Hầu hết những khách du lịch nước ngoài
khi tới Việt Nam đều ngại ăn thức ăn đường phố, nhưng những thức ăn
đường phố của Việt Nam được trang CNNgo.com đánh giá là thiên đường ẩm thực và không ở đâu ẩm thực lại đa dạng và phong phú như ở Việt Nam.
Những
hàng quán vỉa hè Việt Nam có những mẹo rất riêng hay còn gọi là “bí
quyết gia truyền” để có thể hấp dẫn khách đến với quán của mình. Người
Việt Nam rất “cơ động”, họ đi lại bằng những chiếc xe máy gọn gàng và
len lỏi giữa phố phường đông đúc một cách hăng hái để có thể thưởng thức
món ngon mình muốn.
Từ bánh mì pa-tê, các món xôi phục vụ nhanh gọn cho tới những món phải tìm tới tận nơi như các loại bún, phở… người bán hàng đều không thiếu khách bởi dòng người hàng ngày đổ ra đường là bất tận và chắc chắn trong số đó có không ít những cái dạ dày đang đói muốn thưởng thức những món ngon lạ miệng.
Có một điểm đặc biệt thú vị ở những người bán hàng rong là cách họ rao hàng, những tiếng rao vần vè và nên thơ, nghe rất có giai điệu. Trong thời đại công nghệ số, có những người rao hàng theo cách hiện đại hơn, họ dùng loa đài đã ghi âm sẵn, nhưng cũng có người dùng micro để rao, tựa như họ đang hát karaoke vậy.
Đối với tất cả những ai yêu ăn uống, hay đói vặt và ghét những bãi đỗ xe hầm, Việt Nam và những chiếc xe máy nhỏ xinh len lỏi giữa phố phường sẽ là nơi “đất lành chim đậu”.
Những khách du lịch trẻ tuổi sẽ nhanh chóng thích nghi với văn hóa xe máy ở Việt Nam. Tại ngôi nhà cổ có mái vòm đua ra – một biểu tượng lâu năm của người Hà Nội – cửa hàng Kem Tràng Tiền, một người cha đưa con tới để tận hưởng niềm hạnh phúc trẻ thơ.
Đối với các cặp đôi, các gia đình và những người yêu kem, kem Tràng Tiền đã trở thành một nét văn hóa Hà Nội.
Những món ăn đường phố ngon lành có ở khắp mọi nơi tại Việt Nam, ở đâu có đường, ở đó có quà vặt. Và phải nói rằng cuộc cạnh tranh giữa những người bán hàng nơi đây quả là gay cấn. Một quầy bán hàng di động tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh với bàn ghế nhựa nhẹ tênh giúp người bán bánh tráng này có được địa điểm bán hàng lý tưởng. Người Việt Nam càng lúc càng bận rộn và yêu cầu tốc độ, này là người mẹ đèo con tấp vội vào mua bánh, kia là cậu bé học sinh tranh thủ táp vào ăn món quà vặt.
Từ điểm nhìn của một người bán hàng, giao thông vèo vèo thế này không phải là cơ hội tốt để có thể bán được nhiều hàng. Nhưng những món quà vặt nhanh gọn, lấy ngay như bánh mì lại bán đắt hàng trên những con phố quanh năm đông đúc.
Rất ít người Việt Nam ngày nay có đủ thời gian ăn sáng ở nhà. Họ ăn nhanh gọn ngoài đường để tiết kiệm thời gian, đúng theo lối sống bận rộn và hối hả của dân thành thị. Những cửa hàng bánh mì pa-tê là lựa chọn thường thấy của người dân xứ sở này. Bánh mì Việt Nam đã từng xuất hiện trên trang du lịch của tờ National Geographic là một trong 15 loại bánh kẹp ngon nhất thế giới.
Những chú gà, vịt, ngan quay thơm nức là món ăn hấp dẫn của người Việt cho những bữa ăn chính trong ngày.
Ít người Việt Nam thích mua rau củ, thịt cá trong siêu thị. Họ thích tấp xe máy ngay vào lề đường và chọn mua thực phẩm tươi sống.
Rất nhiều người bán hàng rong tự tìm tới khách hàng, họ sẽ đẩy xe hàng lại gần những khách hàng tiềm năng để mời chào. Một người phụ nữ dừng lại mua giò chả thì sẽ có một người phụ nữ bán chuối ghé lại mời mua. Có một điều là người Việt Nam rất hòa nhã, những người phụ nữ tấp vào lề đường mua hàng hay những gánh hàng rong như thế này tồn tại rất nhiều, có khi cản trở giao thông nhưng dòng xe sẽ tự động điều chỉnh để lách qua được mà không mấy ai phàn nàn hay lên tiếng. Ở nơi đây, họ trân trọng và quý mến những người bán hàng rong đã vất vả từ nông thôn ra thành thị, lam lũ kiếm sống. Hơn nữa, người dân thành thị cũng rất cần có những người bán hàng như họ.
Đàn ông Việt Nam rất thích bia hơi và thịt nướng và họ cũng rất yêu âm nhạc. Hiếm có quán bia nào không có chút nhạc xập xình. Người bán hàng rong ở Đồng Hới này có một chiêu thức vô cùng lợi hại: trước mặt anh ta là một quán bia vỉa hè, người thanh niên này vừa bán đĩa vừa kết hợp dịch vụ karaoke di động cho những khách hàng nào muốn thể hiện giọng hát, khi nào không có khách hát, chính anh sẽ say sưa hát cho đám đông đang say sưa túy lúy nghe.
Ở một tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam - tỉnh Hà Giang, những người nông dân thu hút khách qua đường bằng các món nông sản tươi sống. Những chú cua này được buộc vào một hòn gạch và đặt trên một cái mâm có để xâm xấp nước – một cách quảng cáo vô cùng độc đáo.
Một cặp đôi đi “phượt” ở xứ sở thiên đường với những núi đá vôi tuyệt đẹp – Đồng Văn, Hà Giang. Những người nông dân nhanh chóng bắt được xu hướng du lịch mới này và bán những món hàng quê như ếch nướng và cơm lam để phục vụ những vị khách phương xa lúc đói lòng.
Từ bánh mì pa-tê, các món xôi phục vụ nhanh gọn cho tới những món phải tìm tới tận nơi như các loại bún, phở… người bán hàng đều không thiếu khách bởi dòng người hàng ngày đổ ra đường là bất tận và chắc chắn trong số đó có không ít những cái dạ dày đang đói muốn thưởng thức những món ngon lạ miệng.
Có một điểm đặc biệt thú vị ở những người bán hàng rong là cách họ rao hàng, những tiếng rao vần vè và nên thơ, nghe rất có giai điệu. Trong thời đại công nghệ số, có những người rao hàng theo cách hiện đại hơn, họ dùng loa đài đã ghi âm sẵn, nhưng cũng có người dùng micro để rao, tựa như họ đang hát karaoke vậy.
Đối với tất cả những ai yêu ăn uống, hay đói vặt và ghét những bãi đỗ xe hầm, Việt Nam và những chiếc xe máy nhỏ xinh len lỏi giữa phố phường sẽ là nơi “đất lành chim đậu”.
Những khách du lịch trẻ tuổi sẽ nhanh chóng thích nghi với văn hóa xe máy ở Việt Nam. Tại ngôi nhà cổ có mái vòm đua ra – một biểu tượng lâu năm của người Hà Nội – cửa hàng Kem Tràng Tiền, một người cha đưa con tới để tận hưởng niềm hạnh phúc trẻ thơ.
Đối với các cặp đôi, các gia đình và những người yêu kem, kem Tràng Tiền đã trở thành một nét văn hóa Hà Nội.
Những món ăn đường phố ngon lành có ở khắp mọi nơi tại Việt Nam, ở đâu có đường, ở đó có quà vặt. Và phải nói rằng cuộc cạnh tranh giữa những người bán hàng nơi đây quả là gay cấn. Một quầy bán hàng di động tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh với bàn ghế nhựa nhẹ tênh giúp người bán bánh tráng này có được địa điểm bán hàng lý tưởng. Người Việt Nam càng lúc càng bận rộn và yêu cầu tốc độ, này là người mẹ đèo con tấp vội vào mua bánh, kia là cậu bé học sinh tranh thủ táp vào ăn món quà vặt.
Từ điểm nhìn của một người bán hàng, giao thông vèo vèo thế này không phải là cơ hội tốt để có thể bán được nhiều hàng. Nhưng những món quà vặt nhanh gọn, lấy ngay như bánh mì lại bán đắt hàng trên những con phố quanh năm đông đúc.
Rất ít người Việt Nam ngày nay có đủ thời gian ăn sáng ở nhà. Họ ăn nhanh gọn ngoài đường để tiết kiệm thời gian, đúng theo lối sống bận rộn và hối hả của dân thành thị. Những cửa hàng bánh mì pa-tê là lựa chọn thường thấy của người dân xứ sở này. Bánh mì Việt Nam đã từng xuất hiện trên trang du lịch của tờ National Geographic là một trong 15 loại bánh kẹp ngon nhất thế giới.
Những chú gà, vịt, ngan quay thơm nức là món ăn hấp dẫn của người Việt cho những bữa ăn chính trong ngày.
Ít người Việt Nam thích mua rau củ, thịt cá trong siêu thị. Họ thích tấp xe máy ngay vào lề đường và chọn mua thực phẩm tươi sống.
Rất nhiều người bán hàng rong tự tìm tới khách hàng, họ sẽ đẩy xe hàng lại gần những khách hàng tiềm năng để mời chào. Một người phụ nữ dừng lại mua giò chả thì sẽ có một người phụ nữ bán chuối ghé lại mời mua. Có một điều là người Việt Nam rất hòa nhã, những người phụ nữ tấp vào lề đường mua hàng hay những gánh hàng rong như thế này tồn tại rất nhiều, có khi cản trở giao thông nhưng dòng xe sẽ tự động điều chỉnh để lách qua được mà không mấy ai phàn nàn hay lên tiếng. Ở nơi đây, họ trân trọng và quý mến những người bán hàng rong đã vất vả từ nông thôn ra thành thị, lam lũ kiếm sống. Hơn nữa, người dân thành thị cũng rất cần có những người bán hàng như họ.
Đàn ông Việt Nam rất thích bia hơi và thịt nướng và họ cũng rất yêu âm nhạc. Hiếm có quán bia nào không có chút nhạc xập xình. Người bán hàng rong ở Đồng Hới này có một chiêu thức vô cùng lợi hại: trước mặt anh ta là một quán bia vỉa hè, người thanh niên này vừa bán đĩa vừa kết hợp dịch vụ karaoke di động cho những khách hàng nào muốn thể hiện giọng hát, khi nào không có khách hát, chính anh sẽ say sưa hát cho đám đông đang say sưa túy lúy nghe.
Ở một tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam - tỉnh Hà Giang, những người nông dân thu hút khách qua đường bằng các món nông sản tươi sống. Những chú cua này được buộc vào một hòn gạch và đặt trên một cái mâm có để xâm xấp nước – một cách quảng cáo vô cùng độc đáo.
Một cặp đôi đi “phượt” ở xứ sở thiên đường với những núi đá vôi tuyệt đẹp – Đồng Văn, Hà Giang. Những người nông dân nhanh chóng bắt được xu hướng du lịch mới này và bán những món hàng quê như ếch nướng và cơm lam để phục vụ những vị khách phương xa lúc đói lòng.