xèo
Bánh xèo ăn với rau sống và nước chấm tỏi ớt chua cay |
7. Cá lóc cuốn bánh tráng
Chuẩn bị một đĩa bánh tráng nhúng, đĩa rau sống (rau thơm, dưa leo, giá sống, dứa), đĩa bún và một chén nước chấm cay xem như tròn vị. Bạn có thể hòa chung me chín vào chén nước mắm ngon, thêm tỏi, ớt, đường cho vừa ăn để làm nước chấm. Đây là điểm đặc biệt góp phần làm món ăn thêm hấp dẫn và ngon miệng hơn. Món ăn có tại số 28 Lê Bình, phường 4, Tân Bình.
8. Ba khía trộn tỏi ớt
Nếu có một lần bạn về miền Tây và được thưởng thức món mắm ba khía, chắc hẳn bạn sẽ không thể nào quên được món dân dã mang hương vị đậm đà từ đặc sản vùng sông nước này. Thoạt nhìn vào bạn sẽ thấy hình dáng con ba khía rất giống cua đồng, nhưng nhỏ hơn, càng dẹp, ại có thêm ba vạch ở trên chiếc mai màu sẫm. Ba khía sau khi trải qua nhiều công đoạn chế biến sẽ trở thánh một món ăn ngon. Trước tiên, tách phần mình ba khía ra làm nhiều phần, sau đó thêm vào chanh, ớt, tỏi, đường.
Vào mùa me non, bạn có thể giã nhuyễn me, tỏi, ớt để trộn ba khía.Tuy nhiên, ở Sài Gòn, ba khía ăn với cháo là món ăn đang được nhiều người ưa thích. Bạn có thể ghé tại số 174 Nguyễn Tri Phương, quận 5 để thưởng thức.
Nguồn:Ẩm thực 365.vn