Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

Thịt nướng là món ăn khoái khẩu của không ít người bởi món ăn ngon, thơm dậy mùi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nướng thịt ngon. Dưới đây là bí quyết giúp bạn có món ngon từ thịt nướng thơm ngon, đảm bảo an toàn.

Ẩm thực Nướng thịt không khó, nhưng để miếng thịt mềm, ngon thì không phải bà nội trợ nào cũng biết. Bí quyết nhỏ dưới đây giúp bạn làm món thịt nướng thơm ngon như ăn ở nhà hàng.

Cách nêm gia vị

Các gia vị nêm nếm cùng thời gian ướp sẽ quyết định chất lượng món thịt nướng ngon hay không. Thông thường các bà nội trợ chỉ ướp thịt trong khoảng thời gian ngắn từ 30 - 60 phút và cho rằng như thế đã đủ. Nhưng để gia vị được thấm đều vào miếng thịt, bạn nên ướp từ 6 - 8 giờ. Các loại gia vị để ướp (dùng chung cho các món thịt (heo) nướng) gồm: hành, tỏi, sữa, mật ong, dầu ăn, tiêu, nước mắm, đường, hạt nêm, bột ngọt, nước dừa, và một ít bột sô đa.


Các gia vị nêm nếm cùng thời gian ướp sẽ quyết định chất lượng món thịt nướng ngon hay không. (ảnh minh họa) 

Bạn có thể tham khảo theo tỷ lệ 1kg thịt heo nướng cần 50g hành tím, 50g tỏi (xay nhuyễn vắt lấy nước), hai muỗng canh sữa đặc, hai muỗng canh mật ong, hai muỗng canh dầu hàu, 1/2 muỗng canh dầu mè, hai muỗng canh dầu ăn, một muỗng cà phê tiêu, hai muỗng canh nước mắm, ba muỗng canh đường, hai muỗng canh hạt nêm, một muỗng canh bột ngọt, 1/2 chén nước dừa, 1/2 muỗng cà phê bột sô đa.

Với cách tẩm ướp như trên, miếng thịt của bạn nướng ra sẽ vàng, thơm ngon, mềm ngọt.
Lưu ý: Nước dừa, bột sô đa khi tẩm ướp sẽ làm thịt rất mềm. Nên dùng đường cát để ướp, thịt khi nướng sẽ không bị cháy như ướp với đường phèn.

Cách nướng

Cách 1: Khi nướng thịt, bạn nên chú ý những vấn đề sau:

- Trước khi cho thịt vào để nướng, nên dùng nước sôi hoặc nước canh nóng chần qua thịt, như vậy món thịt sẽ mềm và khi nướng xong thịt sẽ giòn và dôi hơn.

- Khi nướng phải chú ý nướng lần lượt, nướng chín 1 mặt rồi đảo đi nướng mặt khác, không nên đảo đi đảo lại, như vậy vừa tốn thời gian, vừa lâu chín thịt.

- Trong lò nướng nên đặt một cái bát (tuỳ độ lớn của lò) đựng nước, như vậy nước chịu ảnh hưởng của nhiệt độ trong lò sẽ nóng lên bốc hơi làm cho miếng thịt không bị cháy đen và cứng lại.

Cách 2: Hun thịt (thịt hun khói) bằng lá chè, đường và gạo sẽ rất thơm ngon.

Dùng lá chè, đường đỏ (đường phèn) và gạo để hun thịt, vừa vệ sinh không có vi khuẩn, mà màu sắc và mùi vị lại đạt tiêu chuẩn và thơm ngon.

Cách 3: Khi nướng thịt bạn nên đặt miếng bánh mì bên cạnh bếp.

Nếu khi nướng thịt hoặc xào nấu nhiều thức ăn mà bạn đặt vài lát bánh mì khô bên cạnh bếp, bánh mì sẽ hút hết mỡ bắn ra. Làm như vậy không những sạch bếp, mà còn phòng tránh cho bếp khỏi bị dầu mỡ nhiều bắn xung quanh quá nhiều mà bốc cháy lên thành ngọn lửa.

Những sai lầm khi nướng thịt

1. Không xả đá hoàn toàn trước khi nướng
Trừ một số trường hợp ngoại lệ, thịt đông lạnh cần phải xả đá hoàn toàn trước khi nướng, nếu không, thịt dễ bị cháy hoặc không chín đều. Cách tốt nhất để xả đá là để thịt đông lạnh từ ngăn đá sang ngăn lạnh trong thời gian đủ để thịt có thể hoàn toàn tan đá.

2. Không xác định trước nhiệt độ lò nướng
Nhiều người thường dựa vào độ săn lại hoặc màu của thịt sau khi nướng, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng “đáng tin cậy”. Nên xác định nhiệt độ chính xác để mở lò nướng ở nhiệt độ lý tưởng đó.

3. Không chọn trước kiểu nướng – nhỏ lửa và từ từ >< lửa cao và nhanh
Thông thường, tùy vào món ăn mà ta nên chọn kiểu nướng nào cho thích hợp. Ví dụ như thịt bò bít-tết (steak) nên để cao lửa, sườn hay thịt quay thì nên để nhỏ lửa và nướng âm ỉ.

4. Không rửa lò nướng sau mỗi lần sử dụng
Nên rửa lò sau mỗi lần sử dụng. Có thể dùng giấy ướt tẩm chất chống vi khuẩn hoặc nước xịt chuyên dụng để rửa lò nướng. Như vậy, sẽ đảm bảo được an toàn cho mọi người, nhất là khi đây là nơi tiếp xúc trực tiếp với thịt sống.

5. Không canh lửa liên tục
Những lò nướng gas hoặc điện thì khá ổn định về nhiệt độ, nhưng đối với lò nướng than, việc canh cho lửa đều liên tục là một việc cần thiết. Đặc biệt là khi nướng miếng thịt lớn trong thời gian dài.
6. Không khuếch tán ngọn lửa/nhiệt độ để nướng “gián tiếp”
Có nhiều loại thịt, nhất là những loại cần nướng ở nhiệt độ thấp/lửa nhỏ, sẽ ngon hơn nếu nướng trên ngọn lửa không trực tiếp. Do vậy, nên xác định loại thịt để điều chỉnh độ lửa hoặc bọc thịt bằng những vật dụng thích hợp để thịt chín gián tiếp trên lò nướng.

7. Không kiểm tra nhiệt độ bên trong ở mọi góc xem có chín đều hay không
Những lò nướng hiện đại không chỉ có tín hiệu báo cho biết thời gian nướng đã hết mà còn báo khi thịt đã gần chín. Nhưng không nên hoàn toàn ỷ lại vào tín hiệu này vì hệ thống thường chỉ được thiết kế dựa trên 1 điểm bề mặt của thịt. Nên đích thân kiểm tra xem thịt đã chín đều trong ngoài hay chưa. Nhất là khi nướng cả tảng thịt lớn hoặc nguyên con gà hay gà tây. Nhiều chỗ đã chín nhưng có chỗ lại chưa chín.
lifestyle_nuongthit1
8. Đoán lầm khi nhìn màu sắc bên ngoài của thịt
Nhiều người có thói quen nhìn màu sắc bên ngoài hoặc độ khô ướt của máu trên miếng thịt để xác định xem thịt chín hay chưa. Điều này đúng sai còn tùy thuộc vào kinh nghiệm của người nấu bếp, không thể áp dụng “công thức” một cách cứng nhắc. Ví dụ như thịt gà thường tiết ra máu đỏ khi ở nhiệt độ 74 độ C (165 độ F). Thịt bò có thể có màu nâu đậm hơn thay vì màu hồng…
 
9. Không để cho miếng thịt kịp cô lại sau khi nướng, làm thịt bị khô khi nước chảy ra đĩa
Một điều quan trọng mà mọi người thường không để ý tới là sau khi lấy miếng thịt từ lò nướng ra, nên để một thời gian cho miếng thịt “nghỉ” trước khi cắt nó thành từng miếng.Lý do: khi nướng, nước bị tách rời khỏi các sợi thịt, khi thay đổi nhiệt độ đột ngột, miếng thịt cần thời gian để cho nước thịt kịp thấm trở lại vào các sợi thịt. Nếu bị dao đè xuống cắt ngay lập tức khi mới ra lò, nước thịt sẽ chảy hết ra đĩa, làm cho bản thân miếng thịt không còn đậm đà “juicy” nữa.

Ẩm thực ,Văn hóa ẩm thực, Ẩm thực trong mắt trẻ thơ